- Homepage
- Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa
- SỐT – NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG
SỐT – NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG
𝐒𝐨̂́𝐭 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛̃ 𝐦𝐚̀ 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐭𝐡𝐚́𝐜 𝐤𝐢̃ 𝐧𝐡𝐮̛: 𝐬𝐨̂́𝐭 𝐜𝐚𝐨 𝐤𝐞́𝐨 𝐝𝐚̀𝐢, 𝐬𝐨̂́𝐭 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐧𝐠𝐚̆́𝐧, 𝐬𝐨̂́𝐭 𝐭𝐡𝐮̛ 𝐠𝐢𝐚̃𝐧, 𝐬𝐨̂́𝐭 𝐜𝐨̛𝐧, 𝐬𝐨̂́𝐭 𝐤𝐞́𝐨 𝐝𝐚̀𝐢 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐬𝐢𝐧, 𝐬𝐨̂́𝐭 𝐭𝐚́𝐢 𝐩𝐡𝐚́𝐭. 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐨̛𝐧 𝐬𝐨̂́𝐭 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐯𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐨́ 𝐲́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐜𝐡𝐚̂̉𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?
𝙏𝒊̀𝙣𝙝 𝙝𝙪𝒐̂́𝙣𝙜 𝙜𝙞𝒂̉ đ𝒊̣𝙣𝙝 𝙢𝒐̛̀𝙞 𝙘𝒂́𝙘 𝙗𝒂́𝙘 𝙨𝒊̃ 𝙩𝙧𝒆̉ 𝙩𝙝𝒂̉𝙤 𝙡𝙪𝒂̣̂𝙣:
Một trẻ nam 15 tháng tuổi, được người mẹ và ông bố rất quan tâm đưa đến bệnh viện và nói rằng con họ bị sốt cao, không hạ ngay cả khi dùng gấp đôi liều acetaminophen và tắm nước lạnh. Đứa trẻ đã bị sốt liên tục trong 24 giờ. Nhiệt độ cao tới 40,8 độ. Mẹ và bà của đứa trẻ đã cho uống paracetamol theo chỉ dẫn trên bao bì. Sau uống hàng tiếng đồng hồ mới hạ được khoảng 0,5 độ rồi vài chục phút sau sốt cao trở lại, họ cho liều thứ hai sau liều đầu tiên một giờ trong khoảng thời gian 4 giờ một lần trong ngày. Liều cuối cùng là 1 giờ trước khi khám. Đứa trẻ cũng bị cho vào bồn nước lạnh nhưng trẻ phản đối kịch liệt đến mức chỉ kéo dài 5 phút. Mặc dù bị sốt nhưng đứa trẻ vẫn chơi đồ chơi nhưng không chịu ăn thức ăn đặc. Trẻ đã uống một ít nước trái cây. Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường một chút. Bé không nôn, đi ngoài phân bình thường, không có vẻ đau đớn mặc dù bé quấy khóc hơn bình thường và có vẻ mệt mỏi. Người mẹ nói rằng con của cô ấy đang mọc một chiếc răng hàm mới.
Tiền sử bệnh, tiền sử sản khoa, tiền sử gia đình không có gì đặc biệt.
Khám: Nhiệt độ 40,7 độ. Bé tỉnh táo và năng động, ngồi trên đùi mẹ vẫn chơi ô tô đồ chơi. Chuyển động của bé có vẻ giật cục. Bé khóc ngay lập tức khi chạm vào ống nghe và phản đối mạnh mẽ việc bác sĩ khám. Khám thực thể không có gì đáng chú ý ngoại trừ sốt và nhịp tim nhanh.
Bác sĩ chỉ định y tá cho một liều ibuprofen hạ sốt và chườm mát để hạ nhiệt. Người mẹ không hài lòng và người chồng tức giận quát: “Bác sĩ hãy làm gì khác đi! Nhanh lên! Nhiệt độ cứ tăng lên sốt cao như thế này, nếu con tôi mà bị co giật, bị đốt não thì hãy cẩn thận!”
— 𝙃𝒆̂́𝙩 —
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng sốt thay đổi theo chu kì.
Điều này liên quan đến mầm bệnh và cơ chế điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Là động vật máu nóng, chúng ta có cơ chế điều hoà nhiệt độ cơ thể chuyên biệt, trung tâm điều hoà nhiệt độ đặt ở vùng dưới đồi.
Điểm đặt nhiệt độ giống như chiếc thước kẻ.
– Khi cơ thể con người đối mặt với mối đe doạ từ nhiệt độ cao, vùng dưới đồi sẽ thúc đẩy làm mát cơ thể bằng cách tăng tiết mồ hôi, làm giãn mao mạch, giảm sản sinh nhiệt ở cơ và gan.
– Khi cơ thể con người đối diện với nguy cơ hạ thân nhiệt, vùng dưới đồi sẽ thúc đẩy tăng làm ấm, bằng cách giảm tiết mồ hôi, co mao mạch ngoại vi, tăng sản sinh nhiệt ở cơ và gan.
Mặc dù điểm đặt nhiệt độ ở vùng dưới đồi là 37 độ nhưng nó không cố định.
Ví dụ, nhiễm vi khuẩn virus, phản ứng viêm, rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng trung tâm điều nhiệt, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh tự chủ,… thì điểm đặt nhiệt độ có thể cao hơn 37 độ, tức là sốt xuất hiện.
Trong cuộc sống hàng ngày sốt chủ yếu do nhiễm trùng.
Những thay đổi về điểm đặt nhiệt độ phụ thuộc vào prostaglandin E2.
• 𝐂𝐨𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐝𝐢̣𝐜𝐡
Khi mầm bệnh xâm nhập cơ thể, các tế bào miễn dịch (bạch cầu đơn nhân trung tính, đại thực bào, tế bào NK, tế bào đuôi gai, tế bào lympho) sẽ được thúc đẩy, giải phóng lượng lớn cytokine.
Một số yếu tố gây sốt trong các cytokine đó (chẳng hạn interleukin 1,2,6, interferon, yếu tố hoại tử khối u…) có thể thúc đẩy giải phóng prostaglandin E2 thông qua con đường trực tiếp hoặc gián tiếp.
PGE2 tác động vùng dưới đồi gây tăng nhiệt độ.
• 𝐂𝐨𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡
Khi tình trạng viêm cục bộ xảy ra, PGE2 sẽ được hình thành tại vị trí viêm, kích thích các tế bào thần kinh nhạy cảm với lạnh ở da, truyền các tín hiệu lên trên não, từ đó làm tăng nhiệt độ.
Ngoài con đường thần kinh nhạy cảm ở da, thì còn một con đường thần kinh phế vị nữa mà chủ yếu là ở gan. Dây thần kinh phế vị nhận tín hiệu thông qua epinephrine mà không thông qua PGE2.
Với mỗi mầm bệnh khác nhau có thể có kiểu sốt khác nhau.
– 𝘼: 𝙎𝒐̂́𝙩 𝙘𝙖𝙤 𝙠𝒆́𝙤 𝙙𝒂̀𝙞, nhiệt độ 39 – 40 độ, đặc trưng bởi nhiệt độ leo dốc, sau đó duy trì nhiệt độ ngang rất cao có thể kéo dài 24 giờ, sau đó xuống dốc, chênh lệch nhiệt độ cao nhấtvaf thấp nhất dưới 1 độ. Kiểu sốt này gặp ở viêm phổi thuỳ do vi khuẩn gram (-), thương hàn, viêm não, nhiễm trùng đường tiết niệu, lao, nhiễm nấm… Nhiễm virus cũng được thấy ở kiểu sốt này.
– 𝘽: 𝙎𝒐̂́𝙩 𝙘𝒂̂́𝙥 𝙩𝒊́𝙣𝙝 𝙩𝙝𝒐̛̀𝙞 𝙜𝙞𝙖𝙣 𝙣𝙜𝒂̆́𝙣, biểu hiện cơn sốt tăng cao nhưng thời gian sốt ngắn, thường gặp ở những bệnh nhiễm trùng thông thường.
– 𝘾: 𝙎𝒐̂́𝙩 𝙩𝙝𝒖̛ 𝙜𝙞𝒂̃𝙣, nhiệt độ trên 39 độ, dao động lớn, nhiệt độ dao động đến 2 độ C trong vòng 24 giờ. Kiểu sốt này gặp trong nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, viêm nội tâm mạc… Sốt thư giãn hay gặp nhất trong sốt virus và tự khỏi.
– 𝘿: 𝙎𝒐̂́𝙩 𝙘𝒐̛𝙣, biểu hiện sốt tăng đột ngột trên 39 độ, sau đó giảm dần vài giờ, rồi tăng trở lại, nhiều lần trong ngày, kéo dài 24, 48, 72 giờ. Kiểu sốt này hay gặp do sốt rét, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng mủ, viêm thận bể thận, ung thư hạch, nhiễm các virus…
– 𝙀: 𝙎𝒐̂́𝙩 𝙠𝒆́𝙤 𝙙𝒂̀𝙞 𝙝𝒊̀𝙣𝙝 𝙨𝙞𝙣, gặp ở bệnh brucellosis, cừu là nguồn lây chính, tiếp theo là lợn và gia súc.
– 𝙁: 𝙎𝒐̂́𝙩 𝙩𝒂́𝙞 𝙥𝙝𝒂́𝙩, gặp trong nhiễm xoắn khuẩn, do chấy và ve cắn. Cũng có thể gặp trong sốt rét, ung thư hạch, sốt chuột cắn…
