Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa

THỜI TIẾT NÓNG LẠNH THAY ĐỔI QUÁ NHANH

Sáng thứ Bảy 28°C, nhiều người mặc quần áo mùa hè, áo cộc tay, váy ngắn ra ngoài. Buổi trưa xuống 12°C, tức là giảm trực tiếp 16 độ, chênh lệch nhiệt độ là quá lớn. Chiều thứ Bảy trên xe buýt, tôi thấy nhiều người mặc áo len, áo gió, có người khoác áo độn bông. Cảm giác làm tôi nhớ lại những khoảnh khắc mùa Đông, mỗi khi thời tiết thay đổi, mẹ lại dặn tôi phải chú ý đến sức khoẻ.

Khi bé tôi rất dễ bị ốm.

Làm cha mẹ, ai cũng sợ nhất khi con mình ốm. Khi đứa trẻ “luôn” bị ốm, cha mẹ chắc chắn sẽ lo lắng không biết hệ miễn dịch của con mình có vấn đề gì không, đồng thời nghĩ cách tăng cường khả năng miễn dịch để con ít mắc bệnh hơn.

Trên thực tế, trẻ em nào cũng sẽ mắc bệnh. Bị bệnh không có nghĩa là trẻ có vấn đề hệ miễn dịch. Ngay cả một đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, cũng có thể mắc 8-12 lần cảm lạnh thông thường mỗi năm từ khi sinh ra cho đến trước khi vào tiểu học, tuổi thiếu niên và trưởng thành giảm xuống còn 2-4 lần cảm lạnh mỗi năm. Ốm đau là một phần trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Nhưng vẫn có trẻ hệ miễn dịch kém.

Những trẻ như vậy rất dễ bị ốm, khi ốm luôn khó điều trị, nên cha mẹ cần biết khi nào hệ miễn dịch con mình bị suy giảm.

Sau đây là 9 dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch bị suy giảm.

❶ Mắc tám bệnh nhiễm trùng tai trở lên trong 1 năm.

❷ Mắc hai lần viêm xoang nặng trở lên trong 1 năm.

❸ Dùng kháng sinh từ 2 tháng trở lên mà ít tác dụng.

❹ Từ hai lần trở lên viêm phổi trong 1 năm.

❺ Trẻ tăng cân và tăng trưởng không đạt yêu cầu.

❻ Áp xe tái phát sâu trong da hoặc các cơ quan.

❼ Sau một tuổi, trẻ bị tưa miệng, viêm loét miệng, viêm loét trên da.

❽ Cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

❾ Hai bệnh nhiễm trùng sâu trở lên.

Nếu trẻ có từ 2 dấu hiệu cảnh báo trở lên, thì khả năng cao là mắc bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát (Primary Immunodeficiency Disease – PID), bệnh này do các yếu tố di truyền gây ra các tế bào hoạt động miễn dịch và các phân tử hoạt động miễn dịch, xảy ra khiếm khuyết, dẫn đến phản ứng miễn dịch bị khiếm khuyết hoặc giảm sút. Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ bị tổn hại, nên trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là thời tiết thay đổi, khi mắc bệnh thì sẽ khó điều trị hơn.

Hệ thống miễn dịch của con người bao gồm tuyến ức, tủy xương, lá lách, amidan, ruột thừa và mảng Peyer trong ruột non, các thành phần miễn dịch trong hệ này được vận chuyển khắp cơ thể thông qua hệ thống bạch huyết. Thành phần miễn dịch bao gồm bạch cầu và dịch bạch huyết. Bạch cầu là tế bào của hệ miễn dịch có khả năng chống lại virus, vi khuẩn và các mầm bệnh khác cũng như tế bào ung thư. Các tế bào bạch cầu được sản xuất trong tủy xương. Trên thực tế, tủy xương, lá lách và tuyến ức đều là những cơ quan bạch huyết.

Bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát là một bệnh di truyền hiếm gặp, chỉ 1/5000 trẻ em mắc phải, nhưng bài viết này tôi muốn nhắc nhở tình trạng suy giảm miễn dịch nói chung.

Ngay cả người lớn cũng bị suy giảm miễn dịch.

Để tăng cường miễn dịch, không phải là cách chúng ta thực hiện lối sống vô trùng, mà hãy thực hành sống gần gũi hơn với thiên nhiên, như bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thu Hà mà tôi đăng kèm bài viết này.

Trong lúc vẽ tranh em Hà đã nhắn cho tôi: “Buổi sáng ở một nơi rất xa, em mở cửa ra vào và cửa sổ để gió đông thổi qua. Nhiệt độ giảm nhanh nhưng em không thấy lạnh chút nào. Ở nơi đây, trong vài ngày nữa, hoa quế ngọt ngào phía sau núi sẽ bắt đầu có mùi thơm, người đi đường vẫn mặc áo len và áo bông. Chỉ tiếc là không có anh để cùng em xem những bông hoa nở. Em rất muốn gặp ai đó! Đúng như anh nói, mùa đông là mùa thích hợp cho những vòng tay ôm.”

Và tôi nhắn lại cho em.

“Thời tiết ngày càng lạnh, em hãy mặc thêm quần áo, uống thêm nước gừng nóng, đi ngủ sớm dậy sớm, làm việc chăm chỉ và nhớ ai đó đúng giờ; thực hành đúng như vậy sẽ là cách tốt nhất để em không bị ốm.”

Chúng tôi là bạn tri kỉ của nhau!./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *