Tổng hợp

TẠI SAO MỸ KHÔNG TỰ IN TIỀN MÀ ĐI VAY ĐẾN MỨC NỢ ĐẦM ĐÌA?

 𝗠𝘆̃ 𝗰𝗼́ 𝗺𝗮́𝘆 𝗶𝗻 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻, 𝗰𝗮́𝗰 𝗾𝘂𝗼̂́𝗰 𝗴𝗶𝗮 𝗸𝗵𝗮́𝗰 đ𝗲̂̀𝘂 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗶𝗻 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻, 𝘃𝗮̣̂𝘆 𝘁𝗮̣𝗶 𝘀𝗮𝗼 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝘂̛̣ 𝗶𝗻 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝗺𝗮̀ 𝗹𝗮̣𝗶 đ𝗶 𝘃𝗮𝘆 𝗰𝗮́𝗰 𝗾𝘂𝗼̂́𝗰 𝗴𝗶𝗮 𝗸𝗵𝗮́𝗰 đ𝗲̂́𝗻 𝗺𝘂̛́𝗰 𝗻𝗼̛̣ đ𝗮̂̀𝗺 đ𝗶̀𝗮?

Nếu việc in tiền có thể giải quyết được vấn đề, thì tôi nghĩ Mugabe, một người bạn lâu năm của nhân dân VN đã giành giải Nobel Kinh tế, Zimbabwe đã trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới từ lâu rồi. Chỉ vì Mugabe cho in tiền bừa bãi, từ 1 đô la Zimbabwe mua được 1 cái bánh mì, mà sau mười năm người dân Zimbabwe muốn mua 1 ổ bánh mì phải chở cả ô tô tiền.

𝗧𝗮̣𝗶 𝘀𝗮𝗼 𝗰𝗵𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗮 𝗽𝗵𝗮̉𝗶 𝘃𝗮𝘆 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝘂̛̀ 𝗰𝗮́𝗰 𝗻𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗸𝗵𝗮́𝗰?

– Số tiền vay ở đây, không phải là tiền thông thường, mà là “đô la Mỹ”.

– Tại sao phải vay đô la?

– Bởi vì chúng ta không thể in đô la Mỹ!

Tôi chỉ đùa thôi.

Đồng đô la Mỹ là một loại tiền tệ mạnh quốc tế, nó được coi là “tiền tệ quốc tế”. Có nghĩa là, nếu bạn có đô la Mỹ trong ví, bạn có thể chi tiêu chúng ở hầu hết mọi quốc gia.

Để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện.

Sau Thế chiến 2, thế giới bỗng trở nên phẳng như một tờ giấy. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, trái đất đã trở thành một “ngôi làng” lớn.

Ở ngôi làng này, gia đình người đàn ông tên Nga chuyên sản xuất búa liềm làm công cụ lao động, gia đình anh Mỹ chuyên sản xuất BCS phục vụ sinh đẻ kế hoạch hoá, gia đình anh Trung chủ yếu may quần áo, gia đình anh Đức chế tạo phụ tùng ô tô, gia đình chị Pháp thì chuyên về sản xuất nước hoa, gia đình chị Việt chủ yếu trồng lúa gạo.

Các quốc gia giống như mỗi gia đình.

Mỗi gia đình muốn có cuộc sống tốt đẹp, thì họ phải mua đồ từ các gia đình khác, việc mua đồ này được các chuyên gia kinh tế gọi là “nhập khẩu”.

Nếu bạn muốn mua thứ gì đó từ người khác, bạn cần phải sử dụng một phương tiện để mua, vậy phương tiện ấy là gì? Câu trả lời vàng là tốt nhất. Nhưng vàng là kim loại rất quý hiếm. Nếu chỉ mua một cái BCS dùng cho tối nay, thì bạn chỉ mất một vảy vàng bằng đầu kim, khó quá khó để bạn tách ra vảy vàng ấy trả cho gia đình anh Mỹ. Mặt khác vàng cũng rất nặng. Ví dụ một buổi sáng bạn muốn qua nhà anh Mỹ mua chiếc xe ô tô siêu sang, rồi bạn lái xe vòng qua anh Trung mua chục bộ quần áo hàng hiệu, đến người đàn ông tên Nga mua nhiều búa liềm, sang nhà chị Pháp mua chục lọ nước hoa quý về tặng cho vợ cùng người yêu, rồi quay về gia đình chị Việt mua vài tạ gạo. Khi đó bạn phải mang theo vàng để thanh toán. Nhưng vàng quá nặng, sức nặng của vàng có thể đè bẹp bạn nên sẽ rất bất tiện, chưa biết chừng lúc bê vàng làm rơi, bạn có thể bị gãy chân phải nhập viện để bác sĩ chúng tôi mổ xẻ kết đinh, thậm chí phải cắt cụt chi.

Giả sử, bạn tự lấy những tờ giấy rồi vẽ lên đó hình chân dung cụ tổ của bạn, vẽ thêm nhiều chi tiết đẹp mắt nữa, rồi ghi lên đó tờ này giá trị từng này vàng, tờ kia giá trị từng kia vàng; bạn mang những tờ giấy ấy đến các gia đình mua hàng, sẽ chẳng ai đồng ý vì đó chỉ là tờ giấy lộn không có giá trị với họ.

Nhưng với người đàn ông tên Mỹ vừa khoẻ mạnh nhất làng, vừa đẹp trai vừa giàu có nhất làng, thì lại hoàn toàn khác. Anh ta chọn một ngày thật đẹp trời đứng ra tuyên bố: “Các bạn thân mến của tôi! Từ giờ trở đi, các bạn cứ dùng tiền tôi in mà tiêu pha, tiền đó tôi gọi là đô la Mỹ có in hình cụ tổ của tôi. Đừng lo lắng, tất cả số tiền mà tôi in ra này, nó đều liên quan đến vàng!”

Kể từ đó, việc mua hàng hoá giữa các gia đình, hay còn gọi là nhập khẩu hàng hoá, mọi quốc gia đều sử dụng đô la Mỹ.

𝗡𝗲̂́𝘂 𝗰𝗵𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗮 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗼́ đ𝗼̂ 𝗹𝗮 𝗠𝘆̃, 𝗰𝗵𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗮 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝘁𝘂̛̣ 𝗶𝗻 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻, 𝗿𝗼̂̀𝗶 𝗱𝘂̀𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝗮̂́𝘆 đ𝗲̂̉ 𝗺𝘂𝗮 đ𝗼̂̀ 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴?

Câu trả lời là không.

Vì đồng đô la được hỗ trợ bởi một hộ gia đình mạnh nhất trong làng, đó là gia đình người đàn ông tên Mỹ, mọi người đều tin tưởng người đàn ông này, vì vậy mọi người chỉ chấp nhận đồng đô la chứ không phải các loại tiền tệ khác. Thực ra thì, vẫn có những đồng tiền khác như Euro, RMB, v.v. nhưng nó chỉ tiêu pha trong mỗi dòng họ chấp nhận nó, các chuyên gia kinh tế gọi đó là đồng tiền chung khu vực.

Một ngày nọ, chị Việt dùng số tiền đô la mình tích được để mua cái ô tô. Số đô la đã hết nhưng chị cần phải mua ít búa liềm. Vậy chị nên làm gì? Chị có thể mua chịu búa liềm của anh Nga, hoặc đi vay tiền, từ đó chị thành con nợ.

Nói cách khác, trừ khi một “gia đình” không có liên hệ với các “gia đình” khác và phát triển một cách biệt lập, thì việc họ có đô la Mỹ hay không cũng không quan trọng và họ không cần phải vay tiền.

Tuy nhiên, ngôi là tồn tại một số điều kiện khách quan nhất định, nó khiến một số gia đình không thể tự sống biệt lập được. Tôi lấy ví dụ, gia đình anh Đức chỉ sản xuất ô tô chứ không trồng lúa, nếu không mua gạo của chị Việt hay mua qua các gia đình khác, thì anh sẽ không có lương thực để ăn, vợ con anh chỉ nhìn ô tô mà chết đói. Cũng như vậy, chị Pháp không nhập khẩu quần áo từ gia đình anh Trung, thì chắc chắn chị phải cởi truồng, các gia đình khác sẽ không coi chị là con người nữa, bởi chỉ con vật mới không mặc quần áo. Nếu anh Đức muốn nhập khẩu lương thực thì anh phải dùng đô la, chị Pháp muốn nhập khẩu quần áo chị cũng phải dùng đô la, anh Đức và chị Pháp không có đô la trong nhà thì phải đi vay đô la hoặc mua chịu quy ra đô la, chứ họ không thể tự in đô la vì anh Mỹ không cho phép in tiền của gia đình anh ấy.

“𝐺𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ” 𝑚𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑒̂̀ 𝑐𝑎̣̂𝑝 𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑔𝑖𝑎. 𝐶𝑎́𝑐 𝑏𝑎̣𝑛 đ𝑎̃ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑟𝑜̃ 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔, 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛, đ𝑎̂́𝑡 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑠𝑒̃ 𝑝ℎ𝑎́ 𝑠𝑎̉𝑛, 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑚 𝑐ℎ𝑖́ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑠𝑒̃ 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡.

Một quốc gia có thể in tiền, nhưng khi mua hàng từ các quốc gia khác, thì quốc gia có hàng hoá bán sẽ không công nhận đồng tiền tự in ra ấy, nên gia đình không có đô la thì chỉ có thể đi vay đô la Mỹ.

Nếu một quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu, quốc gia ấy sẽ kiếm được nhiều đô la, đây được gọi là “ngoại tệ thu được từ xuất khẩu”. Quốc gia ấy có những người làm việc ở nước ngoài, người ấy có thể gửi đô la về quê hương, thì đó cũng là một cách kiếm ngoại tệ cho quốc gia. Số lượng đô la Mỹ một quốc gia đang có được gọi là “Dự trữ ngoại hối bằng đô la Mỹ”.

𝐷𝑜 đ𝑜́, 𝑘ℎ𝑖 𝑥𝑒𝑚 𝑥𝑒́𝑡 𝑘ℎ𝑎̉ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑢̣𝑐 ℎ𝑜̂̀𝑖 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑒̂́ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑔𝑖𝑎, “𝑑𝑢̛̣ 𝑡𝑟𝑢̛̃ 𝑛𝑔𝑜𝑎̣𝑖 ℎ𝑜̂́𝑖 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 đ𝑜̂ 𝑙𝑎 𝑀𝑦̃” 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑠𝑜̂́ 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔, 𝑡𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 đ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑣𝑜̛́𝑖 “𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑔𝑢̛̉𝑖 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑡𝑒̂́” 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑜̂̃𝑖 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑔𝑖𝑎.

Tôi lấy ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính ở Hồng Kông năm 1997, nhờ có dự trữ ngoại hối khổng lồ mà Trung Quốc đã vượt qua được cơn khủng hoảng, hệ thống tài chính quốc tế đã không bị sụp đổ.

Hiện nay Trung Quốc có dự trữ ngoại hối cao nhất với 3,5 nghìn tỉ đô la, Nhật Bản đứng thứ hai với 1,4 ngàn tỉ đô la, Thuỵ Sĩ đứng thứ ba với 1 ngàn tỉ đô la Mỹ.

𝗠𝗼̣𝗶 𝗾𝘂𝗼̂́𝗰 𝗴𝗶𝗮 đ𝗲̂̀𝘂 𝗰𝗼́ 𝗺𝗮́𝘆 𝗶𝗻 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻, 𝘃𝗮̣̂𝘆 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗶𝗻 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝗹𝗼̛́𝗻 đ𝗲̂̉ 𝘀𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗻𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴?

Bất kì quốc gia hiện đại nào cũng có quyền in tiền và cơ quan có quyền lực này chính là “ngân hàng trung ương”.

Hầu hết các ngân hàng trung ương được kiểm soát bởi chính phủ, tchỉ một số ít thì không. Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ nhưng chính phủ Hoa Kỳ không thể kiểm soát. Một trong những nguyên nhân Kennedy bị ám sát, đó là giành lại quyền in tiền, tức là chính phủ Mỹ kiểm soát ngân hàng trung ương Mỹ. Trump cũng rất muốn giành lại quyền in tiền, vì thế mà ông quyết tâm công bố tài liệu mật vụ ám sát Kennedy, ban đầu dự kiến tài liệu có 80 ngàn trang giấy. Nhưng thật bất ngờ, bằng chứng vụ ám sát Kennedy mà Trump có được, tổng cộng 11,5 triệu trang, dài đúng 1km nên Trump đọc trọn đời không hết đành bỏ cuộc.

𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑔𝑖𝑎 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔, 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑜𝑎̉𝑖 𝑚𝑎́𝑖 𝑖𝑛 đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑖̀𝑛ℎ, 𝑖𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 ℎ𝑎̣𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔? 𝐶𝑎̂𝑢 𝑡𝑟𝑎̉ 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔.

Để tôi kể tiếp câu chuyện.

Trong ngôi làng kia, gia đình anh Đức sản xuất được 3 cái ô tô, anh Nga sản xuất 10 búa liềm, anh Trung sản xuất 30 bộ quần áo, chị Pháp sản xuất được 4 lọ nước hoa, chị Việt trồng được 1 tấn gạo. Cả làng có 100 ngàn tờ tiền mệnh giá 1 đô la đang được sử dụng.

Ông kẹ Mỹ là trưởng làng nên có quyền in tiền.

Để tăng thêm tài sản cá nhân, ông kẹ Mỹ đã bí mật in thêm 100 ngàn tờ tiền nữa. Thời gian đầu, ông Mỹ giữ số tiền 100.000 đô la mới in đó ở nhà, không bao giờ mang ra sử dụng, nên ngôi làng không có vấn đề gì xảy ra.

Nhưng một ngày nọ, ông kẹ Mỹ nói với 5 người trong làng rằng, sau giờ làm việc mỗi ngày họ có thể đến giúp ông xây nhà, mỗi lần đến ông sẽ tặng cho 1000 đô la. Tất cả 5 người cùng vui vẻ đến giúp và nhận tiền. Ba tuần sau, ông kẹ Mỹ phát hết 100 ngàn đô la, nên bảo họ không đến nữa.

Vì kiếm được số tiền lớn, chị Việt bắt đầu nghĩ đến chuyện làm đẹp nên mua hẳn 10 bộ quần áo, nhưng số tiền tích luỹ từ trước và tiền ông Mỹ vừa phát vẫn còn nhiều nên chị quyết định mua ô tô. Chị đến nhà anh Đức thì ô tô đã bán chỉ còn lại đúng một cái, anh Trung cũng vừa đến hỏi mua, nên cái ông tô đó bị anh Đức tăng giá gấp đôi.

Cứ như vậy hàng hoá trong làng tăng 2 lần.

Kết quả là, tiền trong túi người dân mất giá, giá cả trở nên cực kì cao và người dân trong làng gặp khó khăn trong việc kiếm sống.

Trưởng thôn Mỹ nhìn mọi người trong làng rồi hỏi: “Giá tăng rồi à?” Mọi người trả lời giá cao quá, họ không mua sắm nữa, bởi vì họ không có tiền. Thấy mọi người không có tiền, ông Mỹ quay về tiếp tục công việc in tiền, càng ngày ông càng in nhiều và phân phát cho mọi người. Ông nghĩ rằng, khi mọi người có nhiều tiền hơn, họ sẽ có thể mua sắm dễ dàng hơn.

Không ngờ, tiền in ra liên tục mất giá, giá cả tăng cao gấp mấy lần, rồi gấp mấy chục lần, thậm chí gấp trăm lần so với trước, dẫn đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng.

Câu chuyện Zimbabwe là một ví dụ.

Khi nói về đồng tiền của Zimbabwe, thứ được ví chảy như dòng nước lũ, trước tiên chúng ta phải nhắc đến một người bạn cũ của nhân dân VN, tên ông là Mugabe.

Mugabe là người đàn ông thích đọc sách.

Sau khi hoàn thành nhiều bằng cấp ở Nam Phi, Tanzania, Zambia và nhiều quốc gia khác, Mugabe trở về làm giáo viên trung học. Năm 1963, ông tham gia và thành lập Liên minh Dân tộc Châu Phi Zimbabwe (ZANU), đảng này đã đánh bại ZAPU vào những năm 1960 và 1970 và trở thành đảng cầm quyền sau khi Zimbabwe giành độc lập vào năm 1980.

Từ năm 1963 đến năm 1975, Mugabe là một người con tinh hoa của dân tộc Zimbabwe nên bị chính quyền thực dân Anh quản giữ, thời gian này ông đã tranh thủ đọc rất nhiều sách, ông cũng đã lấy được bằng thạc sĩ luật và quản trị công từ hai trường đại học Anh. Tôi không nhớ rõ trường đại học cụ thể, những người bạn quan tâm có thể tìm hiểu, nhưng tóm lại, Mugabe là người rất ham học. Có điều thú vị tôi phát hiện ra là, những người hay lên tiếng chống chính quyền hay phá hoại đất nước, họ thường học về kinh tế hay quản trị công ở phương Tây, Mỹ và phương Tây chủ yếu đào tạo hai lĩnh vực này và các chuyên ngành xã hội nhân văn, họ không đào tạo cho các quốc gia không cùng ý thức hệ về các chuyên ngành khoa học kĩ thuật.

Năm 1980, Zimbabwe giành độc lập và Mugabe trở thành Thủ tướng Nội các và nắm quyền lực. Năm 1987, hệ thống nội các được chuyển sang hệ thống tổng thống và Mugabe trở thành tổng thống cho đến khi ông buộc phải từ chức vào năm 2017 ở tuổi 93 tuổi. Trong suốt 37 năm đó, Mugabe nắm giữ quyền lực tuyệt đối, vị tổng thống “ham đọc sách” đã biến đồng tiền Zimbabwe đã trở thành một huyền thoại rác.

Zimbabwe những năm 1980 là một quốc gia có cơ cấu kinh tế đa dạng, sản lượng sản xuất nông nghiệp chiếm 12,2% GDP, trình độ công nghiệp hóa cao, khiến nước này trở thành một quốc gia công nghiệp hóa điển hình. Có thể nói Zimbabwe rất giàu, số nhà cao tầng là niềm mơ ước của Bắc Kinh và Thượng Hải, các nước Đông Nam Á chỉ ngước nhìn thèm thuồng. Vào thời điểm đó, những người ở châu Á đang phải lựa chọn quốc gia để đồn trú, nếu họ không thể đến Hoa Kỳ hoặc Châu Âu, họ sẽ vội vàng chọn Zimbabwe.

Ngã rẽ bắt đầu vào cuối năm 1997, các cựu chiến binh đã xuống đường biểu tình, yêu cầu Mugabe thực hiện các khoản trợ cấp sau chiến tranh mà ông đã hứa. Thời điểm đó ngân hàng trung ương Zibabwe đang phải gánh chịu số nợ lớn. Để trả khoản trợ cấp 50.000 đô la Zimbabwe cho mỗi người, Mugabe, một người có bằng thạc sĩ luật và quản trị công từ Vương quốc Anh, đã tin rằng vấn đề có thể dễ dàng giải quyết bằng cách in tiền.

Ngay sau khi cựu chiến binh được trao tặng tiền, giá cả bắt đầu tăng, càng in tiền thì người dân lại càng không đủ tiền mua hàng hoá. Mugabe tin rằng, in tiền, in thêm nhiều tiền là điều hiển nhiên, càng in tiền đất nước càng nghèo.

Zimbabwe phải làm gì khi người dân nghèo?

Câu trả lời duy nhất lúc đó là tiếp tục in tiền, in tiền sẽ khiến người dân và chính phủ cảm thấy giàu có hơn, nhưng số tiền người dân dùng để mua một chiếc quần dài vào buổi sáng thì không còn đủ để mua một chiếc quần si líp vào buổi chiều.

Vào năm 1980, tỉ giá 1 đô la Mỹ chỉ có thể đổi được 0,678 đô la Zimbabwe. Vào năm 1997, tỉ giá 1 đô la Mỹ chỉ có thể đổi được 10 đô la Zimbabwe. Vào tháng 6 năm 2002, 1 đô la Mỹ có thể đổi được 1.000 đô la Zimbabwe. Đến năm 2006, 1 đô la Mỹ có thể đổi được 500.000 đô la Zimbabwe. Tỷ lệ lạm phát của Zimbabwe là 55% vào năm 2000, 133% vào năm 2004, 586% vào năm 2005 và 220.000% vào mùa hè năm 2008. Đến năm 2009, con số lạm phát đã trở nên không thể đếm xuể chữ số không đằng sau. Sau khi Mugabe bị lật đổ, con số lạm phát do chính phủ mới đưa ra là 5000000000000%. Năm 2009, đồng đô la Zimbabwe thế hệ thứ tư đã được đổi lấy 1000 tỉ đô la Zimbabwe thế hệ thứ ba, năm 2008, đồng đô la Zimbabwe thế hệ thứ ba đã được đổi lấy 10 tỷ đô la Zimbabwe thế hệ thứ hai và năm 2006, đồng đô la Zimbabwe thế hệ thứ hai đã được đổi lấy 1.000 đô la Zimbabwe thế hệ thứ nhất. Để tính toán sơ bộ, nếu bạn có một đô la Zimbabwe vào năm 2009, bạn có thể đổi nó lấy 1.000000000000000000000000000000000000000 đô vào năm 2006. Ở đất nước Zimbabwe, để mua ổ bánh mì, người dân phải kéo xe bò đi chở tiền.

𝗩𝗮̣̂𝘆 𝗺𝗼̂̃𝗶 𝗾𝘂𝗼̂́𝗰 𝗴𝗶𝗮 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗶𝗻 𝗯𝗮𝗼 𝗻𝗵𝗶𝗲̂𝘂 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻?

Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng bản chất của tiền cũng là một loại hàng hóa. Vào thời nguyên thủy, một số bộ lạc sử dụng vỏ sò làm tiền tệ. Sau này, con người sử dụng các kim loại quý như vàng và bạc làm tiền tệ. Sau đó, tiền giấy ra đời. Vì được bảo đảm bằng tín dụng quốc gia nên nó có giá trị và vẫn có thể được coi là một loại hàng hóa. Với vai trò là phương tiện lưu trữ, thang giá và phương tiện lưu thông, nó được mọi người công nhận rộng rãi và do đó được gọi là tiền tệ.

Vì tiền có thể được coi là một loại hàng hóa nên nó phải đối mặt với vấn đề là giá của nó sẽ được thị trường quyết định.

Tiền cũng có giá. Tôi lấy ví dụ, 1 đô la ở Mỹ có thể mua được 1 quả trứng, vậy ai đang ở Mỹ có thể nói rằng quả trứng Mỹ đang có giá 1 đô la. Hiển nhiên, 1 đô la ở VN mua được 5 trứng thì có giá trị hơn 1 đô la ở Mỹ mua được 1 quả trứng. Đây chính là câu hỏi “tiền có giá trị hay không?”

Những yếu tố nào quyết định giá tiền tệ?

Câu trả lời ngắn gọn, giống như tất cả các hàng hóa khác, nó được xác định bởi cung và cầu.

Nếu chị Việt nuôi gà đẻ trứng và là người duy nhất cung cấp trứng cho cả làng, thì chị Việt phải tự tính toán quyết định số lượng trứng phù hợp để cung cấp mỗi năm. Nếu chị cung cấp quá ít trứng, giá cả sẽ tăng không ai mua, doanh thu của chị thấp. Nếu có quá nhiều trứng, người mua không hết, giá trứng sẽ quá rẻ mà chị không bán được.

Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho việc in tiền.

Khi nguồn cung tiền quá nhiều, giá tiền tệ sẽ giảm. Khi nguồn cung tiền quá ít, giá tiền tệ sẽ tăng. Vấn đề về tiền tệ và trứng hơi khác một chút ở chỗ, với tư cách là một doanh nhân, mục tiêu cuối cùng của chị Việt là kiếm tiền, vì vậy, nếu chị Việt độc quyền thị trường cung cấp trứng, chị Việt có lí do để tăng giá trứng bằng cách nuôi gà đẻ ít hơn, để có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn với ít công sức hơn. Tuy nhiên, mục đích phát hành tiền tệ như một loại hàng hóa không phải là để “kiếm tiền” mà là để duy trì hoạt động bình thường của hệ thống kinh tế. Do đó, đối với một quốc gia, nguồn cung tiền có lợi nhất thực chất chính là điểm cân bằng đạt được giữa cung và cầu tiền, nó được tính theo công thức trong sách giáo khoa về tài chính, nên tôi không nhắc nữa.

𝗛𝗼𝗮 𝗞𝘆̀ 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗶𝗻 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝗹𝗼̛́𝗻 𝘃𝗼̂ 𝘁𝗵𝗼̛̀𝗶 𝗵𝗮̣𝗻 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴?

Không còn nghi ngờ gì nữa, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể in nhiều tiền hơn. Tại sao lại như vậy? Tại vì tiền giấy của Mỹ được sử dụng trên toàn cầu nên hậu quả của việc phát hành tiền giấy quá mức của họ sẽ được toàn thế giới gánh chịu.

Hoa Kỳ in và phân phối tiền theo ba bước.

– Bước đầu tiên là Cục Dự trữ Liên bang phải in tiền.

– Bước thứ hai là chi tiền thông qua chi tiêu quốc phòng, chi tiêu công, v.v. Kết quả là một số công ti xuất nhập khẩu của Mỹ, các tập đoàn đa quốc gia lớn và các công ti quân sự đa quốc gia sẽ thu được lợi nhuận. Các công ti này sẽ tiến hành mua sắm toàn cầu và thanh toán cho các quốc gia khác bằng đô la Mỹ.

– Bước thứ ba là các tổ chức nước ngoài nhận được đô la Mỹ sẽ chi tiêu số tiền này vào các giao dịch mua hàng ở nước ngoài, qua đó hình thành nên dòng chảy đô la Mỹ.

Người Mỹ gọi đây là “chính sách nới lỏng định lượng”. Bằng thủ thuật này, người Mỹ thường in nhiều tiền hơn và để thế giới trả tiền, của cải chảy về nước Mỹ.

Vậy, Hoa Kỳ có thể in tiền với số lượng không giới hạn không? Tất nhiên là không. Bởi nếu in bừa bãi như vậy thì mọi chuyện sẽ trở nên rắc rối to. Logic của vấn đề tôi đã nói ở trên. Nếu Hoa Kỳ in quá nhiều tiền, đồng đô la sẽ mất giá nhanh chóng và thậm chí gây ra lạm phát toàn cầu, trong trường hợp này chính Hoa Kỳ cũng sẽ gặp rắc rối.

Hoa Kỳ chỉ in tiền trong biên độ mà lạm phát thế giới chấp nhận được.

Đó chính là lí do, mặc dù Hoa Kỳ nắm quyền in tiền cho cả thế giới tiêu, nhưng quốc gia nay vay nợ nhiều nhất, chính sách “thế có đi có lại” sẽ kèm theo đó là mua “nợ thế kỉ” của Hoa Kỳ.

Lại một bài viết dài nữa, nếu mọi người đọc thấy thích, hãy tăng cường bình luận, để tôi có động lực viết tiếp câu chuyện nếu đồng đô la sụp đổ thì chuyện gì sẽ xảy ra./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *