Tổng hợp

Tại sao Trump và Musk lại đóng cửa USAID?

𝗧𝗿𝘂𝗺𝗽 𝗴𝗶𝗮𝗼 𝗰𝗵𝗼 𝗠𝘂𝘀𝗸 đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗮 đ𝗼́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗨𝗦𝗔𝗜𝗗, 𝗰𝗮̆́𝘁 đ𝘂̛́𝘁 𝗻𝗴𝘂𝗼̂̀𝗻 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 𝗮̆𝗻 𝗰𝗵𝗼 𝗴𝗶𝗼̛́𝗶 “𝗱𝘂̛ 𝗹𝘂𝗮̣̂𝗻 𝘃𝗶𝗲̂𝗻 𝟯 𝗰𝘂̉” 𝘃𝗮̀ 𝗴𝗶𝗼̛́𝗶 “𝗻𝗵𝐚̂𝗻 𝘀𝗶̃ 𝘁𝗿𝗶́ 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗵𝘂́𝗻𝗴” 𝗰𝘂̉𝗮 𝗠𝘆̃ 𝗼̛̉ 𝟯𝟬 𝗾𝘂𝗼̂́𝗰 𝗴𝗶𝗮, 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 đ𝗼́ 𝗰𝗼́ 𝗩𝗡𝗮𝗺!

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ ở nhiều quốc gia, tất cả đều dẫn đến những cảnh tượng bi thảm, làm cho hàng tỉ người dân trên toàn thế giới rơi vào cảnh lầm than.

Theo số liệu thống kê, trong ba thập kỉ qua, các chế độ bị lật đổ bằng cái gọi là “cuộc cách mạng bất bạo động” chiếm hơn 90% tổng số các chế độ sụp đổ, sau này gọi bằng thuật ngữ mĩ miều hơn là “cách mạng màu”. Hoa Kỳ đóng vai trò chủ mưu lớn nhất ở đằng sau. Cụ thể hơn, Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã lật đổ ít nhất 50 chính phủ hợp pháp của các quốc gia khác, nhưng CIA chỉ thừa nhận bảy trong số đó.

Ngay sau khi Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu quả của Chính phủ Hoa Kỳ, gần đây cho biết Trump đồng ý đóng cửa “cỗ máy cách mạng màu” là USAID, tuyên bố này đã làm dấy lên nỗi sợ hãi trong giới “dư luận viên 3 củ” và giới “nhân sĩ trí thức công chúng” cũng như “các chuyên gia vùng sâu vùng xa” do Mỹ cài cắm ở các quốc gia để chống lại chính phủ sở tại.

Trump và Musk thật tàn nhẫn: tổng số nhân viên của USAID trên toàn thế giới từ hơn 10.000 người hiện nay tụt xuống còn 294 người!

Ví dụ, ngay sau khi lệnh đóng băng có hiệu lực, đội ngũ “dư luận viên 3 củ” dưới danh nghĩa nhà báo ở các quốc gia đã kêu lên Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), phản đối việc Trump giao cho Musk đóng băng viện trợ nước ngoài, khiến cho “ngành báo chí toàn cầu” rơi vào hỗn loạn. Cụ thể, RSF đã phản đối Trump đóng băng số tiền hơn 268 triệu đô la chi cho cá nhân cũng như các tổ chức truyền thông độc lập và quyền tự do thông tin, ở các quốc gia trên toàn thế giới. RSF lên án quyết định này, vì nó đã đẩy các tổ chức phi chính phủ, phương tiện truyền thông và các nhà báo đang làm công việc quan trọng vào tình trạng bối rối và bất ổn, vì họ không còn nguồn thu nhập đều đặn hàng tháng.

USAID đã thực sự rơi vào hỗn loạn.

Trang web của USAID không thể truy cập, các tài khoản X bị đóng, trụ sở chính của cơ quan này cũng bị đóng cửa và nhân viên được yêu cầu ở nhà.

Theo tờ thông tin hiện đã không còn trực tuyến của USAID, vào năm 2023, cơ quan này đã hỗ trợ truyền thông chống đối lại các chính phủ tại hơn 30 quốc gia, bao gồm cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho 6.200 nhà báo, hỗ trợ 707 tổ chức tin tức phi chính phủ, hỗ trợ 279 tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực truyền thông. Riêng năm 2025, Quốc hội Mỹ phê chuẩn 268.376.000 đô la để chi cho các “phương tiện truyền thông độc lập và luồng thông tin tự do”.

Nhiều “dư luận viên 3 củ – DLV 3🥔” đã phải dừng hoạt động trong đêm.

“Chúng tôi dự định sẽ xuất bản các bài viết cho đến cuối tháng 2, nhưng bây giờ, chúng tôi không còn tiền để có thể xuất bản nữa”, một DLV 3🥔 lấy mác nhà báo lưu vong người Belarus đã phản ánh lên RSF nhưng yêu cầu không nêu tên.

Tại Cameroon, lệnh đóng băng tài trợ đã buộc DataCameroon, một công ti truyền thông vì lợi ích công cộng có trụ sở tại Douala, phải tạm dừng một số dự án, bao gồm một dự án tập trung vào vấn đề an toàn của nhà báo và một dự án đưa tin về cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Một cơ quan truyền thông Iran lưu vong giấu tên đã buộc phải ngừng hợp tác với nhân viên trong ba tháng và cắt giảm lương xuống mức tối thiểu để tồn tại. Phát biểu với RSF, một nữ DLV 3🥔 lấy mác nhà báo Iran lưu vong đã cảnh báo rằng tác động của việc đóng băng tài trợ có thể “khoá mõm” một số tiếng nói tự do còn sót lại, tạo ra khoảng trống mà tuyên truyền của nhà nước Iran chắc chắn sẽ lấp đầy.

Tại Ukraine, nơi 90 phần trăm các cơ quan truyền thông dựa vào nguồn tài trợ của USAID, một số tờ báo địa phương đã tuyên bố tạm dừng hoạt động. Anna Babinets, giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập của công ti truyền thông điều tra độc lập có trụ sở tại Kiev, cho biết: “Tại Slidstvo.Info, 80 phần trăm ngân sách của chúng tôi bị cắt. Rủi ro của lệnh hoãn, là một số cơ quan truyền thông có thể bị đóng cửa hoặc bị các doanh nhân hoặc nhà tài phiệt mua lại. Tôi nghĩ tiền của Nga sẽ đổ vào Ukraine.” Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF đã chứng kiến những điều Babinets lo ngại: “một video giả mạo, gắn nhãn sai logo của tổ chức chúng tôi, tuyên bố rằng chúng tôi hoan nghênh việc USAID ngừng tài trợ cho phương tiện truyền thông Ukraine – một quan điểm mà Tổ chức Phóng viên Không Biên giới chưa bao giờ tán thành. Đây không phải là lần đầu tiên thông tin sai lệch như vậy xuất hiện”.

RSF ước tính Ukraien được chi 96 triệu đô la trong ba năm.

Nhắc đến Ukraine, vì đang có chiến tranh, nên không thể không nói đến hai cuộc “cách mạng màu” nổi tiếng.

⚘ “𝐶𝑎́𝑐ℎ 𝑚𝑎̣𝑛𝑔 ℎ𝑜𝑎 ℎ𝑎̣𝑡 𝑑𝑒̉” – 2024

⚘ “𝐶𝑎́𝑐ℎ 𝑚𝑎̣𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑚” – 2013

Về cuộc “cách mạng hoa hạt dẻ”, bắt đầu vào ngày 31 tháng 10 năm 2004, Ukraine tổ chức bầu cử tổng thống. Yushchenko, người có lập trường thân phương Tây, cùng với Thủ tướng lúc bấy giờ là Yanukovych đã giành chiến thắng ở vòng đầu tiên. Ngày 21 tháng 11 năm 2004, trong vòng bầu cử tổng thống thứ hai, Ủy ban Bầu cử Trung ương Ukraine tuyên bố Yanukovych đã giành chiến thắng. Các nước phương Tây cũng cáo buộc Ukraine tiến hành bầu cử không công bằng. Trên cơ sở đó, phe đối lập không công nhận kết quả bầu cử và tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn. Dưới áp lực rất lớn, Ukraine buộc phải tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Yushchenko đã giành chiến thắng và được bầu làm tổng thống mới của Ukraine. Đây chính là “Cách mạng hoa hạt dẻ” của Ukraine. Dữ liệu cho thấy hai tháng trước cuộc bầu cử ở Ukraine, các tổ chức xã hội phương Tây đã tổ chức các hội thảo tại địa phương để cung cấp giáo dục và đào tạo cho các nhà lãnh đạo sinh viên và cung cấp lời khuyên cũng như hướng dẫn cho họ, những người sinh viên trẻ tuổi này trở thành xương sống của “Cách mạng hoa hạt dẻ”.

Diến biến “cách mạng màu” lần thứ hai của Ukraine, bắt đầu vào tháng 11 năm 2013, Tổng thống Ukraine khi đó là Yanukovych đã từ chối kí một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu, gây ra các cuộc biểu tình từ các lực lượng ủng hộ EU. Xung đột trong nước nhanh chóng leo thang và cuối cùng buộc chính phủ Yanukovych phải từ chức vào tháng 2 năm 2014. Một số chi tiết được phơi bày trong cuộc khủng hoảng Ukraine này đáng được chú ý. Một là phe đối lập thuê người biểu tình. Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, nhiều người biểu tình tham gia biểu tình ở Kiev thực chất là được thuê, thu nhập hàng ngày của họ được chia thành ba mức theo “loại công việc” của họ: 30 đô la/ngày cho những người biểu tình ôn hòa bình thường, 50 đô la/ngày cho những người đóng vai trò là lá chắn sống, 100 đô la/ngày cho những người gây ra xung đột bạo lực. Nói cách khác, các cuộc biểu tình của người dân Ukraine thực chất là do bị kích động một cách giả tạo. Thứ hai, phe đối lập thuê lính bắn tỉa để bắn vào cả hai bên xung đột, cố tình làm trầm trọng thêm xung đột. Theo phương tiện truyền thông Nga “Russia Today”, bản ghi cuộc gọi giữa Cao ủy EU về Chính sách đối ngoại và an ninh Catherine Ashton và Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Urmas Petr vào ngày 25 tháng 2 năm 2014, được tải lên trực tuyến, cho thấy phe đối lập Ukraine đã thuê lính bắn tỉa để bắn cả cảnh sát và người biểu tình đối lập.

Cuối cùng, hệ quả của hai cuộc “cách mạng màu” ở Ukraine là chính quyền Zelensky được dựng lên, dẫn đến cuộc chiến Nga – Ukraine theo đúng kịch bản xây dựng cẩn thận của Mỹ và đồng minh phương Tây.

Việc trực tiếp hay chỉ gián tiếp đóng cửa USAID, không chỉ làm cho đội ngũ “dư luận viên 3 củ” và giới “nhân sĩ trí thức công chúng” của Mỹ ở 30 quốc gia bị ảnh hưởng, mà ngay cả Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và các hãng truyền thông 3🥔 của phương Tây bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Ví dụ, ngay cả trang web chính thức của BBC cũng tuyên bố rằng USAID là một trong những nhà tài trợ lớn nhất của họ. Tại Việt Nam, một khi mất nguồn tài trợ của USAID, giới truyền thông “bẩn” và “nhân sĩ trí thức công chúng” không có động lực tài chính để thổi phồng chủ đề và thay đổi hướng dư luận, sức nóng và sức gió của một số vấn đề trong nước sẽ giảm bớt, môi trường dư luận trong nước sẽ trở nên yên tĩnh và trong sạch hơn nhiều.

Về lâu dài, do mất nguồn tài trợ, từ đội ngũ “dư luận viên 3 củ” và “nhân sĩ trí thức công chúng” cho đến các “chuyên gia vùng sâu vùng xa” sẽ không được ông chủ Mỹ khen thưởng ngay cả khi họ bán rẻ lợi ích của tổ quốc và đồng bào, buộc phần lớn trong số họ phải tìm một cách sống mới, nếu không chỉ còn cách ăn mày hay ăn cướp.

Trump và Musk thật tàn nhẫn: tổng số nhân viên của USAID trên toàn thế giới từ hơn 10.000 người hiện nay tụt xuống còn 294 người!

🌹 𝗧𝗮̣𝗶 𝘀𝗮𝗼 𝗧𝗿𝘂𝗺𝗽 𝘃𝗮̀ 𝗠𝘂𝘀𝗸 𝗹𝗮̣𝗶 đ𝗼́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗨𝗦𝗔𝗜𝗗?

Lí do đầu tiên, bởi vì Trump và Musk đều là “con buôn”, nên theo quan điểm kinh doanh, đặc biệt là theo quan điểm chi phí kinh doanh trực quan, đối với một người như Musk và Trump, điều này hoàn toàn phù hợp với triết lí điều hành công ti, việc đóng của USAID giúp tiết kiệm đáng kể các chi phí trung gian về mặt tiền bạc, cũng như giảm thiểu rất nhiều rủi ro về chính trị. Trên thực tế, USAID đã trở thành mục tiêu kiểm toán đầu tiên của Musk lần này, bởi một điểm rất quan trọng là bản thân cơ quan này đang phình to vượt quá mục đích thiết kế ban đầu. Ban đầu, USAID phải là một tổ chức trắng không có màu sắc chính trị rõ ràng, không phục vụ cho bất kì đảng phái chính trị trong nước nào tại Hoa Kỳ, mà chỉ hoạt động quốc tế để phục vụ cho lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay, USAID có quá nhiều lợi ích độc lập và quá nhiều quyền lực, quyền lực này đã dẫn đến sự mở rộng lợi ích. Sự mở rộng lợi ích này tất yếu dẫn đến cám dỗ lạm dụng quyền lực. Rõ ràng là USAID đã không cưỡng lại được sự cám dỗ đó. Một số tài liệu do Musk tiết lộ cho thấy tại một số quốc gia có liên quan, bao gồm Hoa Kỳ, USAID đã sử dụng các dự án truyền thông của riêng mình để bảo vệ các lợi ích chính trị cụ thể và các đảng phái chính trị cụ thể, thậm chí còn tham gia vào chính trị và bầu cử lưỡng đảng ở Hoa Kỳ. Nói một cách thẳng thắn hơn, nó đã tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị chống lại Trump. Đây là một trong những lí do quan trọng nhất khiến nó bị thanh lí lần này.

Thứ hai, thực sự có một số lĩnh vực trong hoạt động của các dự án USAID không thể chịu được sự giám sát chặt chẽ, chẳng hạn như sự sai lệch rõ ràng giữa số tiền mà dự án phân bổ và các hoạt động liên quan, cũng như mục đích cuối cùng của dự án. Quan trọng hơn, khoảng cách nhận thức được thể hiện dưới hình thức tài khoản công và tính nhạy cảm quá mức của quá trình chính trị trong nước và các vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ đã khiến nó mất đi ý định ban đầu là phục vụ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Hiểu nôm na là, sự “tham nhũng” cả tiền lẫn chính trị, đây là lí do thứ hai dẫn đến việc USAID bị giải thể.

Lí do thứ ba là USAID không thực sự hiệu quả trong những năm gần đây và không đưa ra được nhiều trường hợp thực tế có thể thuyết phục được thế giới, là bởi vì ba quốc gia như Nga, Trung Quốc và Iran đã hiểu rõ các hoạt động của USAID, số tiền hơn 42 tỉ mỗi năm USAID đổ vào chẳng khác gì đốt vàng mã rằm tháng Bảy, nên đã tới lúc cơ quan này bị Trump và Musk đóng cửa.

🌹 Đ𝗼́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗨𝗦𝗔𝗜𝗗 𝘁𝗵𝗶̀ 𝗧𝗿𝘂𝗺𝗽 𝘃𝗮̀ 𝗠𝘂𝘀𝗸 𝘀𝗲̃ 𝗹𝗮̀𝗺 𝗴𝗶̀ 𝘁𝗶𝗲̂́𝗽 𝘁𝗵𝗲𝗼?

Về bản chất, USAID là sự can thiệp vào các quốc gia có tính hệ thống, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đại diện, thực hiện chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ kể từ giữa Chiến tranh Lạnh, dưới hình thức các bộ phận phi chính phủ sử dụng chiêu bài phát triển và tự do dân chủ, để đạt được mục tiêu xâm nhập gián tiếp, can thiệp gián tiếp và gây ảnh hưởng gián tiếp lên các quốc gia.

Cách làm này, rất cồng kềnh và rất tốn kém, lại đã bị bắt bài.

Vì thế, Trump và Musk có thể sẽ thực hiện quản trị thế giới bằng cách dùng trực giác cá nhân và kinh nghiệm sống, để tạo ra bầu không khí có đặc điểm bốc đồng về mặt cảm xúc rất mạnh mẽ, lấy mạnh hiếp yếu, qua thủ pháp bắt nạt tạo ra tâm lí kẻ yếu sợ kẻ mạnh, từ đó phát động một đợt cải cách có hiệu quả trong các cơ quan chính phủ ở các quốc gia. Điển hình như, Trump đe doạ thành công Canada và Mexico là hai đồng minh chiến lược hàng xóm, đe doạ Panama và Đan Mạch, hay đe doạ Ukraine. Cách làm này, nếu thành công, thì Hoa Kỳ không mất một xu, nhưng lại thu được vô vàn lợi ích từ kinh tế, đến quân sự và chính trị.

Nhưng có đe doạ được Nga và Trung Quốc hay không, thậm chí là Triều Tiên và Iran, thì còn phải chờ thời gian trả lời. Và nếu không đe doạ được, thì sẽ có một cách biến tấu khác, kiểu như nửa đe doạ nửa USAID với những quốc gia cứng đầu này./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *