Văn hóa xã hội

DÒNG HỌ LỚN NHẤT VIỆT NAM

𝐓𝐮̛̀ 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐢̀ 𝐬𝐨̛ 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐜𝐡𝐨 đ𝐞̂́𝐧 𝐜𝐮𝐨̂́𝐢 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐤𝐢̉ 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝟑 𝐓𝐂𝐍, 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐨̣, 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐭𝐞̂𝐧, 𝐦𝐨̂̃𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐝𝐚𝐧𝐡. 𝐁𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐝𝐚𝐧𝐡, 𝐬𝐚𝐮 𝐧𝐚̀𝐲 𝐜𝐡𝐮̛̃ 𝐇𝐚́𝐧 𝐠𝐨̣𝐢 𝐥𝐚̀ “𝐝𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐮̛̣ – 名字”, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐨́ “𝐝𝐚𝐧𝐡” 𝐥𝐚̀ đ𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐨 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐪𝐮𝐲́ 𝐭𝐨̣̂𝐜 𝐯𝐚̀ “𝐭𝐮̛̣” đ𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐡𝐨 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐛𝐢̀𝐧𝐡 𝐝𝐚̂𝐧, 𝐜𝐨̀𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐀𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐠𝐨̣𝐢 𝐜𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐢𝐜𝐤𝐧𝐚𝐦𝐞.

Tôi lấy ví dụ Lạc Long Quân, vị vua thứ 2 của triều đại Hùng Vương, nghe nói sống 420 năm và ở ngôi 400 năm. Làm quái gì có ai thọ đến 420 tuổi! Chẳng qua là, thời ấy có n ông vua sử dụng chung một nickname Lạc Long Quân, đây không phải là tên mà cũng chẳng phải là họ.

Chỉ giới quý tộc mới có nick sang trọng.

Nick của giới quý tộc sẽ thể hiện hình thức, biểu đạt đức hạnh, đề cao lòng nhân nghĩa. Thế nên mới có Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Quốc Vương, Hùng Hoa Vương… nói chung nick các vị quý tộc này kêu như chuông.

Dân thường ở cái thời mông muội đó, mỗi khi sinh con, để không bị ma bắt thì cha mẹ chưa vội đặt nickname, con trai đợi sau 3 tháng nếu còn sống và con gái đợi đến lúc 10 tuổi nếu chưa lấy chồng, thì cha mẹ căn cứ đặc điểm tích cách mà đặt nick, ví dụ thằng Núi, con Sông, cu Sứt, đĩ Bưởi, thằng Trâu, cái Hĩm… nói chung nick của dân đen càng xấu càng tốt, thậm chí là rất tục tĩu để không bị ma bắt.

Cuối thế kỉ thứ 3 TCN, nhà Tần sáp nhập Trung Quốc vào Lạc Việt, đặc biệt là thời Vũ Hán Đế triều đình Trung Nguyên cử quan lại sang nước ta, lập cơ quan, thực hiện hệ thống huyện, bằng cách chia nước ta thành 3 huyện gồm Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam nên phải quản lí nhân khẩu, cũng như người Việt di cư sang Tàu và các sứ giả Tàu được cử đến, hết những tội phạm bên Tàu bị đày sang nước ta; nên thời kì này họ và tên bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến.

Nhưng hầu hết người Việt vẫn tẩy chay họ và tên.

Bởi vì, người Việt có nền văn hoá Đông Sơn của riêng mình, do nước Việt cổ là Văn Lang và Âu Lạc tạo ra từ thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 3 TCN. Khi triều đại Vũ Hán Đế thành lập các quận huyện ở Việt Nam, thì Nhà Hán mang họ đến áp đặt cho người Việt, nhằm mục đích đồng hoá người Việt, nên đã bị kháng cự mãnh liệt.

Phải đến thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên, Phật giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta, thì tình trạng chống lại việc đặt họ và đặt tên mới được cải thiện. Nhưng hầu hết họ của người Việt vẫn là họ Hán. Vào thời nhà Đường người Việt đã có nhiều họ. Theo sách “Thanh mai xã chung – 青梅社钟” thì một nhóm 13 người đã hội ngộ với nhau đúc một chuông đồng nặng 90kg, gồm Tô Tam Nương, Lý Thị Bền, Cao Thị Thọ, Đỗ Nương Dật, Đỗ Nương Na, Trịnh Thị Chế, Đỗ Nương Liên, Đỗ Thị Anh, Phan Thị Trạch.

Trong các triều đại phong kiến, để củng cố quyền lực thì giới quý tộc và quan lại đã nghiên cứu và áp dụng văn hoá Trung Nguyên, Nho giáo, sau đó phát huy mạnh mẽ các tư tưởng của Nho giáo như “Tam cương ngũ thường”.

Do ảnh hưởng của Nho giáo, quan niệm đẳng cấp đã ăn sâu vào xã hội, họ và tên sẽ thể hiện ở các cấp bậc như quân vương, quan đại thần, quan lại triều đình, bậc trí thức… cho đến tiện dân. Cách để phân biệt, ngoài họ và tên chính, có thể sử dụng chữ Mạnh, Bá, Quý… đệm ở giữa. Ví dụ, những cái tên như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyến Huệ, Trần Quý Khoáng… là những cái tên vua quan. Để phân biệt dân thường với người có học thức, thì tên gọi sẽ đối lập, chẳng hạn Núi – Sơn, Mây – Vân, Sông – Giang. Tất nhiên, có những tên rất khó để có thể đối lập được, ví dụ Nguyễn Thị Kim Ngân không thể là Nguyễn Thị Vàng Bạc, tên có từ 2 chữ trở nên dân thường cũng không dùng.

Giới trí thức, nhân văn, thì cùng với tên sẽ có những biệt hiệu, tức là một cái tên khác với tên thật để thể hiện đức hạnh, tính cách, sở thích, hoài bão, kiến thức… Ví dụ nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự đặc cho mình một nick là Bạch Vân Cư Sĩ, dịch nôm là “Học sĩ Mây trắng”.

Ảnh hưởng của Nho giáo với “Tam cương Ngũ thường”, nên người phụ nữ ngày xưa không có họ và không có tên riêng, thường chỉ là cái nick rất nôm na mánh qué, đến khi lấy chồng sẽ được gọi tên theo chồng, nếu chồng mất thì lại gọi tên theo con trai cả. Ví dụ Trưng Trắc và Trưng Nhị, có một số giả thiết rằng, vùng đất Mê Linh thời đó nuôi tằm, trứng tằm tốt thì gọi là “trứng chắc”, chứng tằm kém hơn thì gọi là “trứng nhì”, về sau phiên âm chữ Hán thì các tài liệu viết tên hai bà như ngày nay.

Đàn ông trong xã hội phong kiến, chữ “Văn – 文” dùng đệm giữa họ và tên, nó có ý nghĩa là tài năng văn chương, trí thông minh, sự trầm lặng và kiềm chế. Ở xã hội hiện đại, chữ Văn đã bị loại bỏ hầu hết, người ta mặc định đó là cái tên rất quê mùa cục mịch, ví dụ như Trần Văn Phúc là tên của tôi.

Cũng như vậy, trong xã hội hiện đại thì tên của người phụ nữ đã bỏ đi chữ Thị, thay vào đó là các chữ Ngọc, Bích, Mỹ…

🇻🇳

 𝐂𝐨́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐡𝐨̣ 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐨̛̉ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦, đ𝐨́ 𝐥𝐚̀ 𝐡𝐨̣ 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂̃𝐧, 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝐭𝐨̛́𝐢 𝟒𝟎% 𝐝𝐚̂𝐧 𝐬𝐨̂́!

Sau khi một số họ nhà Hán du nhập vào Việt Nam kể từ thời nhà Tần, suốt một thời gian dài, họ là một đặc quyền mà chỉ giới quý tộc hoặc nhà cầm quyền mới có được, người dân bình thường không có họ.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội Việt Nam, Nhà nước Đại Việt được thành lập vào thế kỷ thứ 10. sau này nhiều triều đại phong kiến ra đời như nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, văn hóa Đại Việt bắt đầu dần hình thành. Và trong suốt quá trình cai trị, vua chúa và quan lại không ngừng thúc đẩy việc phát triển họ, để tạo nên sức ảnh hưởng, ví dụ họ Lý được coi là “quốc họ”.

Khi nhà Đường ở Trung Quốc sụp đổ, Trung Quốc rơi vào hỗn loạn kéo dài nửa thế kỉ, để không bị hành quyết, rất nhiều người Hán đã trốn sang Việt Nam, trong đó có họ Nguyễn.

Vào thế kỉ thứ 10, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân, thoát khỏi sự thống trị của Trung Quốc, thành lập chế độ độc lập, bắt đầu từ đây về cơ bản tên họ đặt theo giới cai trị. Nhà Lý là ví dụ điển hình. Với 200 năm cai trị, lấy họ Lý làm quốc họ, nên thời điểm đó họ Lý đông nhất.

Sau khi nhà Trần soán ngôi, để tránh sự phản kháng của gia tộc họ Lý, nhà Trần lấy cớ phải tránh tên ông nội của nhà vua khai quốc công thần, năm 1232 nhà Trần bắt họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn. Tiếp đến là năm 1592, nhà Lê tiêu diệt nhà Mạc, hậu duệ nhà Mạc chạy trốn nhưng sợ bị thừa tướng họ Nguyễn bức hại, nên tự động đổi sang họ Nguyễn.

Triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam là họ Nguyễn!

Trong suốt quá trình cai trị, nhà Nguyễn một mặt phong họ Nguyễn cho tất cả các quan đại thần, đồng thời luật hoá những người họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, vì thế mà nhiều người họ khác đã đổi thành họ Nguyễn.

Khi Pháp cai trị Việt Nam, đã thực hiện cuộc điều tra dân số đầu tiên vào năm 1887, nhằm nắm quyền kiểm soát. Nhưng cuộc điều tra đó thất bại. Lí do, rất nhiều người Việt không có họ, thậm chí chẳng có tên, trong khi những người có họ và tên thì lại chủ yếu là họ Nguyễn. Thế là Pháp đã bắt tất cả những người không họ lấy họ Nguyễn, khoảng 15% dân số, cách người Pháp làm vô tiền khoáng hậu, đã tạo nên sự áp đảo họ Nguyễn ở Việt nam.

Nếu như người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc, sẽ gọi họ là chính, thì người Việt lại gọi tên và bỏ qua họ. Tại vì họ Nguyễn quá đông nên nếu gọi họ là bà Nguyễn, ông Nguyễn, thì sẽ bị trùng 40%. Điều này sẽ gây nên sự bối rối cho các đội bóng nước ngoài, khi họ nhìn vào áo cầu thủ, rất khó để phân biệt, vì cầu thủ nào cũng họ Nguyễn. Nếu đội bóng nói tiếng Anh thi đấu với Việt Nam, thì chữ Nguyễn cực kì khó phát âm, vì âm Ng không bao giờ đứng đầu một chữ của ngôn ngữ này, âm “uyễn” cũng không thể phát âm nổi, điều đó cũng gây ức chế cho đối phương. Đặc biệt, mỗi trận đấu cầu thủ Việt ghi bàn, bảng tỉ số chỉ ghi chữ Nguyễn, báo chí cũng ghi tên Nguyễn, nên người hâm mộ không hiểu tại sao một cầu thủ Việt lại ghi được nhiều bàn thắng đến vậy./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *