𝗦𝗮𝘂 𝗸𝗵𝗶 đ𝗼̣𝗰 𝗹𝗮̣𝗶 𝘁𝗿𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝗻𝗴𝘂̣ 𝗻𝗴𝗼̂𝗻 “𝗖𝗼𝗻 𝗾𝘂𝗮̣ 𝘂𝗼̂́𝗻𝗴 𝗻𝘂̛𝗼̛́𝗰”, đ𝗲̂𝗺 𝗾𝘂𝗮 𝘁𝗼̂𝗶 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 𝘁𝗿𝗮̆́𝗻𝗴 đ𝗲̂̉ 𝗴𝗶𝗮̉𝗶 𝗯𝗮̀𝗶 𝘁𝗼𝗮́𝗻 𝗻𝗮̀𝘆, 𝘁𝗼̂𝗶 đ𝗮̃ 𝘃𝗶𝗲̂́𝘁 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗽𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗶́𝗰𝗵 𝗽𝗵𝐚̂𝗻 𝗵𝗮̀𝗺 đ𝗮 𝗯𝗶𝗲̂́𝗻 𝗰𝗵𝗼 𝗰𝐚̂𝘂 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻. 𝗦𝗮́𝗻𝗴 𝗻𝗮𝘆 đ𝗶 𝗹𝗮̀𝗺 𝗾𝘂𝗮́ 𝗺𝗲̣̂𝘁, 𝗻𝗵𝘂̛𝗻𝗴 𝗰𝗼́ 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗻𝗵𝐚̂𝗻 đ𝗲̂́𝗻 𝗸𝗵𝗮́𝗺 𝘅𝗼𝗻𝗴 đ𝗼̛̣𝗶 𝘁𝗼̂𝗶 𝗻𝗴𝗼𝗮̀𝗶 𝗰𝘂̛̉𝗮, 𝗻𝗼́𝗶 𝘃𝗼̛́𝗶 𝘁𝗼̂𝗶 𝗿𝗮̆̀𝗻𝗴 𝗿𝗮̂́𝘁 𝗺𝘂𝗼̂́𝗻 𝗻𝗴𝗵𝗲 𝗯𝗮́𝗰 𝘀𝗶̃ 𝗣𝗵𝘂́𝗰 𝗽𝗵𝐚̂𝗻 𝗻𝗼́𝗶 𝘃𝗲̂̀ 𝗯𝗮̀𝗶 𝘁𝗵𝗼̛ “𝗡𝗴𝗼̂̃𝗻𝗴 𝘁𝘂̣𝗻𝗴 𝗸𝗶𝗻𝗵” 𝗰𝘂̉𝗮 𝗧𝗵𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘀𝘂̛ 𝗣𝗵𝗮́𝗽 𝗧𝗵𝘂𝗮̣̂𝗻, 𝗯𝗮𝗼 𝗻𝗵𝗶𝗲̂𝘂 𝗺𝗲̣̂𝘁 𝗺𝗼̉𝗶 𝗯𝗼̂̃𝗻𝗴 𝘁𝗮𝗻 𝗯𝗶𝗲̂́𝗻.

Thực ra bài thơ ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư gắn với Thiền sư Pháp Thuận, mọi người đều biết bài này nhái lại bài “Ngỗng tụng kinh – 詠鵝” của Lạc Tân Vương, việc gần đây nhiều người cho rằng có sự đạo thơ, quan điểm của tôi là không hợp lí.
Lạc Tân Vương viết bài thơ lúc 7 tuổi.
Thời điểm đó, Lạc Tân Vương cùng mẹ cha có chuyến đi tới hồ Mã Ta (马踏湖) ở huyện Huân Đài, thành phố Truy Bắc. Mã Ta Hồ đẹp nổi tiếng, nơi mọc lên những hàng lau sậy và liễu vào mùa xuân, phủ đầy sương mù và mưa. Vào giữa mùa hè, thiên nga trong hồ từng cặp chơi đùa, chim hót líu lo, lau sậy nhỏ giọt cây xanh, lá sen chạm trời và che nắng. Mùa thu vàng, mây phủ hoa lau, hương hoa lúa bồng bềnh, mùa đông trên hồ có những chiếc thuyền đơn độc, những chiếc áo mưa xơ dừa, đúng như lời thi sĩ Lạc Tân Vương từng viết về hồ này: “ Gió sương gom gấm xanh, ngàn mẫu nước ngập mây thu”.
Ngỗng tụng kinh là một bài thơ kết hợp hoàn hảo giữa thính giác và thị giác, tĩnh và động, âm thanh và màu sắc, thể hiện một cách sống động hình dáng, biểu cảm và tâm trạng của con ngỗng và bầu không khí sinh thái của hồ nước Mã Ta.
詠鵝 VỊNH NGA
鵝鵝鵝 Nga nga nga
曲項向天歌 Khúc hạng hướng thiên ca
白毛浮綠水 Bạch mao phù lục thủy
紅掌撥清波 Hồng chưởng bát thanh ba
Dịch nghĩa:
(Ngỗng ngỗng ngỗng/ Cong cổ rướn lên trời mà kêu;
Lông trắng nổi trên nước biếc/ Cẳng hồng nạy sóng trong).
Cả bài thơ vỏn vẹn có 18 chữ, viết theo thể thức thơ Đường 5 chữ, nhưng lại rất đặc biệt. Bài thơ này bắt đầu bằng phần mở đầu mạnh mẽ, “Ngỗng! Ngỗng! Ngỗng!”, chỉ đúng 3 từ, nó như tiếng thốt lên của đứa trẻ bảy tuổi nhìn thấy con ngỗng, thốt lên rất tự nhiên. Câu thơ cũng như tiếng hát “Ô! Ô! Ô!” hay “Cạc! Cạc! Cạc!”, việc sử dụng phương thức tụng niệm lặp đi lặp lại này thể hiện tình yêu của nhà thơ đối với đàn ngỗng, nó tăng thêm hiệu ứng cảm xúc.
Câu thứ hai miêu tả tiếng hát của đàn ngỗng, mang đến cho con người cảm giác nghe được âm thanh. Âm thanh của con ngỗng cao và to. Từ “曲” làm cho hình ảnh con ngỗng vươn cổ, cúi đầu và quạc lên trời rất sống động. Trong câu này, người đọc sẽ nhìn thấy được tiếng hát rất nhiều tầng, chứ không phải chỉ nghe thấy, chữ 曲 là chữ đắt giá nhất của bài thơ. Trong một lễ hội thơ quốc gia tổ chức ở Trung Quốc mới đây, trong một hội thảo, với câu hỏi rằng chữ 曲 phải hiểu nghĩa như thế nào mới đúng, thì tất cả những nhà thơ lớn đã vô cùng bối rối, điều ngược lại với nhận thức của trẻ em lớp 1 ở Trung Quốc khi học bài thơ này.
Câu đầu tiên, có thể hình dung Lạc Tân Vương miêu tả cảnh đàn ngỗng bay trên cạn, hai câu sau miêu tả cảnh đàn ngỗng bơi lội thong thả dưới nước, nhà thơ dùng một bộ câu đối để miêu tả trò chơi của loài ngỗng bằng màu sắc. Trạng thái của nước trong và xanh,, lông ngỗng màu trắng, sự tương phản giữa “trắng” và “xanh” tươi sáng và rực rỡ, đây là một câu đối vô cùng hoàn hảo. Tương tự như vậy, chân ngỗng màu đỏ, nhưng sóng nước lại màu xanh, sự tương phản giữa “đỏ” và “xanh” rất lộng lẫy, cũng là một cặp câu. Và trong hai câu “trắng” và “đỏ” là đối lập nhau, còn “xanh” và “xanh” đối lập nhau, là một cặp từ trên xuống.
Trong bộ câu đối này, công dụng của động từ cũng được Lạc Tân Vương sử dụng rất tài tình, như động từ 浮 vẽ nên hình con ngỗng nhàn nhã, nhàn đến mức bất động trong nước. Từ 撥 cũng vậy, có nghĩa là con ngỗng đang chèo mạnh trong nước, khiến nó khuấy động, tạo nên sóng nước. Theo cách này, chuyển động và sự tĩnh lặng bổ sung cho nhau, tạo nên vẻ đẹp của sự thay đổi, sự chuyển động trở nên hoàn hảo.
Bài thơ khi sang đến Việt Nam, sứ nhà Tống là Lý Giác biến tấu 2 câu đầu cũng vui, như một sự thử thách. Thiền sư Pháp Thuận cũng vậy, ứng đối biến tấu linh hoạt, chỉ tiếc là Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép không rõ ràng, dẫn đến sự hiểu nhầm suy đoán là đạo thơ, như thế cũng không hay.
Ngỗng tụng kinh là bài tập đọc trong sách giáo khoa lớp 1, bài này ở trang 16, là bài thơ cổ đầu tiên trẻ em Trung Quốc được học và cảm nhận, người dân Trung Quốc ai cũng biết bài thơ này.

𝑃/𝑠: 𝑇𝑢̛̀ ℎ𝑎̀𝑚 𝑡𝑖́𝑐ℎ 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 đ𝑎 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛, 𝑟𝑢́𝑡 𝑟𝑎 ℎ𝑎̀𝑚 𝑣𝑖 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑟𝑎̂́𝑡 đ𝑜̛𝑛 𝑔𝑖𝑎̉𝑛, 𝑡𝑢̛̀ đ𝑜́ 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑏𝑎̀𝑖 𝑡𝑜𝑎́𝑛 𝑐𝑜𝑛 𝑞𝑢𝑎̣ 𝑘ℎ𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐, 𝑘ℎ𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 𝑘ℎ𝑎́𝑡, 𝑐ℎ𝑢̛́ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 ℎ𝑎̆̉𝑛 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑎́𝑐ℎ 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑘ℎ𝑜𝑎 đ𝑎̃ 𝑑𝑎̣𝑦./.