Kiến thức là biết rằng cà chua là một loại trái cây, trí tuệ là hiểu rằng cà chua nên ăn cả vỏ lẫn hạt, để có trí tuệ thì phải tìm hiểu kiến thức. Một vấn đề của toàn cầu hóa trong thời đại internet, đó là những thứ độc hại sẽ “lây truyền” nhanh hơn rất rất nhiều so với những kiến thức rất quan trọng. Cà chua ăn với trứng có độc không? Cà chya ăn với hải sản có sinh ra thạch tín gây độc với cơ thể không? Ăn cà chua sống có độc không? Tại sao cà chua lại được xếp vào 1 trong 10 loại siêu thực phẩm?
Cà chua có nguồn gốc từ Dãy Andes của Nam Mỹ, là thức ăn của người da đỏ “Red Pan” ở Peru, du nhập vào châu Âu trong Thời đại Khám phá.
Thời đại Khám phá của thế kỉ 16 đã đẩy nhanh sự kết nối và va chạm giữa các nền văn minh lớn trên thế giới, một quá trình trong đó một số người văn minh đi tìm những người ít văn minh hơn để chinh phục, cưới bóc và bóc lột. Khởi đầu là Trịnh Hoà, một hoạn quan, ông là một nhà ngoại giao, nhà thám hiểm, nhà hàng hải nổi tiếng thời nhà Minh, tạp chí Life xếp ông trong 10 nhân quan trọng nhất thiên niên kỉ. Sau đó là những người nổi tiếng khác, như Colombus, hay Magellan.
Năm 1517, nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernán Cortes đã dẫn đầu một thám hiểm, đặt chân tới lục địa châu Mỹ để mở ra các thuộc địa mới. Vào năm 1521, ông đã chiếm được thành phố Tenochtitlan của người Aztec (Thành phố Mexico ngày nay). Trên những con tàu trở về châu Âu với đầy ắp của cải đã cướp bóc, còn có những quả cà chua vượt đại dương, nó được chất ở góc khuất dưới boong tàu.
Tuy nhiên, giống cà chua thời đó là loại cà chua nhỏ màu vàng, hình dáng không đẹp mắt, chỉ là những loài thực vật kì lạ mà người Tây Ban Nha mang theo khi còn tươi mới. Tế bào quả chứa enzym ethylen cũng dễ bị hư hỏng, dễ bị thối rữa, sự thối rữa lan truyền. Mùi cà chua thối rữa rất kinh khủng. Trên các con tàu Tây Ban Nha, nơi công nghệ bảo quản hoa quả tươi chưa phát triển, gió biển không thể thổi bay được mùi khó chịu của những hộp cà chua thối, nên trước khi cà chua kịp đổ bộ xuống đất liền, các thủy thủ đã đặt cho chúng bằng một cái tên mới là “quả hôi thối”.
Không ai thèm ăn “quả hôi thối”.
Cà chua được chuyển khỏi boong tàu không vào bếp của các quý tộc Tây Ban Nha, thay vào đó, chúng được trồng ngay trong sân vườn của họ và được trưng bày làm chiến lợi phẩm, được gọi là “táo Peru”. Tuy nhiên, dưới tác động của ánh nắng Địa Trung Hải, cà chua đã bắt đầu có một sự biến đổi nội tâm phi thường – được kích thích bởi lycopene, những quả cà chua màu vàng khoác lên mình bộ váy áo đỏ rực rỡ, biến thành một loại quả mọng nước, tươi rói, nồng nàn.
Mặc dù không có mặt trên bàn ăn, nhưng với tư cách là cây lâu niên, 20 ngàn chủng loại cà chua có tới hơn 95% các giống là tự thụ phấn, tức là nhị và nhụy trong cùng một hoa, điều này có nghĩa là cà chua có khả năng sống sót và thích nghi cực kỳ mạnh mẽ, bất kể đất đai và khí hậu như thế nào. Vì vậy, người Tây Ban Nha không chỉ mang loại cây này đến châu Âu và phổ biến khắp các thuộc địa ở Caribe, họ còn mang nó đến Philippines, từ Philippines đến các quốc gia Đông Nam Á và sau đó là toàn bộ lục địa châu Á.
Cà chua đến Trung Quốc bằng con đường tơ lụa, tuyến đường xuyên Thái Bình Dương đến châu Mỹ kể từ thời nhà Đường, nhưng loài cây này cũng chỉ để làm cảnh và đi vào thơ ca.
Người Hà Lan mang cà chua đến Đài Loan vào năm 1622.
Có một nhân vật quan trọng khác ảnh hưởng đến việc không ai dám ăn cà chua, đó là bác sĩ người Anh John Jedler, ông xuất bản cuốn “Biên niên sử thảo dược” vào năm 1597, trong đó ông viết rằng “cây cà chua có mùi hôi, quả thối, thân và lá có độc, quả cũng có độc.”
Ở châu Âu, tin đồn cà chua là loại quả có độc đã được lan truyền mạnh mẽ trong Thời đại Khám phá. Cuối cùng, vào thế kỷ 18, một họa sĩ người Pháp vì không bán được tranh phải sống trong nghèo khó, ông quyết định tự vẫn bằng cách ăn “trái cám dỗ” màu đỏ. Hoạ sĩ chọn một ngày đẹp trời, đứng dậy chuẩn bị chết, trong tay cầm một quả cà chua đẹp nhất và ăn. Công chúng tò mò đứng xem rất đông. Sau khi ăn xong cà chua chua ngọt, hoạ sĩ nằm trên giường “chờ chết”, nhưng hương vị ngon ngọt cứ lan toả khắp cơ thể. Trải qua 12 tiếng đồng hồ trong lo lắng và sợ hãi. Cuối cùng, hoạ sĩ “không chết”, ngược lại là hương vị thật thơm ngon của cà chua cùng với cơn đói đã thhúc đẩy sự thèm ăn của hoạ sĩ, ông ngồi dậy ăn liền một lúc 5 quả.
Đến giữa thế kỉ 19 người Mỹ mới bắt đầu thử ăn cà chua.
Tháng 9 năm 1820, trung tâm thành phố Salem, bang New Jersey, Mỹ tấp nập người qua lại. Hàng trăm người già trẻ tụ tập trước nhà Robert Johnson, một diễn viên không mấy nổi tiếng ở địa phương, người đã nhiều lần nghĩ đến chuyện tiêu cực như kết thúc cuộc sống, cà chua là thứ ông lựa chọn. Cách đó vài tháng, người đàn ông này nhập một số hạt giống cà chua từ Nam Mỹ về trồng trong vườn nhà mình. Trong khi chờ quả chín, Johnson liên tục kể cho người dân địa phương biết cà chua ngon và bổ dưỡng như thế nào, đồng thời thề sẽ chứng minh điều đó bằng cách ăn cà chua trước nhà khi quả chuyển sang màu đỏ. Vì vậy, ở thời đại trước khi có phát sóng trực tiếp và livestream, mọi người đã tụ tập lại với nhau để chứng kiến Johnson ăn quả cà chua có độc với vẻ mặt đang đắm chìm trong món ăn ngon. Sự căng thẳng của buổi “live stream” càng đẩy lên cao hơn, đỉnh điểm là một số khán giả có mặt bị choáng váng, có người lo lắng đến mức ngất xỉu, nhưng nam diễn viên Robert Johnson luôn đứng thẳng người, trên tay cầm quả cà chua liên tục ăn, đến quả thứ 5 đã no bụng mà vẫn không thấy chết.
Một khung cảnh lịch sử như vậy đã làm rúng động thế giới, nên được truyền thông dàn dựng một cách sống động rồi đi diễn lại ở khắp nơi trên nước Mỹ. Sau này, có những tác phẩm kinh điển như một vở kịch nổi tiếng trên đài phát thanh Columbia năm 1949, một chương trình truyền hình Philadelphia năm 1988. Đến nay, đã có tới 500 tác phẩm điện ảnh và kịch liên quan đến Robert Johnson ăn cà chua.
Năm 1984, NASA đã gửi 12 triệu hạt cà chua vào vũ trụ, có lẽ là hành trình xa nhất mà một quả cà chua từng thực hiện.
Đủ ánh nắng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm, đất có độ mặn cao là 3 điều kiện thuận lợi nhất cho việc hình thành hương vị cà chua. Là cây lâu năm nên hàm lượng các chất bổ dưỡng trong cà chua sẽ tích lũy dần dần theo thời gian. Tuy nhiên, để tăng sản lượng nông nghiệp, nền nông nghiệp hiện đại thường chọn lọc các giống cà chua thuộc loại cây bụi ngắn ngày, thân cây nhỏ gọn và lùn. Trong một vài tháng ngắn ngủi, một số lượng lớn trái cây chín cùng lúc trên một vùng đất hạn chế. Mặc dù trái cây có nhiều trái, nhưng cái giá phải trả là hàm lượng chất dinh dưỡng trong trái cây giảm đi, độ ngon và hương vị cũng giảm đi rất nhiều.
Tất cả những điều trên có thể giải thích tại sao chúng ta nhớ lại những quả cà chua được trồng trong vườn của chúng ta khi chúng ta còn nhỏ. Chúng có thể có hình dạng không đồng đều và có vẻ không hoàn hảo, nhưng hương vị umami của chúng không hề dễ hỏng và không có vị như những quả cà chua hiện đại hôm nay được bọc trong chất bảo quản. Đây là một vấn đề toàn cầu. Ngay cả ở nông thôn ngày nay, không có những đứa trẻ nào như thế hệ chúng tôi ngày xưa, đi tìm hạt cà chua tốt về trồng trước sân nhà ngập nắng, thỉnh thoảng mỗi sáng ngủ dậy hay mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ tiểu vào gốc cà chua một bãi, độ mặn của đất vì thế tăng lên, quả cà chua cũng vì thế mà trở nên rất thơm ngon./.