Văn học & Nghệ thuật

Lạ lùng… Tuyết Mai

𝐂𝐨́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐥𝐨𝐚̣𝐢 𝐡𝐨𝐚 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐢 𝐜𝐚̆́𝐭 𝐜𝐚̀𝐧𝐡 𝐯𝐚̀𝐨 𝐦𝐮̀𝐚 đ𝐨̂𝐧𝐠, đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐧𝐞́𝐭 𝐝𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐝𝐚́𝐧𝐠, 𝐤𝐡𝐢́ 𝐜𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐢𝐞̂𝐧, 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐜𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐮̉ 𝐤𝐢́𝐧 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐨𝐚 𝐧𝐡𝐨̉ 𝐦𝐚̀𝐮 𝐭𝐫𝐚̆́𝐧𝐠 đ𝐚̂̀𝐲 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐧 𝐫𝐮̃ 𝐯𝐚̀ 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐦𝐞̂̀𝐦 𝐦𝐚̣𝐢.

Loài hoa ấy có tên là Tuyết Mai.

Nhiều người mê mẩn loài hoa tươi cắt cành này, vì đơn giản là, họ không thể cưỡng lại được sự cám dỗ do cảm giác trang nhã của những cành hoa mang lại.

Câu chuyện của tôi bắt đầu 8 năm về trước.

Đúng dịp Tết Nguyên đán thì trời rét đậm rét hại, những ngày cuối tháng Chạp mưa suốt. Tôi vào mạng xã hội tìm mua hoa Tết. Người bán hàng giới thiệu cho tôi một loài hoa rất lạ, tên của nó toát lên ngôn ngữ hoa “đặc biệt”, có nghĩa là phi thường, siêu việt, cũng có nghĩa là rất hiếm, rất xuất sắc và rất tốt.

Tôi đặt mua 10 cành.

Hoa được chuyển về từ Đài Bắc, giá rẻ bất ngờ, chỉ sau 2 ngày đặt mua qua chuyển phát nhanh, hoa được ship đến tận nhà. Và tôi háo hức chờ đợi trong sự tưởng tượng. Sẽ là những bông hoa nhỏ màu trắng duyên dáng nở rộ, lặng lẽ phủ kín cành, đẹp vô cùng. Hôm đó tôi mở một bản nhạc đồng quê, có hơi hướng thiền, để chuẩn bị đón những cành hoa đang “ngủ say” vào nhà. Tôi cố ý lấy ra chiếc bình đắt tiền nhất tôi mua từ tháng trước, cả chiếc lư hương nhỏ xinh, bỏ vào đó một chút hường trầm thơm để sưởi ẩm những ngày cuối tháng Chạp rất lạnh và mưa.

Những cành hoa tôi đã mua về…

Là một bó cành khô, giống hệt cái chổi bán ngoài chợ quê, mọi người nói là tôi bị lừa, xui tôi trả lại. Ban đầu tôi cũng bất bình. Nhưng sau đó tôi nghĩ, nó chỉ hơn trăm ngàn thôi mà, cũng không đắt, ngay cả cành khô giả chăng nữa thì cắm vào bình cũng đẹp.

Không nở thì không nở, không nảy mầm thì không nảy mầm, cành khô cắm thì cũng chẳng sao.

Tôi vẫn đổ nước vào bình.

Chiều 23 Tết, trong lúc thắp hương trên bàn thờ, tôi chợt phát hiện những cành củi khô “mọc tóc”. Đó không phải là chồi xanh hay nụ biếc. Mà là những sợi nấm mốc. Mười cành củi khô cắm trong lọ bỗng mọc lông tự khi nào. Mọi hi vọng của tôi đã tan vỡ. Thật là kinh tởm, tôi lấy tay nhổ những cành khô ra khỏi lọ, định vất nó vào túi rác. Nhưng tôi thấy mùi thơm thoang thoảng, nhìn xuống phần dưới cành ngâm trong nước như đang xanh trở lại. Tất nhiên, lúc đó tôi không vất chúng đi, nhưng cũng không biết phải làm gì tiếp theo. Tôi thay nước, cẩn thận lau sạch hết nấm mốc, rồi cắm những cành củi trở lại bình.

Xem lại đơn hàng tôi thấy ghi là Pearl Lee.

Tôi không hiểu hai từ này, rõ ràng thứ mà tôi nhận được là bó cành củi khô, nó thực sự đã chết. Những cành củi khô này sẽ không bao giờ cho tôi những bông hoa tôi mong muốn. Nhưng tôi đã quen nhìn thấy nó trong chiếc bình đắt tiền nhất mà tôi đã cẩn thận lựa chọn, tôi đã quen nhìn thấy nó ở lối đi gần cửa hướng ra ngoài ban công, tôi quen nhìn hơi thở lạnh toát ra dưới vẻ ngoài khô khan của nó bên chiếc lư đồng nhỏ có vài làn khói hương trầm.

Nên tôi không nỡ vứt chúng đi.

Nhưng chiếc bình đắt tiền nhất của tôi đã không có những cành hoa, điều mà tôi mong đợi, vậy tôi phải làm sao đây…

Khi phát hiện những cành củi khô bị mốc, tôi lập tức mở điện thoại di động, tìm kiếm hoá đơn mua hàng, định viết comment để nhắc nhở người khác cẩn thận không bị lừa. Bình luận đã viết xong, nhưng tôi thấy nhiều khách hàng khen hoa mà họ mua rất đẹp, tuyệt nhiên không thấy ai bị như tôi, thế là tôi dừng lại việc bấm nút gửi comment.

Sáng mùng 1 Tết, tôi chợt có cảm giác déjà vu, giống như một cơn gió xuân thổi qua đêm. Tôi mở cửa ra ngoài ban công, trời rất lạnh và có mưa, đã lâu rồi Hà Nội mới trải qua một cái Tết rét đậm rét hại. Đóng cửa lại quay vào nhà, tôi chợt phát hiện ra những cành củi khô phủ đầy hoa, những bông hoa nhỏ trắng như tuyết, chồi non xanh biếc cũng xuất hiện.

Có lẽ nào những cành củi chết khô đã “hồi sinh” khi tiếp xúc với nước!

Tôi lùi về phía xa xa, ngắm nhìn chiếc bình, nó giống như một quả cầu tuyết nổ tung thành từng đám lớn màu trắng, đó là một cú sốc chưa từng có.

Nhìn kĩ, những bông hoa nhỏ tựa như những chiếc kẹp tóc bằng ngọc được vẽ trên tranh các quý cô, nhỏ nhắn và thanh tú.

Tìm hiểu lại, thì tôi được biết hoa này ở Đài Loan có nhiều tên gọi khác, như hoa liễu tuyết, hoa phun tuyết, hoa ngọc trai. Loài hoa này rất đặc biệt, ngủ từ trước tháng 12 khi tuyết rơi xuống, cành bị sấy khô tự nhiên bởi gió, được ướp bởi tuyết và nhiệt độ lạnh ngoài trời. Nếu trong điều kiện ấm áp, độ ẩm phù hợp, những cành khô chỉ cần cắm vào nước, không cần bón phân hay phơi nắng, chăm sóc gần như bằng không, thì chỉ sau mười ngày cành khô sẽ hồi sinh ra lá và nở hoa, kéo dài trong một tháng rất đẹp.

Thật sự không quá lời khi miêu tả Tuyết Mai là cây chết nở hoa vào mùa xuân.

Tuyết Mai có nhiều loại, nhưng tôi thích loại cắm bình hay lọ thuỷ tinh, tư thế cao ráo, dịu dàng xen lẫn sự căng thẳng độc đáo, hoa Tuyết Mai trưng bày trong chai lọ sẽ khiến cả ngôi nhà trở nên sinh động, hoa mang nét duyên dáng mà sang trọng của người phụ nữ./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *