𝐂𝐨́ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐬𝐮̛̣ 𝐥𝐚̀ “𝐤𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐳𝐢𝐞̂́𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐞̂𝐧 𝐤𝐢𝐞̂́𝐩 𝐧𝐚̀𝐲 𝐥𝐚̀𝐦 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃” 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐭𝐨𝐚̣ – 𝐓𝐢𝐞̂́𝐧 𝐬𝐢̃ 𝐓𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐂𝐡𝐚̂𝐧 𝐐𝐮𝐚𝐧𝐠 đ𝐚̃ 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚̉𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐚́𝐩?
Đạo Phật quan niệm, sát sinh có nghĩa là sát hại sinh mệnh, bao gồm cả tự sát và và ziết hại chúng sinh. Bi kịch do sát sinh gây ra là không thể khắc phục được, bởi điều quý giá nhất trên đời là sự sống, tất cả chúng sinh đều ham sống và yêu mến mạng sống của mình. Kinh Pháp Cú nói: “Tất cả chúng sinh đều sợ chết, đều sợ hãi nỗi đau của roi vọt, hãy tha thứ cho muôn loài, không đánh đập không ziết.” Quan trọng nhất trên đời là mạng sống. Khốn khổ nhất trên đời là bị ziết. Đến chấy rận cũng biết cách trốn chạy nếu bị bắt để tránh cái chết, lũ kiến tham lam cũng bỏ mồi để chạy khi mưa lũ tới, con khỉ sợ chết sẽ rơi nước mắt khi nhìn thấy bóng cung.
Từ bi là nền tảng của Phật giáo.
Không sát sinh là từ bi.
Tuy nhiên, có một loạt câu hỏi được đặt ra là, vì Phật giáo cấm zgiết hại, nên trái cây và rau quả chúng ta ăn có sự sống không? Ngay cả một số người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, đánh cá, dùng thuốc hoá chất để diệt trừ sâu bọ, diệt côn trùng, diệt kiến, v.v., đây có được coi là sát sinh không? Ngay cả những người thực hành ăn chay, thậm chí là các sư trong chùa, ví dụ ăn rau chẳng hạn, trên rau có nhiều trứng giun sán, vi khuẩn hay các vi sinh vật khác, nấu chín hay ăn vào dạ dày bị dịch axit tiêu diệt, như vậy có gọi là sát sinh không? Rằm mùng một trong những ngôi chùa, sẽ có rất nhiều hoa, mà hoa là bộ phận sinh dục của cây, các nhà sư lỡ ngắt hoa như vậy, thì có phạm vào sát sinh không?
Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra.
Vấn đề sát sinh nói riêng, hay luật nhân quả nói chung, được rất nhiều các nhà sư đức cao vọng trọng bàn đến trong các bài giảng Pháp gần đây, như Thượng toạ – Tiến sĩ Thích Chân Quang, Đại đức Thích Trúc Thái Minh. Là một bác sĩ không có nhiều kiến thức về Phật giáo, cá nhân tôi chỉ xin chia sẻ quan điểm cá nhân về chủ đề này, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp sâu sắc của độc giả.

➊ 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐨̂𝐧 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐤𝐢𝐞̂𝐧𝐠 𝐬𝐚́𝐭 𝐬𝐢𝐧𝐡, 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐚̆𝐦 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐬𝐚́𝐭 𝐬𝐢𝐧𝐡, 𝐭𝐮𝐲 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐡𝐨𝐚̣𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐮̛́𝐮 𝐲 𝐡𝐨̣𝐜 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐨𝐧 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐛𝐢̣ 𝐳𝐢𝐞̂́𝐭 𝐡𝐚̣𝐢, 𝐯𝐢́ 𝐝𝐮̣ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐜𝐡𝐮𝐨̣̂𝐭, 𝐭𝐡𝐨̉, 𝐜𝐡𝐨́, 𝐥𝐨̛̣𝐧. 𝐂𝐨̀𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡, 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐳𝐢𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 𝐯𝐢 𝐤𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧, 𝐤𝐢́ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐮̀𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐦 𝐜𝐡𝐢́ đ𝐮̉ 𝐥𝐨𝐚̣𝐢 𝐫𝐮𝐨̂̀𝐢, 𝐦𝐮𝐨̂̃𝐢 𝐡𝐚𝐲 𝐜𝐚́𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐤𝐡𝐚́𝐜. 𝐍𝐡𝐮̛ 𝐯𝐚̣̂𝐲, 𝐜𝐨́ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐤𝐞̉ 𝐬𝐚́𝐭 𝐬𝐢𝐧𝐡?
Điều quý giá nhất trên đời là sự sống, nếu mất đi sự sống, mọi thứ trên đời sẽ không còn ý nghĩa. Không chỉ con người mới có sự sống, động vật, thực vật cũng có sự sống, thậm chí ngay cả núi non, sông ngòi, trái đất, mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, tóm lại là toàn bộ mọi thứ trong vũ trụ đều có sự sống. Tô Đông Pha khi đến thăm chùa Đông Lâm đã từng viết: “Khê thanh tận thị quảng trường thiệt – Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân – Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ – Tha nhật như hà cử tợ nhân”. Rõ ràng, hoa cỏ núi sông theo Tô Đông Pha, đều là do công năng thần kì của chư Phật và Như Lai. Và theo cách hiểu này, vạn vật đều có cuộc sống, dù cao hay thấp, thì cuộc sống mỗi loài đều quý giá như nhau.
Sự sống, đứng ở góc độ khoa học thuần tuý, có nghĩa là chức năng tăng trưởng, sống động và hữu ích. Theo khái niệm này, thì một chiếc ô tô nếu sản xuất tốt và người chủ xe giữ gìn chăm sóc tốt sẽ dùng được vài chục năm, nếu không chỉ sau vài năm đã hỏng hóc, rồi mục nát biến mất, tức là chiếc ô tô cũng sẽ có quá trình sống và chết đi. Đối với tất cả những gì chúng ta biết cho đến nay, từ nguyên tử, Neutron, Proton… cho đến trái đất, mặt trời, vũ trụ, mọi thứ đều bắt đầu từ khi sinh ra, từ hư vô, một thứ gì đó bật ra. Sau đó, nó phát triển, đạt đến đỉnh cao và bắt đầu suy yếu từ đỉnh cao cho đến khi chết. Lúc mà chúng ta cứ tưởng mọi sự đã kết thúc thì lại mới bắt đầu. Chúng ta tưởng tượng một cây táo đâm chồi, nở hoa và kết trái. Khi quả táo chín, nó sẽ rơi xuống đầu Newton bởi tác dụng của trọng lực trái đất. Trong toàn bộ quá trình, một số bông hoa đã héo trước khi được thụ phấn. Một số quả mới hình thành nhưng do bệnh tật, côn trùng gây hại hoặc lí do khác, mà không thể trưởng thành khoẻ mạnh được. Thậm chí một số quả táo chết ngay từ khi xanh, có thể do ngoại lực hay gì đó, mà chúng ta không thể biết. Sống và chết luôn cùng tồn tại. Con người hay vạn vật cũng như vậy. Chết chỉ là sự chuyển đổi một giai đoạn cuộc đời này sang một giai đoạn cuộc đời khác. Nó cũng giống như chiếc đồng hồ, chỉ từ số 1 đến số 12, thì phải quay trở lại. Một cái cây phải bắt đầu từ gieo hạt giống, lớn lên, nở hoa và kết trái, sau đó cây chết đi nhưng hạt giống thì luôn được gieo lại. Cái chết cũng là sự tiếp nối của cuộc sống. Sự sống và cái chết chỉ là một vòng tuần hoàn. Phật giáo tin rằng sự sống là bất tử, cái chết chỉ là một sợi dây liên kết, chết chỉ là một sự chuyển hóa. Hãy thử tưởng tượng, tất cả mọi thứ trên thế gian này đều không bị chết, ví dụ cơ thể chúng ta không chết đi, thì vi khuẩn hay cây cối lấy đâu ra dưỡng chất để ăn.
Không có cái chết thì không bao giờ có sự sống.
Có một câu chuyện kể lại rằng, một vị tướng được lệnh tấn công thành phố, ông đã yêu cầu binh lính tiêu diệt kẻ thù càng nhiều thì phần thưởng càng lớn. Vì vậy, binh lính bắt đầu một cuộc thi ziết chóc, và chẳng bao lâu sau, tất cả người dân trong thành phố đều bị ziết. Vị tướng đã thưởng cho binh lính rất nhiều tiền, nhưng khi binh sĩ muốn uống rượu thì không ai nấu rượu, binh lính cần ăn thịt thì không ai nuôi gia súc gia cầm. Một khi người khác không thể sống sót thì bản thân cũng không thể sống sót, vì vậy, ziết chóc là ziết chết chính mình. Cuộc sống có được là nhờ sự nỗ lực chung của nhiều duyên. Đó là lí do Phật giáo đề xuất thuyết “duyên khởi”, có nghĩa là “cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”, đây là định nghĩa chính xác nhất về sự tồn tại của cuộc sống.
Trở lại với câu hỏi ban đầu, khi các bác sĩ sử dụng động vật để tiến hành thí nghiệm, hoặc thực hành điều trị tiêu diệt các vi sinh vật, thì tất cả những gì mà bác sĩ suy nghĩ, là cần phải làm thế nào để tạo ra những bước đột phá trong khoa học hay trong điều trị, để nhằm được mục đích cứu nhiều người hơn. Các bác sĩ chúng tôi luôn quan tâm tới điều này. Hán thư có câu: “Nhân cố hữu nhất tử, tử hữu trọng ư Thái sơn, hoặc khinh ư hồng mao.” Nghĩa là, con người ta ai cũng có một lần chết, có cái chết nặng như núi Thái Sơn, nhưng cũng lại có cái chết nhẹ tựa lông mao. Giá trị của cái chết là khác nhau. Các bác sĩ hiểu hơn ai hết điều này, họ theo đuổi mục tiêu và tham vọng cứu người, nên không quan tâm đến nghiệp như Thượng toạ – Tiến sĩ Thích Chân Quang đã giảng Pháp.
Bác sĩ có “hành vi sát sinh” nhưng không có “tâm niệm sát sinh”.
Với bác sĩ, chỉ cần không sát sinh bừa bãi, trong lòng không sân hận, không sát sinh với ý định sát hại, thì hành vi này là để cứu độ nhân loại ở thế gian, công đức trở nên vô lượng. Trong thực tế công việc hàng ngày, các bác sĩ tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn chỉ bằng cách cho uống hoặc tiêm kháng sinh, nhưng mục đích của họ là cứu người, đó là hành động đại từ bi chứ không phải sát sinh. Ngày xưa Đức Phật đã từng “ziết một người cứu trăm người”. Ngài ziết một tên cướp và cứu hàng ngàn người, bề ngoài thì Ngài có vẻ không thương xót tên cướp, nhưng để cứu được nhiều người hơn, thì Ngài đang thực hành lòng đại từ bi. Điều này cho thấy, giới luật của Phật giáo không chỉ là làm việc thiện một cách thụ động, mà còn là tích cực cứu độ chúng sinh. Đạo Phật lấy con người làm trung tâm, chỉ có thể so sánh ưu nhược điểm của nhiều vấn đề liên quan đến sát sinh, chứ điều này không tuyệt đối.
➋ 𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐲, 𝐦𝐮𝐨̂̃𝐢, 𝐫𝐮𝐨̂̀𝐢, 𝐜𝐨̂𝐧 𝐭𝐫𝐮̀𝐧𝐠 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐬𝐚̉𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐨̂𝐢 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡 𝐬𝐞̃ 𝐠𝐚̂𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐢́𝐭 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐚̣̂𝐭. 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐜𝐚́𝐜 𝐜𝐨̂𝐧 𝐭𝐫𝐮̀𝐧𝐠 đ𝐨́ 𝐧𝐡𝐚̆̀𝐦 𝐦𝐮̣𝐜 đ𝐢́𝐜𝐡 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐜𝐨́ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐚́𝐭 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠? 𝐂𝐮̣ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐡𝐨̛𝐧, 𝐦𝐮̀𝐚 𝐡𝐞̀ 𝟐𝟎𝟐𝟒 𝐦𝐮̛𝐚 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮, 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢 𝐠𝐡𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐬𝐨̂́ 𝐜𝐚 𝐦𝐚̆́𝐜 𝐬𝐨̂́𝐭 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐠𝐚̂́𝐩 𝟐 𝐥𝐚̂̀𝐧 𝐬𝐨 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐤𝐢̀ 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟑, 𝐯𝐚̣̂𝐲 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡 𝐚́𝐩 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐦𝐮𝐨̂̃𝐢 𝐯𝐚̆̀𝐧 𝐚𝐞𝐝𝐞𝐬 𝐚𝐞𝐠𝐲𝐩𝐭𝐢, 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐜𝐨́ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐚́𝐭 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?
Sự sống và cái chết của mỗi loài rất khác nhau.
Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học, mà ở đó có sự phân biệt giữa “chúng sinh hữu tình” và “chúng sinh vô tình”. Cách phân biệt này là chìa khoá để trả lời câu hỏi bác sĩ có là kẻ sát sinh hay không? Cụ thể hơn trong cách phân biệt, khái niệm “chúng sinh hữu tình” dùng để chỉ những sinh vật có khả năng nhận thức, cảm xúc, ý thức và suy nghĩ, bao gồm hầu hết các loài động vật. Nói cách khác, động vật có thể cảm nhận được nỗi đau và hạnh phúc, hình thành kí ức, có ý chí độc lập và trải nghiệm cá nhân, được coi là những linh hồn có cảm xúc và sẽ tái sinh trong sáu cõi luân hồi. Phần còn lại là “chúng sinh vô tình”. Ví dụ cỏ cây, đó là những “sinh vật vô tâm” và được coi là không có hệ thần kinh, nên không có khả năng cảm nhận nỗi đau, không có cảm xúc và không thể suy nghĩ. Cho dù “chúng sinh vô tình” vẫn là sinh vật sống, nhưng vì không có ý thức cảm xúc, nên không ở trong sáu cõi luân hồi.
Không chỉ Phật giáo, mà ngay cả Đạo giáo cũng coi con người có ba hồn và bảy vía, động vật có hai hồn và sáu vía, còn thực vật có một hồn và một vía.
Đạo Phật quan niệm, mọi việc trên đời đều có nhân quả, nhưng nhân quả rất phức tạp, trong nhân có thiện có ác, trong quả cũng có thiện có ác. Đạo Phật chủ trương không sát sinh, tức là không xâm phạm mạng sống của những sinh linh khác. Từ ziết người đến ziết gián, chuột, muỗi, thậm chí ziết vi khuẩn, Phật giáo đều quan niệm đó là ziết. Tuy nhiên, Phật giáo là tôn giáo lấy con người làm trung tâm, nên không sát sinh dựa trên cơ sở bảo vệ sự sống của con người. Bởi vậy, theo giới luật nhà Phật, sát sinh có hai loại, một là sát sinh mức độ nhẹ (Tujira) có thể chấp nhận được, hai là sát sinh mức độ rất nghiêm trọng (Parasi) không thể tha thứ. Chỉ ziết người mới phạm tội Parasi. Một khi đã ziết người thì giới luật không cho phép sám hối. Còn lại, việc sát sinh các loài khác, tuy là tội lỗi, nhưng vẫn có thể sửa chữa, vẫn có thể dùng công đức để chuyển hoá tội. Nói cách khác, theo tinh thần căn bản của giới luật Phật giáo, những hành vi như ziết muỗi, ziết chuột bọ, ziết gián hay các con trùng khác, đều không phải là vấn đề nghiêm trọng, hoàn toàn chấp nhận được.
Có thể mở rộng vấn đề, trong xã hội có một số người đang dấn thân vào các nghề sát sinh như bán ngư cụ, đánh cá, giết mổ, những con vật này không tấn công con người, vậy những ai làm nghề này sẽ như thế nào?
Như tôi đã nói, mặc dù Phật giáo chủ trương không sát sinh, nhưng vẫn có sự phân biệt giữa mức độ nhẹ và mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, có sự khác nhau giữa “hành vi sát sinh” và “tâm niệm sát sinh” trong việc giết hại động vật. Những ngư dân ở làng chài của Đài Loan nơi tôi đến, toàn bộ họ sống bàng nghề câu cá, công việc câu cá hàng ngày chỉ với mục đích để duy trì sự sống, họ không có ý định ziết chóc. Điều này cũng giống như con người sau khi chết, những ai theo Phật giáo sẽ hỏa táng, lửa sẽ không chỉ đốt cháy 750 ngàn tỉ con vi khuẩn trên cơ thể, mà còn đốt cháy hàng tỉ con vi khuẩn và kí sinh trùng trong gỗ, vậy mà vẫn không có tội.
Tôi muốn nhắc lại, Phật giáo là tôn giáo lấy con người làm trung tâm, mặc dù chủ trương tôn trọng bất kì sinh mạng nhỏ bé yếu đuối nào, nhưng thực ra ngay cả Đức Phật ngày xưa cho đến các nhà sư bây giờ, hằng ngày vẫn ziết hại một cách vô ý. Ví dụ, trong không khí mà Đức Phật thở có rất nhiều vi sinh vật. Trong thực phẩm mà Đức Phật ăn có rất nhiều vi sinh vật. Còn với tất cả mọi người, ngay việc tiêm thuốc, uống thuốc, phẫu thuật, hỏa táng, chôn cất, chẳng phải đều làm tổn hại đến sự sống gắn liền với chúng ta sao.
➌ Đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐲́ 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐥𝐚̀ “𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐯𝐨̂ 𝐭𝐚̂𝐦”, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐫𝐨̃ 𝐫𝐚̀𝐧𝐠 𝐚̆𝐧 𝐫𝐚𝐮 𝐜𝐮̉ 𝐪𝐮𝐚̉ 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐚́𝐭 𝐬𝐢𝐧𝐡, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 đ𝐚̣𝐨 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐜𝐡𝐮̉ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐬𝐚́𝐭 𝐬𝐢𝐧𝐡. Đ𝐚̣̆𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭, 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐚̆𝐧 𝐜𝐡𝐚𝐲 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐚̆𝐧 𝐭𝐫𝐮̛́𝐧𝐠, 𝐡𝐨̣ 𝐜𝐨̀𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀𝐦 đ𝐨̂̀ 𝐜𝐡𝐚𝐲 𝐠𝐢𝐚̉ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐢̣𝐭, đ𝐞̂̉ 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐚̉𝐦 𝐠𝐢𝐚́𝐜 𝐤𝐡𝐢 𝐚̆𝐧; 𝐭𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 đ𝐨́ 𝐜𝐨́ 𝐦𝐚̂𝐮 𝐭𝐡𝐮𝐚̂̃𝐧 𝐠𝐢̀ 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭?
Bài viết dài quá nên chắc tôi phải dừng lại.
Thực ra, mục đích chính của việc kiêng sát sinh là để trau dồi lòng từ bi, người Phật tử chủ trương ăn chay chủ yếu là vì họ không nỡ giết hại mạng sống của gà, vịt, ngan, lợn, trâu bò và các loài động vật khác. Tức là người ăn chay vì không thể chịu đựng được sự đau khổ của tất cả chúng sinh. Ăn rau củ quả có được xem là sát sinh không? Phật giáo dạy không sát sinh, chủ yếu đề cập đến các loài động vật, tức là “chúng sinh hữu tâm”. Thực vật khác với động vật, thực vật chỉ có sinh lực, tức là chỉ có chức năng sinh trưởng, chứ không có “tâm”, nên rau củ quả chỉ có phản ứng vật lí chứ không có phản ứng tinh thần, chúng chỉ có sức sống và không có ý thức, nên không đau đớn, vì thế mà việc ăn rau và trái cây được Phật giáo cho phép.
Tại sao người ăn chay vẫn ăn trứng?
Người thích ăn ngon có nhiều lí do, người không thích ăn ngon cũng có nhiều lí do, ăn trứng cũng vậy. Đạo Phật chủ trương ăn chay không phải là vấn đề “ăn uống”, mà là để thanh lọc tâm hồn, để hành vi trong sáng. Mặc dù các nhà sư không ăn trứng, nhưng bánh ngọt, bánh quy họ ăn hàng ngày, thực ra đều có trứng. Các vị Lạt ma Phật giáo Tây Tạng ăn thịt bò và thịt cừu, các nhà sư Nguyên thủy vẫn ăn thịt, các nhà sư Nhật Bản cũng ăn cá. Việc ăn trứng chưa thụ tinh không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng trong giới luật Phật giáo có một giới cấm nhạo báng. Để thu hút người ăn thịt chuyển sang ăn chay, người Phật tử cố tình làm cho các món chay trông giống món thịt cả hình dáng lẫn hương vị, thậm chí đặt tên món chay theo món thịt, đây là một hình thức chế nhạo mà trong giới luật rất kiêng kị.
Bài viết đã quá dài nên tôi phải dừng lại.
Cuối cùng, tôi xin kết thúc bằng câu giảng Pháp của Thượng toạ – Tiến sĩ Thích Chân Quang, ngài giảng rằng “kiếp trước ziết người nên kiếp này làm bác sĩ”. Điều này theo tôi là không đúng. Nếu theo triết lí nhà Phật, ziết người là phạm vào giới luật đầu tiên, với tội nghiêm trọng nhất không thể nào tha thứ. Và theo những phân tích của tôi ở trên, thì bác sĩ là nghề công đức vô lượng, từ bi hỉ xả, vậy ziết người ở kiếp trước mà chuyển hoá thành bác sĩ ở kiếp sau, thì có mà loạn. Tôi đoán rằng, Thượng toạ – Tiến sĩ Thích Chân Quang ngày nói bông phèng cho vui thôi, đó không phải là câu nói của người hiểu về Phật pháp.

𝐏/𝐬: 𝐁𝐚̀𝐢 𝐯𝐢𝐞̂́𝐭 𝐧𝐚̀𝐲 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐨̂𝐢 𝟑𝟐𝟎𝟎 𝐜𝐡𝐮̛̃, 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 đ𝐨̣𝐜 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐮̛̀𝐧𝐠 đ𝐨́ 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐩𝐡𝐞́𝐩 𝐭𝐡𝐢𝐞̂̀𝐧 đ𝐢̣𝐧𝐡./.