𝐌𝐢̀𝐧𝐡 𝐱𝐞𝐦 𝐱𝐨𝐧𝐠 𝟑 𝐯𝐢𝐝𝐞𝐨 𝐦𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐛𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐪𝐮𝐚́…
Nếu học sinh tranh luận với giáo viên, dùng lời lẽ to tiếng quá mức, sử dụng những động từ mạnh, vung chân & vung tay, thì với những người nghe hơi nồi chõ giáo dục hiện đại kiểu phương Tây, họ sẽ coi đó là học sinh cá tính.
Nhưng lần này…
Video thứ 一, một nhóm học sinh cố ý dồn cô vào góc tường, lăng mạ, sỉ nhục, chửi bới cô bằng những lời tục tĩu. Cô giáo chỉ đứng im dùng điện thoại quay clip.
Video thứ 二, ghi lại cảnh cô giáo bị nhiều học sinh bao vây, tấn công, ngang nhiên ném giấy lên mặt và nhét rác vào cặp, dùng dép ném trúng trán khiến cô choáng váng ngất xỉu. Sau một đòn thành công, khi thấy cô ngã xuống đất, nhóm học sinh chốt cửa để cô không chạy thoát, tiếp tục ném dép vào người là đòn cuối cùng.
Video thứ 三, cảnh cô giáo hai tay hai dép đuổi đánh học sinh, cả lớp chạy tán loạn, một học sinh nam bị đuổi đánh đã vác ghế phang cô giáo.
Sự việc đã tới mức này, chắc phải có ẩn giấu bí mật gì phía sau, tôi không biết tình huống cụ thể, nên đành chờ đợi Bộ Giáo dục xác minh làm rõ.
Bài viết này tôi phân tích 3 vấn đề.

𝐕𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝟏: 𝐋𝐚̀𝐦 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐯𝐢𝐞̂𝐧, 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐬𝐮̛̉𝐚 𝐦𝐢̀𝐧𝐡, 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐯𝐮̣ 𝐜𝐨̛ 𝐛𝐚̉𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐜𝐮̉𝐚 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢𝐚̉𝐧𝐠 𝐝𝐚̣𝐲, 𝐭𝐮𝐲 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧, 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐜𝐨́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐨̂̉𝐧 𝐡𝐚̣𝐢 𝐡𝐨̣𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡.
Thỉnh thoảng báo chí lại đưa tin sốc: Cô giáo bắt học trò “thụt dầu” 200 lần; Cô giáo đánh học sinh trong giờ thi ở Hải Phòng; Cô giáo dùng thước đánh học sinh lớp 2 bầm lưng vì làm sai bài tập: Cô giáo đánh cháu bé 3 tuổi hằn cả bàn tay và tụ máu môi; Cô giáo đánh học sinh lớp 4 bằng roi tre vì không làm bài tập; Cô giáo đánh học sinh lớp 4 bầm tím lưng; Cô giáo đánh học sinh gãy ngón tay; Thầy giáo đánh học sinh vì không chịu ngủ trưa; Thầy giáo đánh học sinh trên bục giảng; Thầy giáo đánh học sinh vì điểm kém…
Những chuyện như này tôi gặp thường xuyên.
Thời chúng tôi đi học, bị tát, đá, đấm mà không có lí do, hoặc chỉ vi phạm một lỗi nhỏ, đó là điều quá phổ biến. Tôi chứng kiến nhiều bạn phải chạy quanh sân trường, hít đất vài chục cái, bị quật thước sưng mông. Điều đáng sợ nhất là bị sỉ nhục nơi công cộng. Suốt 12 năm học phổ thông, tôi phát hiện ra rằng một số giáo viên không thể kiềm chế được cảm xúc của mình, đôi khi họ giận dữ hung tợn, thỉnh thoảng họ nhạy cảm mong manh.
Đánh đập học sinh chỉ vì những lỗi nhỏ là sai!
Là một nhà giáo, nhiệm vụ quan trọng nhất là dạy dỗ, giáo dục con người, truyền bá những kiến thức văn hóa cơ bản, làm gương tốt cho học sinh, đây là điều bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên luôn gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như học sinh không nghe lời, học sinh vi phạm kỉ luật, học sinh đánh nhau, v.v, nhưng chưa đến mức độ phải kỉ luật nghiêm khắc. Khi đối mặt với tình huống này, giáo viên phải tìm hiểu lí do tại sao sự cố xảy ra, bằng cách gọi riêng học sinh đến văn phòng để trình bày lí do, thông qua sự giảng dạy kiên nhẫn, giáo viên giúp học sinh nhận ra lỗi và khắc phục.
Nếu học sinh vẫn không chịu thay đổi sau nhiều lần nhắc nhở, giáo viên có thể thông báo tình hình cho phụ huynh, cùng nhau tìm ra giải pháp khắc phục. Nếu giáo viên lạm dụng đánh đập học sinh, dùng nhục hình, không những gây tổn hại đến thân thể mà còn ảnh hưởng đến tâm lí học sinh, thậm chí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhiều học sinh từ nhỏ được nuông chiều, hiếm khi bị cha mẹ đánh đập, mắng mỏ, có một số trẻ có lòng tự trọng rất cao, sau khi bị giáo viên đánh đập, bạo hành chắc chắn sẽ làm một số việc cực đoan, sẽ đi vào ngõ cụt.
Lạm dụng đánh đập học sinh, thời của tôi đó là hiện tượng phổ biến, kết quả cuối cùng của những giáo viên như thế là công việc chăn cừu.
Bởi vậy, giáo viên phải lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, mục đích của giáo dục là tập trung vào việc giảng dạy chứ không phải đánh đập, hình phạt thể xác trong đa số tình huống không thể giải quyết được bất kì vấn đề gì, đồng thời theo thời gian, nó sẽ chỉ mở rộng thêm vấn đề tiêu cực mà thôi.

𝐕𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝟐: 𝐕𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐭𝐚̆́𝐜 đ𝐚́𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐞́𝐩, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐡𝐨̣𝐜, 𝐤𝐡𝐢 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ đ𝐮̛́𝐚 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐤𝐢̀ 𝐯𝐨̂ 𝐥𝐢́ 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐨̛̣𝐦, 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̣𝐭 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐱𝐚́𝐜.
Làm giáo viên đứng lớp bậc tiểu học ai cũng hiểu, nếu chỉ giáo dục trẻ bằng lời nói và trau dồi tinh thần hàng ngày, nhiều trẻ không đạt được kết quả tốt.
Học sinh cấp 1, đặc biệt là các lớp dưới, còn rất non nớt trong sự phát triển trí tuệ, khó hiểu một số nguyên tắc lớn, thiếu khả năng phân biệt đúng sai. Trong trường hợp này, tốt hơn hết hãy để trẻ nếm trải “cơn đau cắt da”, để trẻ thực sự cảm nhận được rằng nếu làm như vậy thì sẽ bị phạt. Lần sau gặp tình huống tương tự, trẻ sẽ nhớ tới hình phạt đã nhận, tự nhiên sẽ khống chế được chính mình. Rồi khi lớn lên, trẻ bắt đầu có sự hiểu biết hơn, nghĩ lại trẻ tự nhận ra đó là sai lầm.
Một số người sẽ lập luận rằng, vậy sao không đợi cho đến khi trẻ hiểu đúng sai, rồi hãy giáo dục, thay vì đánh trẻ. Trong tâm lí giáo dục, nguyên tắc sửa chữa hành vi càng sớm càng tốt, đợi trẻ lớn thì hành vi sai đã lặp đi lặp lại thành thói quen, khi lớn sửa rất ít hiệu quả.
Vì vậy, điều quan trọng là phải áp dụng hình phạt cần thiết và hợp lí ở đúng giai đoạn, giáo viên “đánh trẻ” không nên coi là vấn đề cấm trong giáo dục.
Nhưng ở nước ta cấm giáo viên động tới học sinh!
Để tôi kể câu chuyện thực tế về cô bạn của tôi, hãy gọi cô ấy là cô giáo T, cô dạy lớp 5. Một ngày nọ, cô cho lớp luyện tập xếp hàng, có một bé gái rất hào hứng, lắc lư trái phải phải trái, quay lên quay xuống, liên tục nói chuyện với các học sinh khác. Cô giáo T đi tới và yêu cầu đứa trẻ đứng ngay ngắn. Đứa trẻ nhất định không nghe lời, trợn mắt nhìn cô giáo T, rồi bước thẳng ra khỏi hàng. Cô giáo T nghiêm khắc nói: “Đứng vào hàng!” Đứa trẻ không nghe lời, quay ngoắt bỏ đi, cô T đột nhiên rơi vào trạng thái hưng phấn, túm lấy quần áo đứa trẻ, cưỡng ép kéo vào hàng, đứa trẻ la khóc.
Ngày hôm sau, người bố đến gặp cô giáo T.
Thì ra đứa trẻ về nhà, ban đêm khóc lóc kể với bố mẹ rằng cô giáo T đã cấu véo, lôi kéo đứa trẻ rất mạnh và khiến đứa trẻ bị đau đớn. Cô giáo T không không đồng ý, cho rằng cô chỉ kéo áo đứa trẻ và có sự kích động, nhưng phụ huynh lại không chấp nhận, cho rằng con mình đã bị cô giáo T làm đau. Cuối cùng, phụ huynh hiệu trưởng, yêu cầu phải có hình phạt cụ thể đối với cô giáo T, nếu không sẽ đưa sự việc lên FB…
Bây giờ cô giáo T đã nghỉ việc để bán trà sữa.
Có 19 tiểu bang ở Mỹ cho phép giáo viên đánh trẻ, học sinh vi phạm kỉ luật sẽ bị đánh bằng gậy gỗ có hình dáng và kích thước theo quy định, mỗi lần tối đa 3 đòn. Tất nhiên, chỉ những nhân viên có giấy chứng nhận đánh trẻ, tức là phải được học kĩ thuật đánh, thì mới được phép thực hiện. Hình phạt thể xác sẽ được thực hiện, nếu các biện pháp kỉ luật khác không thành công, giáo viên phải đánh trước mặt các quản trị viên với tư cách là nhân chứng, để tránh bị gia đình kiện tụng giáo viên đánh trẻ quá mức. Theo Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia, năm 2018 có tổng số 70.348 học sinh ở 19 tiểu bang đã phải nhận nhục hình. Việc làm này bị nhiều người phản đối, trong đó có Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, họ tin rằng đánh như vậy chỉ khiến trẻ em trở nên hung hăng và phá hoại hơn.
Singapore hay nhiều quốc gia khác cũng cho đánh trẻ.
Nhưng đánh phải có kĩ thuật, ví dụ đánh vào lòng bàn tay, đánh vào mông, không chạm vào các nơi khác, cú đánh vừa đủ lực không gây chấn thương. Tuyệt đối không đánh vào đầu. Điều này không chỉ vì vết thương lớn và nguy hiểm, mà còn vì đánh vào đầu là một hành vi rất thiếu tôn trọng trẻ, một nguyên nhân rất quan trọng nữa là trẻ bắt chước. Học sinh tiểu học thích bắt chước hành vi của người lớn. Nếu giáo viên đánh vào đầu trẻ, có thể bắt chước đánh vào đầu bạn cùng lớp. Nói chung, đấm, đá, tát, hay đánh vào đầu học sinh, đó là sự xúc phạm, không phải là một hình phạt.
Trở lại câu chuyện tôi kể, đứa trẻ không hẳn nói dối bố mẹ để trả thù cô giáo T, nhưng có thể trong tiềm thức trẻ mặc định không ai được phép mắng hay chạm một ngón tay vào mình. Khi cô giáo T kéo áo lôi vào hàng, đứa trẻ ngay lập tức nhập vai “nạn nhân”, nghĩ rằng mình được quyền bảo vệ.
Làm bác sĩ khám cho vài chục trẻ em mỗi ngày, tôi nhận thấy một số trẻ được gia đình bao bọc “rất tốt”, sự bao bọc quá mức khiến những đứa trẻ như thế trở thành một nhóm người không ai được phép động chạm đến, trẻ có tâm lí cực kì kém, thích làm gì thì làm, dễ bỏ nhà đi, dễ tự tử, lớn lên sẽ gắn với câu nói “mày biết tao là ai không”.

𝐕𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝟑: 𝐇𝐨̣𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐚̂́𝐩 𝟐 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐨́𝐦 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢.
Nổi loạn, đua đòi, ý thức pháp luật kém.
Trong xã hội có những quy tắc: người ở tầng lớp thấp hơn sợ người tầng lớp cao hơn; người lớn với người lớn dễ nói chuyện với nhau, dễ dàng giải quyết vấn đề, biến mâu thuẫn phức tạp thành đơn giản, mâu thuẫn đơn giản thành no vấn đề; có học thức cao sẽ biết phân biệt phải trái. Bởi vậy, tôi chưa bao giờ thấy một người trưởng thành đi làm, khi mâu thuẫn lại dùng gạch đập ông chủ.
Nhưng học sinh cấp 2 thì khác.
Như trong 3 video ở đầu bài tôi đề cập, học sinh cấp 2 đã cầm dép bổ vào mặt cô giáo, mắng chửi cô bằng những lời tục tĩu nhất có thể. Với học sinh cấp 2, khi xảy ra mâu thuẫn với một người nào đó, trẻ không quan tâm người ấy là ai, giàu có, quyền lực và sức mạnh tuyệt vời như thế nào. Học sinh cấp 2 thực sự không sợ bất cứ điều gì. Trẻ thường hành động ngay. Người lớn nói sẽ ziết ai đó, thì đấy chỉ là câu doạ thôi, nhưng học sinh cấp 2 nói ziết thì phải cẩn thận, trẻ nói ra miệng có nghĩa là xác định hành động thực sự nếu có cơ hội. Bị cô giáo mắng, học sinh cấp 2 nhanh chóng ghi nhớ trong đầu, nghĩ ra trăm cách để giáo viên giúp đỡ, nhưng cũng ra trăm cách để trả thù cô giáo.
Thà đắc tội với thiên vương còn hơn đắc tội với học sinh cấp 2.
Về thể lực, học sinh cấp 2 không thua kém người lớn, thậm chí nhỉnh hơn một chút so với phụ nữ. Về tâm lí, đây là lứa tuổi bầy đàn, học sinh cấp 2 kết thành một nhóm lớn. Chỉ cần một học sinh mâu thuẫn với người khác, bất kể đúng sai, sẽ kéo theo cả nhóm cùng chung suy nghĩ và hành động. Vụ việc trong 3 video, tôi đếm nhưng không thể đếm nổi vì số học sinh tấn công cô giáo của mình quá đông, có lẽ cả một lớp học, đủ hết nam và nữ.
Học sinh cấp 3 mâu thuẫn chỉ nhỏ nhặt, tự giải quyết tình cảm, không đánh nhau. Nhưng học sinh cấp 2 đánh nhau là chuyện thường. Con gái bạn tôi học ở một trường cấp 2 thuộc trường điểm nổi tiếng ở Hà Nội, cháu nổi tiếng ngoan ngoãn, bạn gái lớp bên cạnh chơi bóng lăn sang, trong lúc nhặt bóng nhìn nhau thấy không thiện cảm, thế là mỗi bên kéo hàng chục bạn ra đánh nhau tơi bời. Nhiều lần đứng ở cổng trường cấp 2 quan sát, tôi thấy các nhóm học sinh cả nam lẫn nữ tổ chức đánh nhau, mức độ truy sát không khác gì xã hội đen, mức độ tổn thương khá nặng nhưng các cháu sẽ nói dối bố mẹ là bị tai nạn hay bị đau bụng.
Học sinh cấp 3 hầu như không đánh nhau.
Bởi vì một mặt, kì thi tuyển sinh cấp 3 giúp loại bỏ một nhóm “cặn bã”, tuy chưa phải là nền giáo dục tinh hoa như đại học, nhưng cấp 3 chương trình học cũng rất nặng. Mặt khác, học sinh cấp 3 đã là những thanh niên, nên có những giá trị trưởng thành hơn, biết yêu cái đẹp, nhận thức luật pháp tốt hơn. Học sinh cấp 3 ngoài học tập vất vả hơn, còn ý thức rèn luyện thể chất, theo đuổi những đam mê, nên không quan tâm đến những mâu thuẫn nhỏ nhặt để phải đánh nhau.
Cấp 2 là giáo dục bắt buộc nên có đủ loại học sinh, dốt nhiều giỏi ít, hiền lành ít nghịch ngợm đều nhiều, độ tuổi bắt đầu trưởng thành, việc gì cũng muốn làm. Học sinh cấp 2 chỉ là những thiếu niên, cơ thể đã nhanh chóng phát triển đến độ của người lớn, nhưng trí óc lại chưa trưởng thành, biểu hiện chủ yếu là tính bạo lực bốc đồng, cùng với hành vi liều lĩnh của trẻ con. Các vụ đánh nhau tập thể ở cấp 2, đầu tiên xuất phát từ một vài học sinh cực kì hung hãn, thiếu hiểu biết và không biết sợ hãi. Với học sinh cấp 2, gây sự thách thức giáo viên sẽ thật tuyệt vời, cả lớp cùng hành hung giáo viên càng tuyệt vời hơn.
Giáo viên dạy cấp 2 vô cùng khó.
Vì học sinh cấp 2 thực sự rất dễ gặp rắc rối, mà rắc rối của một hai học sinh sẽ kéo theo hàng chục học sinh khác, bạn cùng lớp đều có khả năng làm bất cứ điều gì, mỗi cá học sinh thực sự rất nổi loạn và thường xuyên làm trái ý cha mẹ. Phụ huynh nào có con ở cấp 2 cũng bị stress, cha mẹ vẫn gọi đó là tuổi ẩm ương, mất ăn mất ngủ vì con, có những lúc tưởng con hư hỏng mất đến nơi.
Đến đây chắc bạn đọc của tôi đã hiểu, rằng tại sao cô giáo ở Trường Cấp 2 Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang lại bị cả lớp 7C chống lại, liên tục đánh đập và nhốt cô, bị triền miên ngày này tháng khác, thậm chí cô còn bị học sinh dùng gậy chọc vào chỗ kín.

𝐕𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝟒: 𝐇𝐨̣𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐮̛ 𝐡𝐨̉𝐧𝐠, 𝐜𝐚́ 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭, 𝐥𝐚̣𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝐤𝐡𝐚́𝐜.
Khi gần như cả lớp 7C Trường Cấp 2 Văn Phú nhiều lần tấn công cô giáo, tôi cho rằng, đó là vấn đề tâm lí lứa tuổi, như tôi đã trình bày.
Nhưng học sinh hư hỏng, cá biệt, thì lại khác.
Giả sử trong 3 video đó, chỉ có một vài em tấn công giáo viên, số còn lại không tham gia tấn công, thì dứt khoát những học sinh tấn công cô giáo phải là học sinh hư. Tôi sẽ không bào chữa cho những học sinh như thế, mà thay vào đó, tôi đánh giá thiện ác của học sinh dựa trên thành tích học tập và sai lầm.
Học sinh hư chắc chắn không phải là học sinh giỏi.
Ai cũng có ác niệm, nhưng cũng đều có khả năng kiềm chế bản thân, học sinh học giỏi thì khả năng tự chủ mạnh mẽ hơn, học sinh giỏi sẽ kiềm chế tốt hơn những ham muốn và cám dỗ, học sinh giỏi kiềm chế tà ác cao hơn, học sinh giỏi chỉ cần thể hiện mặt tốt của mình thường xuyên hơn là được. Ngược lại, hầu hết lực học yếu thường có phẩm chất kém và khả năng phán đoán đúng sai yếu, ý thức pháp luật yếu. Phẩm chất đạo đức xấu có rất nhiều loại, qua học tập chúng ta có thể lọc ra những học sinh thích gây gổ và ngu dốt ở một mức độ nhất định.
Nếu xảy ra vụ học sinh đánh giáo viên, thì ý định ban đầu của học hư sẽ là đánh đập giáo viên, học sinh thực sự có gan làm điều đó. Ở nhà không thể là đứa con ngoan, nhất định là cao thủ đánh cha mắng mẹ, không vâng lời và không có kỉ luật. Đằng sau mỗi học sinh khốn nạn gần như có một phụ huynh mất dạy. Loại học sinh này đã được cha mẹ rèn luyện. Mặc dù đang ở tuổi vị thành niên, nhưng lối sống đã vô pháp vô thiên, muốn làm gì thì làm mà không có ý thức trách nhiệm, đứa trẻ như thế sẵn sàng cầm dao ziết người.
Ở Mỹ, những học sinh hư hỏng, cá biệt sẽ được “hỗ trợ tâm lí”.

𝐀̉𝐧𝐡 𝐦𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐨𝐚̣ 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐭𝐮̛̀ 𝐈𝐧𝐭𝐞𝐫𝐧𝐞𝐭, 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐜 𝐠𝐚̣̂𝐲 𝐭𝐫𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̣𝐭 𝐡𝐨̣𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐮̛, 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐌𝐲̃.
(Bài viết đăng ngày 9/12/2023 trên Fanpage Bác sĩ Trần Văn Phúc)