𝐁𝐨̣̂ 𝐘 𝐭𝐞̂́ 𝐍𝐠𝐚 𝐯𝐮̛̀𝐚 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐚́𝐨 đ𝐚̃ 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐥𝐨𝐚̣𝐢 𝐯𝐚̆́𝐜-𝐱𝐢𝐧 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛, 𝐬𝐞̃ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐩𝐡𝐨̂́𝐢 𝐦𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐩𝐡𝐢́ 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐍𝐠𝐚 𝐭𝐮̛̀ đ𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟓.
Trước đó, cụ thể là giữa tháng 2 năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố các nhà khoa học Nga đang phát triển loại vắc-xin ung thư. Tin tức này được lan đi trong thời điểm cuộc chiến Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt, phương Tây lại đang trừng phạt Nga với các lệnh cấm vận tuyệt đối, Nga bị cô lập hoàn toàn với thế giới văn minh. Tuyên bố của Putin được dư luận cho là giáng trả Hoa Kỳ. Ngay từ năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga đã cáo buộc Mỹ đã tạo ra vi rút SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19, mọi dấu hiệu đều hướng tới Phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick ở Mỹ.
Tuyên bố của Putin, nhìn từ góc độ hình ảnh quốc tế và mang lại lợi ích cho nhân loại, thì rõ ràng Nga muốn gửi thông điệp rằng quốc gia này vẫn đang nỗ lực phát triển vắc-xin ung thư bất chấp lệnh trừng phạt lâu dài, điều này trái ngược hoàn toàn với Mỹ là quốc gia tạo ra virus.
Chúng ta phải biết rằng từ lâu, thế giới phương Tây luôn coi thường nước Nga, trong khi Nga không thể chống lại ảnh hưởng của dư luận. Vì vậy, việc Nga tiến hành nghiên cứu vắc – xin ung thư sẽ nâng cao ảnh hưởng quốc gia và hình ảnh quốc tế, đồng thời phản công lại Hoa Kỳ, đó cùng là điều rất dễ hiểu.
Nga cũng muốn tận dụng vắc – xin ung thư để phát triển kinh tế.
Trong thực tế, lệnh trừng phạt cấm vận kinh tế của phương Tây đối với Nga, đã không có hiệu quả. Ngoài năng lượng, lương thực và vũ khí, Nga dự kiến sẽ mở ra những điểm tăng trưởng kinh tế mới.Vắc – xin ung thư chính là chìa khoá. Theo dữ liệu báo cáo tài chính do gã khổng lồ dược phẩm Pfizer của Mỹ công bố, doanh thu của Pfizer đạt mức cao kỷ lục 100,3 tỷ USD vào năm 2022, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành công ty dược phẩm đầu tiên trên thế giới có doanh thu hàng năm. vượt quá 100 tỷ USD, gần 60% trong số đó đóng góp cho vắc xin và thuốc điều trị Covid-19. Đây chỉ là vắc – xin Covid-19, chắc chắn rằng vắc – xin điều trị ung thư sẽ không hề rẻ, nó giúp thúc đẩy nền kinh tế Nga cải thiện nhanh chóng, trở thành điểm tăng trưởng kinh tế mới của Nga.
Dưới lệnh trừng phạt của nhiều nước phương Tây, GDP của Nga thực tế đã đạt mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2023. Nếu ngành y sinh của Nga phát triển được vắc – xin ung thư, nước này sẽ không chỉ có thêm một quân bài nữa trong nền kinh tế, mà còn có thêm một quân bài nữa trong ván cờ chính trị.
𝐍𝐠𝐚 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐬𝐮̛̣ 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐯𝐚̆́𝐜 – 𝐱𝐢𝐧 𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐜𝐨̀𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐜𝐡𝐨̛̀ 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐜𝐨́ 𝐜𝐚̂𝐮 𝐭𝐫𝐚̉ 𝐥𝐨̛̀𝐢, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐯𝐚̆́𝐜 – 𝐱𝐢𝐧 𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨̀𝐧 𝐱𝐚 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚.
Trong nhiều thập kỉ, “vắc-xin khối u” là giấc mơ trong lĩnh vực phòng và chống ung thư. Mọi người đều hy vọng sử dụng vắc-xin để kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể và kiểm soát sự phát triển của tế bào khối u.
Vắc-xin ung thư có thể được chia thành hai loại chính là vắc-xin phòng ngừa và vắc-xin điều trị.
Vắc xin phòng ngừa được sử dụng trước khi phát bệnh ung thư, với mục tiêu ngăn ngừa ung thư, trong khi vắc xin điều trị được sử dụng sau khi phát bệnh ung thư, với mục tiêu ngăn chặn khối u tiến triển và di căn.
Tất nhiên ai cũng hi vọng có vắc – xin phòng ung thư.
Sẽ thật tuyệt vời, nếu một mũi vắc – xin có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư. Nhưng không thể tạo ra loại vắc xin ngừa ung thư phổ rộng như các vắc – xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, hay các vắc – xin khác như vắc – xin phòng cúm. Bởi vì, đặc điểm ung thư của mỗi người là khác nhau và không thể dự đoán khối u của mỗi người sẽ trông như thế nào trong tương lai, nên không thể biết trước loại vắc xin nào sẽ được sử dụng để bảo vệ mọi người.
Thực sự có hai loại vắc xin phòng ngừa khối u trên thị trường, loại thứ nhất là vắc xin HBV vi rút viêm gan B để ngăn ngừa ung thư gan, loại thư hai là vắc – xin HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nhưng về cơ bản chúng không nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư mà ngăn ngừa ung thư bằng cách kiểm soát tình trạng nhiễm virus.
Vắc – xin ung thư đang nghiên cứu là vắc – xin điều trị.
Vắc – xin điều trị ung thư không phải là một ý tưởng mới, nhưng chúng chỉ mới bắt đầu le lói tia hi vọng trong 10 năm qua, bởi đã có những bước đột phá lớn trong nghiên cứu khoa học ở hai khía cạnh: Thứ nhất, sự tiến bộ của công nghệ vắc – xin. Đặc biệt, sự xuất hiện của COVID-19 đã thúc đẩy đáng kể việc xác minh thành công các loại vắc – xin mới, bao gồm vắc – xin mRNA và vắc xin vectơ adenovirus. Thứ hai, những tiến bộ trong tin sinh học và công nghệ trí tuệ nhân tạo đã biến việc phân tích các đột biến của từng khối u và điều chỉnh vắc-xin khối u được cá nhân hóa thành hiện thực.
Ở thời điểm hiện tại, vắc – xin điều trị ung thư hắc tố mRNA-4157 do Moderna và Merck phát triển đã hoạt động tốt trong các thử nghiệm và có cơ hội nhận được sự chấp thuận của FDA vào năm 2025.
Chương trình khởi động vắc xin ung thư của NHS England, hợp tác với BioNTech, cũng mang đến tia hi vọng sẽ đẩy nhanh sự tham gia của hàng nghìn bệnh nhân vào các thử nghiệm vắc – xin mRNA cá nhân hóa cho bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy và khối u ác tính khác.
Y học cá nhân hóa có thể điều chỉnh vắc-xin phù hợp với các đột biến cụ thể của bệnh nhân, từ đó huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư dựa trên cấu trúc di truyền của chúng. Có nghĩa là vắc – xin ung thư được thiết kế riêng. Quá trình này khá phức tạp, bắt đầu bằng việc lấy sinh thiết ung thư, sau đó giải trình tự gen cho các khối u của bệnh nhân để xác định các đột biến tạo ra protein được hệ thống miễn dịch nhận ra, cuối cùng là điều chỉnh một loại vắc-xin có thể nhắm mục tiêu chính xác vào các dấu hiệu này, tức là vắc xin sẽ tiêu diệt chọn lọc tế bào ung thư của từng bệnh nhân.
Có thể nói, vắc-xin điều trị ung thư đã đạt được thành công bước đầu trong các thử nghiệm lâm sàng, đặc biệt là liệu pháp kết hợp với miễn dịch PD-1, đã đạt được dữ liệu lâm sàng ban đầu rất tốt về ung thư da, ung thư tuyến tụy, ung thư đầu mặt cổ và các loại khác.
Dưới đây là một bệnh nhân điều trị thử.
Angela Evatt lớn lên ở Louisiana, cô dành cả mùa hè để phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, thường là bên hồ bơi lãng mạn. Vào thời điểm đó, Angela không nghĩ nhiều đến việc bị cháy nắng, càng không nghĩ đến chuyện bị ung thư da. Quê của Angela đầy nắng, từ nhỏ cô rất thích tắm nắng, thường xuyên bị cháy nắng và sau đó bắt đầu mọc nốt ruồi trên da.
“Câu chuyện của tôi thực sự bắt đầu với rủi ro của tôi khi là một cô gái tóc đỏ da trắng,” Evatt nói. “Tôi chưa bao giờ thực sự kiểm tra da, không ai nói với tôi về rủi ro của tôi.”
Cho đến cuối năm 2019, nốt ruồi trên lưng của Angela đột nhiên to hơn, bắt đầu chảy máu và rất đau đớn. Thời điểm đó Angela đang thăm gia đình ở Louisiana vào kỳ nghỉ, nhưng chồng cô đã thúc giục cô không nên đợi lâu, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Với sự giúp đỡ của người anh họ là bác sĩ, Angela đã đặt được lịch hẹn khám da liễu ở Louisiana, bình thường đặt lịch sẽ phải chờ đợi hàng năm trời.
“Bác sĩ da liễu đã xem xét, nhanh chóng sinh thiết và nói với tôi, ‘Có lẽ là u hắc tố ‘, Tôi thậm chí còn không biết điều đó có nghĩa là gì, nhưng tôi biết nó nghiêm trọng.” – Angela kể lại.
Vài ngày sau đó, ngay sau lễ Giáng sinh năm 2019, các bác sĩ xác nhận Angela bị ung thư biểu mô hắc tố, bệnh đã ở giai đoạn giữa và cuối.
Bác sĩ nói có tin tốt và tin xấu.
Tin tốt là khối u của Angela chưa di căn sang các cơ quan khác nên vẫn có thể phẫu thuật cắt bỏ.
Tin xấu là ngay cả với những phương pháp tốt nhất hiện nay, vẫn có gần 50% khả năng khối u sẽ tái phát.
Khi trở về nhà ở Maryland, cô đã phải vật lộn để gặp được bác sĩ da liễu. Là một người phụ nữ khỏe mạnh 42 tuổi, cô không có bác sĩ chăm sóc chính nào giới thiệu mình. Anh họ của cô đã gọi điện khắp nơi và tìm thấy một bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown và Angela đã có thể đặt lịch hẹn.
Angela đã phẫu thuật, được sinh thiết hạch bạch huyết, kết quả chẩn đoán bệnh ung thư của cô đang ở giai đoạn III, nguy cơ tái phát là rất cao.
“Tôi có thể làm gì khác để giảm nguy cơ tái phát không?” Angela rất lo lắng hỏi.
“Có một phương pháp điều trị, nhưng đang trong giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng, đó là vắc – xin mRNA kết hợp với liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư. Nếu muốn, cô hoàn toàn có thể thử.” – bác sĩ ung thư nói với Angela.
Đây là loại vắc – xin điều trị ung thư được cá nhân hóa mà ít người thử nghiệm vào thời điểm đó. Vắc – xin sẽ được tùy chỉnh theo đột biến gen của khối u của bệnh nhân, sau đó được sử dụng kết hợp với thuốc miễn dịch PD-1 sau phẫu thuật.
“Mọi thứ diễn ra rất nhanh và như một cơn lốc,” Angela nhớ lại. “Trải nghiệm được nghe bác sĩ ung thư trình bày các lựa chọn thử nghiệm lâm sàng làm tôi khá choáng ngợp.”
Là một người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Angela biết rằng hầu hết các thử nghiệm lâm sàng đều không thành công, nhưng cô vẫn cố tìm hiểu thêm. Chồng cô, một nhà tâm lí học, người đã ủng hộ cô tham gia đăng kí điều trị thử. Angela đã trở thành một trong những bệnh nhân ung thư đầu tiên trên thế giới thử nghiệm phương pháp điều trị bổ trợ kết hợp “thuốc miễn dịch PD-1 + vắc xin ung thư cá nhân hóa”.
Đó là thời điểm năm 2020, đúng thời kì đại dịch COVID-19 hoành hành, cứ ba tuần Angela phải lái xe hàng chục cây số từ nhà để đến bệnh viện tiêm vắc – xin. Loại vắc xin này rất đặc biệt, không phải để phòng ngừa Covid-19 mà để ngăn chặn khối u tái phát. Angela đã ghi lại tỉ mỉ các tác dụng phụ của mình, thường bao gồm tình trạng mệt mỏi cực độ, thỉnh thoảng là phát ban trên cánh tay, hoặc là sốt. Cô cho biết gánh nặng chính trong quá trình điều trị là phải đi vào Washington DC – thường mất 30 đến 40 phút lái xe mỗi chiều – cô không thể tự lái xe về nhà nên thường xuyên phải đi Uber vào thành phố.
Tính đến năm nay, 2024, Angela đã hoàn thành điều trị được 3 năm, sức khỏe tốt và không có dấu hiệu khối u tái phát.
Tất nhiên, câu chuyện của Angela chỉ là một ví dụ đơn lẻ, nó không có nghĩa là vắc – xin sẽ hiệu quả. Nhưng tin vui là kết quả nghiên cứu lâm sàng mà cô tham gia đã được công bố trên tạp chí hàng đầu The Lancet vào đầu năm nay, theo đó, 157 bệnh nhân mắc khối u ác tính ở mức độ trung bình đã phẫu thuật và tham gia vào nghiên cứu và được chia thành hai nhóm. Một nhóm chỉ nhận được thuốc miễn dịch PD-1 và nhóm còn lại nhận được thuốc miễn dịch PD-1 + vắc xin ung thư cá nhân hóa. Kết quả cho thấy nhóm kết hợp vắc-xin ung thư cá nhân hóa + thuốc miễn dịch PD-1 giảm gần 50% nguy cơ tái phát hoặc tử vong so với nhóm chỉ dùng thuốc miễn dịch, gần 75% bệnh nhân không bị tái phát trong hai năm rưỡi.
Nghiên cứu đã có những tin vui bước đầu.
Cuộc sống của Angela giờ đây đã hoàn toàn trở lại bình thường. Cô vẫn yêu thích hoạt động ngoài trời nhưng tất nhiên hiện tại cô rất chú trọng đến việc chống nắng.
𝐊𝐢̣𝐜𝐡 𝐛𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐮̀ 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚̆́𝐜 𝐱𝐢𝐧 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐤𝐡𝐨̂́𝐢 𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐚𝐲 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 “đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐛𝐨̂̉ 𝐭𝐫𝐨̛̣” 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐨̛̉ 𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 đ𝐚̂̀𝐮 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 đ𝐚̃ 𝐩𝐡𝐚̂̃𝐮 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭.
Như trường hợp của Angela, tức là sau phẫu thuật, vắc xin được sử dụng để kích hoạt phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân, từ đó cơ thể và loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.
Dù là ung thư da, hay ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy,… nhiều bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tái phát đáng kể sau phẫu thuật. Nguyên nhân khiến khối u tái phát là do trong cơ thể vẫn còn một lượng nhỏ tế bào ung thư còn sót lại mà mắt thường hay thậm chí là phim chụp không thể nhìn thấy và chúng sẽ phát triển trở lại sau một thời gian.
Vũ khí tốt nhất để tấn công những tế bào còn sót lại, không gì khác, là hệ thống miến dịch.
Nhưng ngoài việc tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cân bằng, thực sự không có loại thuốc miễn dịch đáng tin cậy nào được chứng minh là có hiệu quả trước đây, mặc dù thị trường không thiếu sản phẩm quảng cáo. Với các bác sĩ có lương tâm, họ thực sự bối rối trước bệnh nhân ung thư tái phát, nên thường khuyên gia đình về dùng lá lẩu đông y kết hợp cúng bái.
Tia hi vọng chỉ loé lên khi có thuốc miễn dịch PD-1.
Liệu pháp bổ trợ miễn dịch PD-1 thực sự hiệu quả, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư đầu cổ, ung thư vú, v.v. đều có các phân nhóm có thể được hưởng lợi từ liệu pháp miễn dịch PD-1 sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát.
Nhưng các nhà khoa học chưa dừng lại ở PD-1.
Thảm họa trong xã hội loài người thường thúc đẩy tiến bộ công nghệ, hai công ti hiện đang đi đầu trong việc nghiên cứu vắc xin điều trị khối u cá nhân hóa là Moderna của Hoa Kỳ và BioNTech của Đức, họ đã phát triển nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của vắc xin COVID-19.
Và bây giờ Nga công bố phát triển vắc – xin điều trị ung thư./.