𝐓𝐫𝐚̣̂𝐧 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 đ𝐚̂́𝐭 𝟕,𝟗 đ𝐨̣̂ 𝐫𝐢𝐜𝐡𝐭𝐞𝐫 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟐𝟎𝟎 𝐧𝐚̆𝐦 𝐨̛̉ 𝐌𝐲𝐚𝐧𝐦𝐚𝐫, 𝐜𝐨́ 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̣𝐧𝐡 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐧 𝐪𝐮𝐚̉ 𝐛𝐨𝐦 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐭𝐮̛̉ 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐧𝐨̂̉ 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐥𝐮́𝐜, 𝐭𝐡𝐮̉ đ𝐨̂ 𝐁𝐚𝐧𝐠𝐤𝐨𝐤 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐚̂𝐦 𝐜𝐡𝐚̂́𝐧 𝐡𝐨̛𝐧 𝟏𝟎𝟎𝟎 𝐤𝐦 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 đ𝐢̉𝐧𝐡 𝐜𝐚́𝐜 𝐭𝐨𝐚̀ 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐜𝐚𝐨 𝐭𝐚̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐥𝐚̆́𝐜 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐛𝐢𝐞̂𝐧 đ𝐨̣̂ 𝟐 𝐦𝐞́𝐭.
Âm thanh tuyệt vời nhất, nhưng cũng đáng sợ nhất, là âm thanh không có giọng nói.
Mỗi khi có động đất hay sóng thần cướp đi hàng ngàn sinh mạng, nhân loại bàng hoàng, sự im lặng bao trùm và mọi người không thể nói điều gì khác. Điều đáng sợ nhất về trận động đất ở Myanmar là thậm chí đến tận hôm nay, ba ngày sau khi vụ việc xảy ra, những hình ảnh lan truyền trên Internet vẫn là hình ảnh Bangkok của Thái Lan, Vân Nam của Trung Quốc hay Sài Gòn và Hà Nội của Việt Nam, trong khi thành phố Sagaing, nơi nằm ở tâm chấn và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất, lại không có tin tức gì cả.
Thành phố Sagaing 300 ngàn dân im lặng như chết.
Mặc dù số liệu thống kê chính thức của Myanmar cho thấy đến nay chỉ có 1002 người chết, tương ứng với số ca tử vong do ung thư ở Việt Nam, nhưng tôi dự đoán trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần tới, con số này sẽ tăng vọt.
Tại sao tôi lại đưa ra phán đoán như vậy?
Tại vì, Myanmar là một quốc gia có nhiều thiên tai do ông trời giáng xuống, nhưng cũng có nhiều thảm họa do con người gây ra. Nơi này đã ở trong tình trạng xung đột dân sự trong một thời gian dài, với quân nổi loạn và các hoạt động vũ trang địa phương. Địa điểm xảy ra trận động đất tình cờ là trại căn cứ khu vực ở tuyến đầu của cuộc xung đột. Lí do nơi này trở thành một thành trì quân sự là vì đây cũng là trung tâm của mạng lưới đường sắt Myanmar. Có 15 thành phố lớn và vừa nằm trong phạm vi 300 km tính từ tâm chấn. Một trận động đất lớn có sức công phá tương đương 1.000 quả bom hạt nhân Hiroshima đã xảy ra ở đây. Sẽ không ngoa khi nói rằng, ông trời đã hủy diệt Myanmar, cùng với nhân hoạ do chính người Myanmar gây ra chiến tranh, thì con số thương vong chắc chắn sẽ khủng khiếp.
Bạn đọc của tôi hãy hình dung như thế này.
Cách tâm chấn 1.000 km, thủ đô Bangkok của Thái Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Hành lang của các chung cư cao tầng tại Bangkok bị phá vỡ, kính cường lực nổ như bom, người lái cần cẩu bị hất tung lên không trung rơi xuống đất, tòa nhà 30 tầng của Văn phòng Kiểm toán Tối cao đang được xây dựng đổ sập như thể bị khối bộc phá hàng trăm kg thuốc TNT giật nổ tung, hàng chục người Thái đã thiệt mạng.
Cách đó 300 km tại Vân Nam, Trung Quốc, các bể cá trong một tòa nhà chung cư cao tầng xảy ra sóng thần cục bộ, ngôi nhà bị nứt, máy điều hòa rung lắc dữ dội, bể nước trên mái nhà vỡ tan, nước đổ xuống vỉa hè như thác.
Tâm chấn của trận động đất nằm ở vùng đồng bằng sông Irrawaddy, có nhiều thành phố lớn xung quanh, như Mandalay, Meiktila và thủ đô Naypyidaw của Myanmar. Độ dài của vết đứt rất dài, theo suy đoán của tôi từ các trận động đất trước đây, thì độ dài đứt gãy của trận động đất này có thể hơn 200 km. Thành phố Mandalay, một khu vực đông dân cư đứng thứ hai ở Myanmar, các ngôi nhà gạch và bê tông cũ không được thiết kế chống động đất. Ở các vùng nông thôn dọc theo dải đứt gãy, chủ yếu là nhà sàn truyền thống và nhà đất, những ngôi nhà sàn có khung bằng tre và gỗ, mái tranh, có khả năng chống động đất yếu. Khu vực đồng bằng sông Irrawaddy, địa hình bằng phẳng, đất chủ yếu là cát phù sa và đất sét, mực nước ngầm cao và rất có khả năng xảy ra hiện tượng hóa lỏng đất trên diện rộng, chưa kể động đất cũng có thể gây vỡ đập hoặc lũ lụt dọc theo sông Irrawaddy.
Bạn đọc của tôi nên biết rằng, vào đầu tháng 5 năm 2008, khi cơn bão nhiệt đới Nargis đổ bộ vào đồng bằng sông Irrawaddy, nó đã gây ra cái chết của hơn 100.000 người ở Myanmar. Thời điểm hiện tại Myanmar đang ở trong tình trạng nội chiến, với các hoạt động nổi loạn và vũ trang chống chính phủ, khả năng chống chịu thiên tai và động đất của địa phương cực kì yếu kém. Thực tế trận động đất này, với cường độ tại tâm chấn ước tính 10 độ richter, tôi dự đoán sẽ có thiệt hại và số người chết là không thể tính toán được, thương vong chắc chắn sẽ diễn ra trên diện rộng, nó không kém phần nghiêm trọng so với trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 2 năm với hơn 53 ngàn người chết.
Đ𝐨̛́𝐢 đ𝐮̛́𝐭 𝐠𝐚̃𝐲 𝐒𝐚𝐠𝐚𝐢𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 “𝐭𝐡𝐮̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐬𝐮́𝐧𝐠”.
Trong số các mảng địa chất toàn cầu, sự va chạm giữa Mảng Ấn Độ và Mảng Á – Âu đã hình thành nhiều đới đứt gãy địa chất, bao gồm Đới đứt gãy Sagaing, chạy theo hướng bắc – nam ở Myanmar. Trung bình mỗi năm, đứt gãy này trượt và dịch chuyển trung bình khoảng 2cm, khiến nó trở thành một trong những đứt gãy hoạt động mạnh nhất trên thế giới.
Cụ thể, đới đứt gãy Sagaing chạy từ miền bắc Myanmar đến Vịnh Martaban thuộc miền nam, qua Mandalay, Amarapura, Innwa, Sagaing và các khu vực khác, đồng thời đi qua các thành phố đông dân như thủ đô Naypyitaw, Mandalay, Taungoo và Bago.
Theo dõi địa chất ở Myanmar tôi nhận thấy, trong lịch sử Đới đứt gãy Sagaing đã trải qua nhiều trận động đất mạnh, đặc biệt kể từ đầu thế kỉ 20 đến nay đã xảy ra khoảng 10 trận động đất có cường độ từ 7 độ richter trở lên, trận động đất lớn nhất có cường độ 7,5 độ Richter xảy ra vào năm 1946, nhưng các trận động đất này chủ yếu tập trung ở phía nam và phía bắc của Myanmar.
Phần còn lại, dải đứt gãy Sagaing ở miền trung của Myanmar, trong suốt 80 năm vẫn chưa bao giờ xảy ra động đất lớn. Đây là đứt gãy trượt ngang lục địa nằm giữa mảng Ấn Độ và mảng Sunda. Nó kết nối ranh giới mảng rời rạc của biển Andaman với vùng va chạm lục địa của mặt trận đẩy Himalaya. Đường đứt gãy này dài khoảng 1.200 km và là đường đứt gãy địa chấn lớn nhất và hoạt động mạnh nhất ở Myanmar.
Tôi cho rằng, trong suốt 80 năm qua dải đứt gãy Sagaing dài 1200 km ở miền trung Myanmar đã tích tụ năng lượng, một thứ năng lượng sinh ra từ hoạt động và chuyển động của các phiến đá trong một thời gian dài, các mảng kiến tạo hoạt động bị kẹt, ứng suất nén sẽ tăng lên, nó biến thành một “thùng thuốc súng” có thể phát nổ bất cứ lúc nào, cũng giống như cuộc nội chiến kéo dài ở Myanmar.
Và tôi suy luận, Đới đứt gãy Sagaing ở miền trung Myanmar không có tần suất động đất cao như một số đới đứt gãy khác, nhưng một khi động đất xảy ra thì cường độ sẽ khủng khiếp. Những trận động đất này thường nông, cách mặt đất khoảng 10 đến 15 km, không vượt quá 30km, có nghĩa là năng lượng động đất không tiêu tan nhiều khi chạm tới bề mặt.
Thực tế là, ngày 28/3 dải đứt ngãy Sagaing ở miền trung Myanmar đã nổ tung, lặp lại thảm kịch tàn khốc nhất của trận động đất ở Ava vào sáng ngày 23 tháng 3 năm 1839 ở Myanmar, với cường độ mô men là 8,3 và cường độ động đất là 11 độ, trực tiếp khiến thủ đô 400 năm của Vương triều Ava Myanmar, Thành phố cổ Inwa, gần như bị san phẳng. Trong suốt 186 năm, tốc độ trượt 2cm của đứt gãy Sagaing, lượng dịch chuyển ít nhất là 4 mét, tối đa là 6,5 mét đã thực sự là thảm hoạ.
Và lần này, kinh độ và vĩ độ của tâm chấn gần như giống hệt với trận động đất Ava!
Trận động đất ở Myanmar có cường độ 7,9 độ richter, vùng đứt gãy của trận động đất khoảng 400 km, trở thành trận động đất trượt ngang dài nhất trên đất liền trong lịch sử được ghi nhận, tương đương với 15 triệu tấn thuốc nổ TNT, sức nổ bằng một ngàn quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nhật Bản.
Những ngày tới có khả năng xảy ra lở đất thảm khốc ở các vùng đồi núi phía đông tâm chấn.

Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là các trận động đất mới (không phải dư chấn) có thể xảy ra ở những nơi theo đường đứt gãy như Vân Nam của Trung Quốc, nhưng cũng có thể vuông góc với hướng đứt gãy như Thái Lan, thậm chí Lào và Campuchia. Đây được gọi là động đất tương quan. Thời gian có thể trong vòng 5 đến 10 năm. Việt Nam may mắn hơn, do cấu trúc của dải Hoàng Liên Sơn và dải Trường Sơn, nên khả năng không xảy ra các trận động tương quan với trận động đất ở Myanmar.