Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa

Bệnh tiểu đường

𝐂𝐨́ 𝐯𝐨̂ 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐨̛̀𝐢 đ𝐨̂̀𝐧 đ𝐚̣𝐢 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 “𝐚̆𝐧 đ𝐨̂̀ 𝐗𝐗” 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐤𝐡𝐨̉𝐢 “𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐗𝐗”, 𝐯𝐢́ 𝐝𝐮̣ 𝐧𝐡𝐮̛ “𝐚̆𝐧 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐦𝐮̛𝐨̛́𝐩 đ𝐚̆́𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠”, 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 “𝐜𝐚𝐲 đ𝐚̆́𝐧𝐠” 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐬𝐮̛̣ 𝐥𝐚̂́𝐧 𝐚́𝐭 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 “𝐧𝐠𝐨̣𝐭 𝐧𝐠𝐚̀𝐨”?

Tôi có người bạn mắc bệnh tiểu đường, vì cả ông bà và bố và mẹ cô ấy mắc bệnh tiểu đường, nên cô không được miễn nhiễm. Sau nhiều tháng ngày điều trị, thuốc không còn có tác dụng, nên đã tới lúc phải tiêm insulin.

Nhưng cô lưỡng lự.

Sau khi tham khảo nhiều nguồn tư vấn, đọc kĩ hết các tài liệu sách báo, cô sẵn sàng bước vào trận chiến cuối cùng với tiểu đường.

Bắt đầu ăn mướp đắng!

Bởi có rất nhiều tạp chí “sức khỏe người cao tuổi” coi mướp đắng như thần dược chữa bệnh tiểu đường, vì thế, cô tin là đắng cay có thể lấn át ngọt ngào, cô ăn mướp đắng hàng ngày.

Nhưng đường huyết vẫn không giảm.

Cuối cùng, cô vẫn phải theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, tiêm insulin vào quanh rốn, kể từ đó lượng đường huyết được kiểm soát.

𝐀̆𝐧 𝐦𝐮̛𝐨̛́𝐩 đ𝐚̆́𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?

Truy tìm nguồn gốc của lời đồn “ăn mướp đắng chữa được bệnh tiểu đường”, có lẽ những lời đồn như thế này có liên quan tới niềm tin vào “liệu pháp ăn kiêng”, nó đã ăn rất sâu vào lòng người. Khi đối mặt với mối đe dọa của bệnh tật, con người hi vọng rằng trong tự nhiên sẽ có một loại thực phẩm nào đó có thể đáp ứng đồng thời nhu cầu đói và sức khỏe.

Trong “Thần điêu đại hiệp”, nhân vật Tiểu Long Nữ bị đầu độc, nhưng lại không có thuốc giải độc. Điều mang lại cho Tiểu Long Nữ một cuộc sống mới chính là huyền thoại về “liệu pháp ăn kiêng” mà mọi người bị mê hoặc, đó là trong thung lũng sâu dưới vách đá hình trái tim tan vỡ, suốt 16 năm ròng rã Tiểu Long Nữ chỉ ăn “mật ong ngọc bích” và “cá trắng Hantan”, cơ thể đã hồi phục hoàn toàn.

Từ truyện Kim Dung dần dà sang đời sống thực.

Huyền thoại “mướp đắng giảm đường huyết” là ví dụ điển hình, được rất nhiều người đồn thổi chữa bệnh tiểu đường, rất nhiều bệnh nhân tiểu đường ăn mướp đắng, họ ăn ngày ăn đêm.

Về mặt dinh dưỡng, cứ 100g mướp đắng chứa 91,3g nước, 4,2g carbohydrate, 0,8g protein, 2,7g chất béo, 1,9g chất xơ; tổng năng lượng 41kcal. Ngoài ra, mướp đắng có rất nhiều các nguyên tố vi lượng như natri, canxi, magie, kẽm, sắt và nhiều loại vitamin, trong đó có VB1 và Vc; hàm lượng đứng đầu trong số các loại trái cây và dưa.

Chỉ số được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá xem một loại thực phẩm có phù hợp với người bệnh tiểu đường hay không là chỉ số đường huyết (GI).

Mướp đắng là loại thực phẩm GI thấp, với giá trị GI chỉ 24, gần bằng quả anh đào (22), dưa chuột (23), đu đủ (30), v.v. và thấp hơn nhiều so với cà rốt (71), bí ngô (75). Vì vậy, mướp đắng là thực phẩm làm cho lượng đường trong máu bị ảnh hưởng tối thiểu.

Tóm tắt ngắn gọn: Mướp đắng chứa nhiều nước, ít carbohydrate và chỉ số đường huyết thấp. Nó cũng chứa chất xơ, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người.

Tuy nhiên, đây chỉ là đặc điểm chung của hầu hết các loại rau. Ở những khía cạnh này, mướp đắng cũng chẳng hơn gì dưa lưới, mướp, bí đao, dưa leo, đu đủ.

Có thật “mướp đắng hạ đường huyết”?

Từ những năm 1980, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mướp đắng có chứa nhiều hoạt chất hạ đường huyết như triterpenes, steroid, glycoside và peptide. Trong số đó, có những cấu trúc của polypeptide tương tự như insulin, có thể mô phỏng tác dụng sinh lí của insulin nên được gọi là “phytoinsulin”.

Các nhà nghiên cứu đã chiết xuất các peptide này rồi tiêm vào mô dưới da của chuột mắc bệnh tiểu đường và nhận thấy lượng đường trong máu của chuột giảm đến một mức độ nhất định.

Chiết xuất các polypeptide chống tăng đường huyết từ nước ép mướp đắng là một công việc rất phức tạp. Các quy trình chiết xuất trong phòng thí nghiệm bao gồm: chiết xuất rượu hữu cơ, kết tủa axeton, pha loãng kết tủa, lọc tách chất nổi phía trên, tách muối, sắc ký trao đổi ion và tinh chế, v.v.

Tuy nhiên, trong nhà bếp của chúng ta, không thể chiết xuất các chất này bằng cách om, xào.

Ngoài ra, các thí nghiệm trên động vật mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết thông qua tiêm dưới da, tiêm trong màng bụng, v.v., nhưng không thể dùng trực tiếp bằng đường uống. Cũng như insuline, các pơlypeptid nếu uống sẽ bị phân hủy nhanh chóng bởi các enzyme tiêu hóa, đó cũng là lí do khiến insulin điều trị tiểu đường không thể dùng bằng đường uống, mà cần phải tiêm dưới da.

Có nghĩa là tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng không thể phát huy được bằng cách “ăn”.

Năm 2007, Tạp chí Dịch tễ học Lâm sàng nổi tiếng của Mỹ đã xuất bản một bài báo. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân tiểu đường uống một viên chiết xuất mướp đắng trong mỗi bữa ăn trong 3 tháng, kết quả cho thấy lượng đường trong máu của bệnh nhân uống chiết xuất mướp đắng cũng giống như nhóm đối chứng, không có sự khác biệt.

𝐂𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 “𝐚̆𝐧 𝐦𝐮̛𝐨̛́𝐩 đ𝐚̆́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐭𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠” 𝐜𝐨́ 𝐥𝐞̃ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐮̛̀ 𝐜𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 “𝐞𝐱𝐞𝐧𝐚𝐭𝐢𝐝𝐞”.

Vào những năm 1990, các nhà khoa học đã vô tình phát hiện tuyến nước bọt của thằn lằn Mexico có một peptide có tên exenatide có thể bắt chước tác dụng của peptid-1 glucagon ở người (GLP-1) bằng cách điều chỉnh insulin, duy trì đường huyết ở mức bình thường.

Exenatide đã trở thành thành viên uống chống tiểu đường.

Tuy nhiên, tác dụng của mướp đắng lại không như exenatide, nên việc kết luận “ăn mướp đắng có thể hạ đường huyết” đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học. Ăn mướp đắng là tốt cho sức khoẻ, nhưng không nên ăn quá nhiều, cũng không nên kì vọng ăn mướp đắng hạ đường huyết.

Hãy nhớ rằng, “liệu pháp ăn kiêng cho bệnh tiểu đường” thực sự là một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, chứ không phải là một loại thực phẩm cụ thể./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *