𝐂𝐚𝐨 𝐁𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̀ 𝐜𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝟐𝟐/𝟏/2024, 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 đ𝐢̉𝐧𝐡 𝐏𝐡𝐢𝐚 𝐎𝐚̆́𝐜 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̣̂ 𝐤𝐡𝐨𝐚̉𝐧𝐠 -𝟐°𝐂, 𝐭𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐮̛𝐚 𝐧𝐡𝐨̉, 𝐛𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 đ𝐚̃ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐝𝐚̀𝐲 đ𝐚̣̆𝐜. 𝐂𝐮̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐧𝐚̀𝐲, 𝐭𝐚̣𝐢 đ𝐢̉𝐧𝐡 𝐌𝐚̂̃𝐮 𝐒𝐨̛𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐢̉𝐧𝐡 𝐋𝐚̣𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧, 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̣̂ 𝐱𝐚̂́𝐩 𝐱𝐢̉ 𝟎°𝐂, 𝐧𝐞̂𝐧 𝐜𝐚́𝐜 𝐜𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐚̂𝐲, 𝐧𝐠𝐨̣𝐧 𝐜𝐨̉ 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 đ𝐨́𝐧𝐠 𝐛𝐚̆𝐧𝐠. 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐮̛̀ 𝟒 – 𝟖°𝐂, 𝐜𝐚́𝐜 𝐭𝐢̉𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐢́𝐚 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̣̂ 𝐜𝐨̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̂́𝐩 𝐡𝐨̛𝐧, 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐦𝐨̂ 𝐭𝐚̉ 𝐥𝐚̀ 𝐥𝐚̣𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂́𝐮 𝐱𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠.
Trẻ em được nghỉ học để bảo vệ sức khoẻ.
Đặc biệt là học sinh mẫu giáo và tiểu học, các trường công lập đều nghỉ, trường tư điều chỉnh giờ học và kế hoạch học tập.
Như trường con gái tôi, thuộc hệ thống tư thục, đã lùi giờ học lên 8h15, giáo viên giữ học sinh ở trong lớp, chỉ tổ chức ôn tập kiến thức cũ mà không dạy kiến thức mới. Lớp 23 học sinh, ban đầu 4 gia đình đăng kí cho con ở nhà, nhưng sau đó 11 trẻ nghỉ học.
Miền Bắc sẽ rét đậm rét hại đến Tết.
Người ta đoán rằng, trong trường hợp thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, học sinh đặc biệt là trẻ mẫu giáo và tiểu học, có khả năng miễn dịch yếu nên dễ bị ốm, vì thế mà trẻ cần được nghỉ học để giữ gìn sức khoẻ.
Và cứ mỗi năm, tất cả các bậc học sẽ được nghỉ vào mùa hè vì thời tiết quá nóng, còn mùa đông ngoài trời < 10°C trẻ cũng được nghỉ học ở nhà.

𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐞𝐦 𝐥𝐚̣𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢̉ 𝐡𝐞̀?
Đối với trẻ em, kì nghỉ 3 tháng sau khi kết thúc một năm học là cực kì quan trọng, đây là quãng thời gian chờ khả năng tư duy của trẻ phát triển lên một tầm cao mới, để trẻ học một lớp mới với những kiến thức mới vượt trội.
Trẻ em cần phải rèn luyện và học tập.
Sự khác biệt lớn giữa con người và động vật, là hầu hết các khả năng của động vật đều được di truyền lại, ví dụ như tốc độ của báo, sức mạnh của gấu, đôi mắt của đại bàng, đôi tai của dơi, đôi cánh của chim đều là những khả năng được trời ban cho các loài vật. Nhưng con người thì khác. Đứa trẻ ngay từ lúc sinh ra, phải không ngừng học cách trở thành một con người, học tập và rèn luyện trong nhiều năm tháng để có những khả năng, đặc điểm của con người, việc học đã trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thời ấu thơ. Bằng cách này, trẻ phải đối mặt với mâu thuẫn, một mặt trẻ có quyền tận hưởng thời gian ngắn ngủi để vui chơi, mặt khác trẻ phải dành từng giây từng phút cho việc học tập.
Mỗi năm có bốn mùa xuân, hạ, thu và đông, trẻ em cần dành ba mùa cho việc học tập và rèn luyện, còn lại một mùa để nghỉ ngơi vui chơi thoả thích; đó là chu kì sinh lí để trẻ phát triển và trưởng thành.
Vậy tại sao trẻ lại nghỉ vào mùa hè?
Nếu chúng ta để ý sẽ thấy, tất cả các môn thể thao, chẳng hạn như bóng rổ, bóng đá, quần vợt, v.v., về cơ bản đều là luật chơi do người Anh hoặc người Mỹ đặt ra. Và tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, về cơ bản đều giống nhau, do người Anh và người Mỹ thiết lập quy tắc.
Học sinh nghỉ vào mùa hè cũng vậy.
Mùa hè châu Âu, thời tiết đặc biệt dễ chịu, nên gia đình nào cũng muốn tận dụng thời gian mùa hè để cả nhà đi du lịch, nghỉ ngơi. Nhưng người Việt đi du lịch mùa hè liệu có thực sự sung sướng? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi mùa hè ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới, thì nắng như thiêu như đốt, hoạt động ngoài trời không cẩn thận sẽ chết vì nắng hoặc chết vì nóng, nên các gia đình đi nghỉ từ sáng đến tối nằm trong phòng bật máy lạnh chơi bài để ziết thời gian, đợi khi mặt trời lặn thì mới ra ngoài kiếm nhà hàng ăn uống, đi du lịch nhưng gần như chẳng khám phá được gì. Mỗi gia đình chỉ du lịch vài ba ngày. Phần lớn thời gian trẻ nghỉ hè, do thời tiết quá nắng nóng, nên trẻ ở trong nhà vùi đầu vào game.
Tôi đồng ý rằng, Việt Nam ở thời đại không có máy điều hoà, thì việc bắt trẻ học tập kiến thức trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sẽ là không hợp lí. Còn một nguyên nhân khác, thế hệ chúng tôi trở lại do đất nước quá nghèo, mùa hè nông dân bận rộn thu hoạch, nên trẻ em cần nghỉ học để làm lụng giúp đỡ mẹ cha.
Nhưng nay thì đã khác.
Mùa hè vẫn quá nóng và mùa đông vẫn quá lạnh, khí hậu thậm chí còn khắc nghiệt đến mức cực đoan hơn ngày xưa, nhưng mùa hè có máy lạnh và mùa đông có máy sưởi, học sinh trong lớp không còn sợ nóng và sợ lạnh gì cả.
Trẻ em Việt Nam nghỉ hè là bất hợp lí.
Theo tôi, đừng bắt chước phương Tây cho trẻ em nghỉ hè, thay vào đó hãy để trẻ nghỉ 3 tháng mùa thu. Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, thời tiết rất dễ chịu, đi du lịch có thể khám phá trải nghiệm cả ngày, nếu đi biển vẫn tắm được, điều đó kích thích du lịch phát triển. Kì nghỉ cũng là quãng thời gian chính để học sinh tham gia học ngoại khoá. Bản chất học ngoại khoá là học mà chơi, một khi học tập mà thú vị như trò chơi, thì trẻ vui vẻn tiếp nhận. Rõ ràng, nếu kì nghỉ vào mùa thu, trẻ sẽ có nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động trải nghiệm và rèn luyện ngoài trời, thay vì phải ở trong phòng lạnh cả ngày.

𝐂𝐨̀𝐧 𝐦𝐮̀𝐚 đ𝐨̂𝐧𝐠, 𝐡𝐚̃𝐲 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐞𝐦 𝐯𝐞̂̀ 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧, đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐭𝐚̣̂𝐧 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐢́𝐜𝐡 𝐭𝐮̛̀ 𝐜𝐚́𝐢 𝐥𝐚̣𝐧𝐡.
Lớp con gái tôi có 11/23 trẻ nghỉ học!
Vì:
sợ nóng sợ lạnh,
sợ gió sợ mưa?
Nhớ lại những ngày đầu mùa đông năm ấy, tôi đang ở Thuỵ Điển, nhiệt độ ngoài trời giữa trưa chỉ khoảng 2°C.
Tuy nhiên, trẻ em tại một trường mẫu giáo ở Stockholm lại mặc áo mưa và đi ủng, chúng nhảy vào vũng nước, nghịch bùn và chạy nhảy vui vẻ trong cơn mưa phùn lạnh tái tê.
Tôi đến một trường tiểu học vào sáng thứ Hai, hôm đó rét căm căm, nhưng lớp học không bị hủy dù trời mưa và quá lạnh. Tôi quan sát thấy các bậc phụ huynh đang theo dõi con của họ, vài người cầm ô, nhưng hầu hết đầu trần đứng dưới mưa, tất nhiên họ quấn mình trong những bộ quần áo mùa đông chống thấm nước.
Nhìn cảnh đó, tôi lại nhớ về những năm tháng tuổi ấu thơ, tôi lớn lên ở một làng quê Bắc Bộ rất nghèo khó. Mùa đông bao giờ cũng mưa và gió, ẩm ướt và lạnh lẽo, các gia đình kể cả chó và mèo chỉ thích ngồi quanh bếp lửa hồng để sưởi ấm, chẳng ai chịu bước ra ngoài.
Năm 18 tuổi, tôi đến các thành phố ở phía Bắc, rồi trở về Hà Nội sống từ đó tới nay. Những năm cuối của thế kỉ 20, Thủ đô Hà Nội vẫn quá nghèo, các gia đình không có máy điều hoà. Vào mùa đông, trời ẩm và lạnh, trẻ được quấn ba lớp quần áo, cha mẹ sẽ nói là trời rét buốt quá, không được ra ngoài để bị cảm.
Nhưng so với Bắc Âu cái lạnh chưa thấm vào đâu.
Chỉ cần xem thời tiết vào những ngày đầu đông, nhiệt độ chỉ 2-5°C, trời mưa hoặc ban đêm nhiệt độ có thể thấp hơn. Vậy nhưng sân bóng cạnh căn hộ tôi ở, ngày nào cũng vậy, bất kể mưa gió, trẻ luyện tập không ngừng nghỉ.
Con người Thuỵ Điển cũng giống như bất kì người phương Tây nào khác, rất yêu thích biển, nhưng họ không được thiên nhiên ban tặng cho các bãi biển mênh mông đầy nắng và gió như ở Việt Nam. Vì thế mà trẻ em Thuỵ Điển nhìn thấy một vũng nước mưa là sướng như bắt được vàng. Các trường học ở Thuỵ Điển sẽ đào những cái hố chứa đầy cát, đây là tiêu chuẩn bắt buộc, vào mùa đông trẻ vẫn nhảy xuống hố cát với đôi chân trần, chúng ngồi đùa nghịch trong cát và tưởng tượng đó chính là bãi biển. Từ trường mẫu giáo, cho đến tiểu học, rồi trung học, tôi không thấy bất kì những lán hay lều ngoài trời để che mưa che nắng, thay vào đó “niềm vui hoang dã” được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Đó là những hố cát to nhỏ với đủ loại hình thù, những cây cổ thụ xù xì, những xích đu làm bằng lốp xe, những cây cầu ván đơn, cầu trượt hay đủ các thể loại gần gũi với thiên nhiên.
Trẻ em Thuỵ Điển sẽ thoả thích phơi nắng phơi mưa, nhặt lá rụng ngoài vườn, kiếm củi khô, đùa nghịch trong mưa, chạy nhảy hát hò và vẽ tranh, giẫm chân trần trên cát, nói chung trường mẫu giáo và trường tiểu học tràn ngập tiếng cười.
Mẫu giáo và những năm đầu tiểu học, chủ yếu trẻ học ngoài trời, dù mùa đông lạnh giá, thậm chí có mưa phùn, mùa hè nắng nóng, trẻ em vẫn thích học tập vui chơi ở ngoài trời hơn là ở trong nhà.
Giáo dục ở Thuỵ Điển cho rằng, với trẻ nhỏ, việc tiếp xúc với môi trường thiên nhiên quanh năm là rất quan trọng. Miễn là trẻ được mặc quần áo phù hợp vào ngày mùa đông và ngày mưa, thì dù có lạnh và ẩm ướt, trẻ vẫn hoàn toàn ổn, ở ngoài trời dù thời tiết có chút khắc nghiệt thì vẫn tốt hơn là suốt ngày trong nhà ấm áp. Trong không gian ngoài trời, trẻ có thể quan sát cách giun đào hang trong đất lạnh, xem cách côn trùng kiếm ăn hay tìm nơi trú ẩn, tìm hiểu sương giá hình thành như thế nào trên những lá cây ngọn cỏ. Trẻ em cũng có thể nhận biết thời tiết, khí hậu, mây và sương mù, hướng gió, thậm chí dự đoán những cơn mưa bất chợt.
Có rất nhiều hoạt động ngoài trời bổ ích, ví dụ như thắp đuốc trong mưa phùn, nhóm lửa bằng củi ướt, chơi các trò khám phá thế giới tự nhiên, tìm hiểu các loài thực vật, tổ chức nấu những bữa ăn trong điều kiện ẩm ướt và lạnh lẽo.
Với trẻ em, hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, sự tỉnh táo, sức khỏe tinh thần và kĩ năng vận động. Thông qua việc tiếp xúc với các vi sinh vật trong bụi, trong đất và trong nước, đó cũng là cách để trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ thường xuyên hoạt động ngoài trời sẽ có cơ thể cường tráng, không sợ gió lạnh và ít khi ốm đau quanh năm. Trẻ tham hoạt động ngoài trời, nhờ sự kích thích của các điều kiện tự nhiên, khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sẽ tốt hơn, từ đó cải thiện sức khỏe thể chất. Mùa đông mưa và rét, với sự kích thích của cái lạnh, quá trình trao đổi chất của toàn cơ thể được tăng cường, lượng máu cung cấp cho các cơ quan nội tạng tăng lên, sức chịu đựng cũng được rèn luyện. Vì vậy, những đứa trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời có sức đề kháng mạnh mẽ hơn những đứa trẻ khác, rất ít bị ốm đau.
Ngược lại, các bậc cha mẹ ở Việt Nam luôn lo lắng về dinh dưỡng, phải lao tâm khổ tứ nghiên cứu thần số học và sinh trắc vân tay phát triển trí tuệ cho con, nhưng lại bỏ qua những biện pháp rèn luyện như trải qua nắng mưa nóng lạnh. Hầu hết trẻ em Việt Nam ở nhà, rất hiếm khi vận động ngoài trời, nhiệt độ dưới 10°C đã phải nghỉ học vì sợ quãng đường từ nhà đến trường lạnh và mưa. Kết quả là, đa số trẻ em Việt Nam còi cọc và mũm mĩm, có thể lực kém, sợ nóng vào mùa hè, sợ lạnh vào mùa đông, cơ thể mỏng manh, không thích nghi được với sự thay đổi của mùa, suốt ngày ốm đau, trời phú cho trí óc rất thông minh nhưng lại rất lười suy nghĩ sâu xa.


Đ𝐨̂́𝐢 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐤𝐡𝐨́ 𝐤𝐡𝐚̆𝐧, 𝐤𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐢̀, 𝐤𝐢𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂̃𝐧… 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐚̀𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐥𝐚̀ 𝐥𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐨́𝐢 𝐦𝐚̀ 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐫𝐞̀𝐧 𝐥𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧.
Lần đầu tới Nhật Bản, tôi rất ngạc nhiên với nền giáo dục “lạnh lùng” ở quốc gia này. Các trường mẫu giáo Nhật Bản đều tổ chức các cuộc chạy marathon cởi trần vào mùa đông lạnh giá, mỗi tháng chạy một lần, nhiều trường mẫu giáo khuyến khích thực hiện huấn luyện chịu rét cho trẻ nhỏ, thậm chí vào mùa đông các em cũng phải cởi trần.
Giáo dục Hàn Quốc nổi tiếng với lối huấn luyện mùa đông “kiểu quỷ”, bắt đầu từ bậc tiểu học, trẻ em hàng năm được huấn luyện theo từng khoá kỉ luật quân sự, trong đó rất cần thiết phải rèn luyện thể chất và rèn luyện khả năng chịu lạnh. Có nhiều các bài tập, ví dụ học sinh cởi trần nâng khúc gỗ trong tuyết dày để rèn luyện thể lực và tính kiên trì, xúc tuyết, rèn luyện thể chất trên tuyết và các môn học khác trong điều kiện thời tiết giá lạnh rất khắc nghiệt.
Nga, một quốc gia chiến đấu, trẻ em được cha mẹ rèn luyện bằng cách buổi sáng ra đường tắm nước lạnh và phủ tuyết lên người. Một số trường mẫu giáo ở Siberia, trẻ em rèn luyện khả năng chịu lạnh ngay từ khi còn nhỏ, ba tuổi đã bắt đầu tắm tuyết.
Ở các quốc gia tôi đã đi qua, thì “khoan dung lạnh lùng” không chỉ là một thực hành văn hoá, mà còn là một quan điểm giáo dục để trưởng thành.
Việt Nam không thể “khoan dung lạnh lùng”.
Để sống khoẻ mạnh và kéo dài tuổi thọ, con người đang tìm kiếm nhiều cách khác nhau, nhưng cách tốt nhất là sống phù hợp với thế giới tự nhiên thật khoa học.
Thật tiếc là, trong một xã hội phát triển nhanh chóng đã cuốn chúng ta đi, như trẻ em bị cuốn vào gánh nặng học hành kiếm thành tích bề nổi, còn cha mẹ thì phải chịu áp lực công việc kiếm tiền nên rất căng thẳng, khiến mọi người không còn sức lực hay thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời. Đặc biệt trong những điều kiện khắc nghiệt, chỉ vì sợ trời lạnh quá hoặc nóng quá, sợ mưa làm bẩn quần áo, sợ gió mạnh làm bay làn son môi và rối thêm mớ tóc, nên bản thân cha mẹ không muốn ra ngoài, họ vất cho con chiếc điện thoại xịn để con nằm xem video.
Thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta những mùa, môi trường, khí hậu, nắng, gió, không khí tươi đẹp, đó là những liều thuốc bổ tự nhiên tốt nhất, chúng ta chỉ cần áp dụng vào rèn luyện, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần cho chính chúng ta, cho trẻ em, thì mọi bệnh tật sẽ tiêu tan.
Thật tiếc là, đất nước chúng ta với nền văn hoá bốn ngàn năm sợ nắng và sợ gió, đến nỗi mùa hè cho con nghỉ học ở luôn trong nhà 3 tháng, mùa đông dưới 10°C cũng nghỉ dù trường có điều hoà hai chiều, thì để có một nền giáo dục trưởng thành chúng ta sẽ còn phải đi một quãng đường rất dài./.