𝐊𝐡𝐢 𝐱𝐞𝐦 𝐍𝐡𝐚̀ 𝐡𝐚́𝐭 𝐍𝐡𝐚̣𝐜 𝐕𝐮̃ 𝐊𝐢̣𝐜𝐡 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝐛𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐝𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐯𝐨̛̉ 𝐇𝐨̂̀ 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐍𝐠𝐚, 𝐭𝐨̂𝐢 𝐥𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐥𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̂́𝐧 “𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐡 𝐦𝐮́𝐚 𝐛𝐚 𝐥𝐞̂ – 𝐁𝐚𝐥𝐥𝐞𝐭 𝐛𝐢𝐛𝐥𝐞” 𝐜𝐮̉𝐚 𝐆𝐞𝐨𝐫𝐠𝐞 𝐁𝐚𝐥𝐚𝐧𝐜𝐡𝐢𝐧𝐞 𝐯𝐚̀ 𝐅𝐫𝐚𝐧𝐜𝐢𝐬 𝐌𝐚𝐬𝐨𝐧: “𝐇𝐨̂̀ 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐍𝐠𝐚 𝐜𝐡𝐚̆́𝐜 𝐜𝐡𝐚̆́𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐨̛̉ 𝐛𝐚 𝐥𝐞̂ 𝐧𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐯𝐨̛̉ 𝐛𝐚 𝐥𝐞̂. 𝐃𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐇𝐨̂̀ 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐍𝐠𝐚 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐧𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐬𝐚𝐮 𝐦𝐨̣̂𝐭 đ𝐞̂𝐦”.
Vở ba lê Hồ Thiên Nga được NSƯT Lưu Thu Lan biên đạo giữ nguyên xi phiên bản múa của Petipa và Ivanov, Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh chỉ huy dàn nhạc, biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội từ ngày 14 – 16/6.
Đêm diễn đã thành công xuất sắc.
Khi nhắc đến nghệ thuật múa ba lê, bắt buộc mọi người phải nhắc đến Hồ Thiên Nga của nhà soạn nhạc vĩ đại Tchaikovsky, đây là vở ba lê được lưu hành rộng rãi nhất trên thế giới và đã được biểu diễn ở hầu hết các rạp trên thế giới.
Hồ Thiên Nga có lịch sử 153 năm, được công chiếu lần đầu tại Moscow vào năm 1877, nhưng đêm diễn lại bị thất bại thảm hại. Đây là vở ballet có nhiều chuyển thể nhất, nhiều buổi biểu diễn nhất, số lượng khán giả lớn nhất, được phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới ngay cả ở thời điểm hiện tại.

𝐓𝐜𝐡𝐚𝐢𝐤𝐨𝐯𝐬𝐤𝐲 đ𝐚̃ 𝐯𝐢𝐞̂́𝐭 𝐇𝐨̂̀ 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐍𝐠𝐚 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?
Năm 1871, Tchaikovsky 31 tuổi đến nhà chị gái mình, để ăn bữa cơm trong một tối cuối tuần. Là một người chú tốt, ông quyết định tặng những đứa cháu đáng yêu một món quà đặc biệt – dựa trên câu chuyện cổ tích Hồ Thiên Nga của nhà soạn nhạc người Đức Mozeus mà bọn trẻ thường đọc (kể về một hiệp sĩ trẻ đánh bại quỷ dữ), Tchaikovsky đã viết vở ba lê một màn kể lại câu chuyện hoàng tử giải cứu một cô gái bị phép thuật biến thành thiên nga và cuối cùng hoàng tử kết hôn với cô gái ấy.
Năm 1875, qua bạn của nhà soạn nhạc giới thiệu, giám đốc nghệ thuật của Nhà hát Bolshoi là Begichev đã mời Tchaikovsky viết kịch bản cho vở kịch vũ kịch quy mô lớn Hồ Thiên Nga, với lời hứa Tchaikovsky sẽ được trả 800 rúp khi công việc hoàn thành.
Thời điểm ấy Tchaikovsky quá túng thiếu.
Là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng Tchaikovsky phải chuyển đến nhà chị gái ở, để chị nuôi ăn uống. Khi nhận viết vở Hồ Thiên Nga, Tchaikovsky thừa nhận rằng động lực sáng tác của ông là số tiền 800 rúp đã làm ông hoa mắt, nhưng người nhạc sĩ nghèo cũng mong muốn sáng tác nhạc ba lê đã từ rất lâu.
Trước khi chính thức dấn thân viết Hồ Thiên Nga, Tchaikovsky đã chăm chỉ nghiên cứu các bản nhạc đương đại tiêu biểu cho thành tựu của âm nhạc kịch khiêu vũ, chẳng hạn như các tác phẩm của Driebe. Tchaikovsky cũng tìm đến các rạp để trực tiếp quan sát các buổi biểu diễn kịch khiêu vũ, quan sát đặc điểm diễn xuất của diễn viên. Một năm sau, vào tháng 3 năm 1876, nhà soạn nhạc đã hoàn thành phần piano của vở ba lê bốn hồi và hoàn thành phần dàn dựng âm nhạc vào ngày 20 tháng 4.
Sau khi tác phẩm được bàn giao, Tchaikovsky mong muốn Nhà hát Bolshoi đối xử với bản nhạc ba lê của ông bằng sự tôn trọng giống như dàn nhạc đối xử với tác phẩm như một bản giao hưởng của ông vậy. Tuy nhiên, Liezinger người Đức được giao viết kịch bản và đạo múa Hồ Thiên Nga lại là một nhân vật rất tầm thường.

Ngày 20 tháng 2 năm 1877, vở ba lê Hồ Thiên Nga được công chiếu tại Nhà hát Bolshoi, nhưng buổi ra mắt đã thất bại vô cùng thảm hại. Không những các nghệ sĩ múa không đủ thời gian tập, nữ chính còn đổi vai trước khi biểu diễn, vũ đạo quá nhợt nhạt, dàn nhạc chơi liên tục bỏ nốt và các bè thì rất phô, tiếng đàn hạc tựa như bật bông nghe rất khó chịu. Công bằng mà nói, từ biên đạo múa Liezinger cho tới vũ công không biết nhảy theo thứ nhạc “quá giao hưởng”, nên nhà hát đã tự ý thêm bớt nhạc và thản nhiên thay những nội dung âm nhạc của Tchaikovsky bằng những bản nhạc quen thuộc từng được trình diễn trước đó, một phần ba bản nhạc gốc đã bị thay đổi.
Màn trình diễn đầu tiên của Hồ Thiên Nga khiến cả thế giới thất vọng, đặc biệt là nhà soạn nhạc Tchaikovsky, ông cảm thấy như bị xúc phạm nặng nề, nhưng ông vẫn Khiêm tốn nhận thất bại là do âm nhạc của ông kém cỏi.

Âm nhạc của Hồ Thiên Nga như thế nào?
Tchaikovsky từng nói rằng: “Nhạc múa ba lê cũng là một bản giao hưởng. Chỉ trong những tác phẩm âm nhạc có cấu trúc giao hưởng mới có cơ sở cho vũ đạo thể hiện cốt truyện, âm nhạc phải có cấu trúc kịch thực sự.”
Khái niệm của ông về âm nhạc ba lê cũng là một bản giao hưởng, đã thay đổi hoàn toàn tư tưởng chủ đạo âm nhạc về việc sáng tạo, quan điểm này mang tính khai sáng, để Hồ Thiên Nga trở thành tác phẩm xuyên suốt mọi thời đại có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của kịch múa ba lê. Hồ Thiên Nga là tác phẩm múa đầu tiên được sản xuất dưới sự hướng dẫn của những quan niệm tư tưởng lớn lao như vậy.
Thành công của việc sáng tác âm nhạc Hồ Thiên Nga đánh dấu lần đầu tiên một nhà soạn nhạc đẳng cấp thế giới tạo ra một tác phẩm sánh ngang với các bản giao hưởng và opera cổ điển trong lĩnh vực nhạc kịch khiêu vũ. Bản nhạc xuất sắc do Tchaikovsky sáng tác đã làm sống lại Hồ Thiên Nga hết lần này đến lần khác, luôn bừng sáng chói lóa trên các sân khấu lớn ở mọi thời đại, là niềm mơ ước của tất cả các đoàn múa hay bất cứ nghệ sĩ múa ba lê nào.
“Diễn xuất thành công Hồ Thiên Nga đồng nghĩa với việc trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm”.
Chủ đề âm nhạc trong Hồ Thiên Nga được chơi bằng đàn oboe và dàn dây, trên nền nhạc đệm trôi chảy của đàn hạc và tiếng rung nhẹ của đàn violin. Tính chất âm nhạc thể hiện nỗi cô đơn, ưu sầu, cùng động lực mạnh mẽ bên trong của “thiên nga trắng” khi bơi trong làn sóng xanh, âm nhạc như lời cầu nguyện cho tự do và hạnh phúc của lứa đôi. Chủ đề này xuyên suốt toàn bộ vở kịch thông qua sự “chuyển hóa âm nhạc”, chẳng hạn như “hình ảnh công chúa” trong đoạn overture, nhạc nhảy bồng bềnh ở màn thứ ba, hay lời kể của thiên nga trắng về sự phản bội của hoàng tử đối với những người bạn đồng hành của mình ở màn thứ tư.
Cũng như vậy, vũ điệu của bốn con thiên nga nhỏ bơi trong làn nước trong xanh, âm nhạc chơi theo kiểu đệm sống động và nhỏ gọn ở nốt thứ tám, các nhạc cụ hơi và dây lần lượt nối tiếp nhau chơi các chủ đề âm nhạc, khắc họa sinh động cảnh những chú thiên nga nhỏ vui đùa bên bờ hồ. Và ở màn thứ hai này, khi các cô gái thiên nga biết tin hoàng tử phải lòng “thiên nga trắng” Odette, họ đều vui mừng khôn xiết, điệu nhảy “Bốn thiên nga nhỏ” đã trở thành một trong những đoạn kinh điển cả về âm nhạc lẫn vũ đạo.

𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐍𝐡𝐚̀ 𝐡𝐚́𝐭 𝐍𝐡𝐚̣𝐜 𝐕𝐮̃ 𝐊𝐢̣𝐜𝐡 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝐥𝐚̣𝐢 𝐭𝐚́𝐢 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐱𝐢 𝐩𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐛𝐚̉𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 đ𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐯𝐨̛̉ 𝐇𝐨̂̀ 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐍𝐠𝐚 𝐜𝐮̉𝐚 𝐏𝐞𝐭𝐢𝐩𝐚 𝐯𝐚̀ 𝐈𝐯𝐚𝐧𝐨𝐯?
Năm 1893, sau cái chết của Tchaikovsky, năm 1894, để kỷ niệm một năm ngày mất của nhà soạn nhạc, Petipa và Ivanov, biên đạo trưởng của Nhà hát Mariinsky, đã quyết định dựng lại vở Hồ Thiên Nga, phục hồi toàn bộ bản nhạc ban đầu của nhà soạn nhạc Tchaikovsky.
Vào tháng 1 năm 1895, Hồ Thiên Nga do Petipa và Ivanov viết kịch bản và đạo diễn, với ngôi sao ba lê Pirina Leianani đóng vai công chúa Odette, đã đạt được thành công vang dội, vở diễn đã trở thành cẩm nang gối đầu giường cho mọi đoàn múa ba lê trên toàn thế giới, nó giữ nguyên giá trị cho đến tận hôm nay.
Trong phiên bản 1895 này, Petipa chịu trách nhiệm về màn đầu tiên và thứ ba của Hồ Thiên Nga, Ivanov chịu trách nhiệm phần còn lại. Cần phải nói rằng, Petipa chịu trách nhiệm về những tình tiết đời thực và những cảnh xa hoa trong vở kịch khiêu vũ, còn Ivanov đảm nhận phần cổ tích trữ tình và lãng mạn.
Âm nhạc trong Hồ Thiên Nga của TChaikovsky đã mang đến cho người nghe nguồn cảm hứng lớn nhất. Đó là những giai điệu nhớ nhung, trăn trở, tiếng than khóc của xung đột bi thảm và cuộc đấu tranh giữa con người và số phận. Chính vì thế, Ivanov đã thiết kế một loạt động tác cho “Thiên nga trắng” theo kiểu Ả Rập kiêu hãnh (nửa ngồi xổm hoặc đứng thẳng trên một chân, chân còn lại duỗi vuông góc với chân đỡ), thể hiện động tác hướng lên trên một cách kiên cường, múa nhảy, tay nhấp nhô, chân xoay uyển chuyển theo cơ thể; xoay lòng bàn tay che mặt, thể hiện tư thế ngượng ngùng…
Điệu nhảy “Bốn thiên nga nhỏ” là một kiệt tác múa ba lê nổi tiếng. Trong thiết kế vũ điệu, đội múa phụ trợ dàn ra trái và phải tạo thành hình bán nguyệt. Bốn con thiên nga nhỏ chắp tay trước người, thực hiện những cú đá nhỏ, bước nhảy nhỏ, nhảy nhót bằng mũi chân rồi quay đầu từ vai này sang vai kia như thiên nga, tạo cảm giác bồng bềnh trên mặt nước, lúc bơi, lúc nổi lên khỏi mặt nước.
Trong màn thứ ba của Hồ Thiên Nga, một điệu nhảy hoành tráng bắt đầu, các vị khách từ khắp nơi trên thế giới thể hiện kĩ năng của mình và biểu diễn những điệu nhảy tiêu biểu lấp lánh với những cảm xúc kì lạ. Petipa đã xây dựng vũ đạo trên cơ sở những điệu múa Chardash của Hungary, điệu múa Tây Ban Nha, điệu múa Neapolitan của Ý, điệu múa Mazurka của Ba Lan…
Ở màn thứ ba, trong điệu nhảy solo, Leianani đã biểu diễn 32 Fouettés, làm công chúng mọi thời đại choáng vàng. Fouettés là thuật ngữ ngữ ba lê, nghĩa là xoay roi, một chân cú như roi thẳng đứng, toàn thân quay tròn, 32 cú xoay là kỉ lục mà các vũ công ba lê luôn đặt làm mục tiêu phấn đấu./.