𝗛𝗼𝗮 𝗞𝘆̀ 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗼́ 𝗻𝗲̂̀𝗻 𝘀𝗮̉𝗻 𝘅𝘂𝗮̂́𝘁, 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗠𝘆̃ 𝗰𝗵𝗶̉ 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝘁𝗶𝗲̂𝘂 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘃𝗮̀ 𝗺𝘂𝗮 𝘀𝗮̆́𝗺, 𝗻𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗠𝘆̃ 𝗰𝗵𝗶̉ 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝗺𝘂𝗮 𝘀𝗮̆́𝗺 𝘃𝗮̀ 𝘁𝗶𝗲̂𝘂 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻. 𝗩𝗮̣̂𝘆 𝗻𝗴𝘂𝗼̂̀𝗻 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 đ𝗲̂́𝗻 𝘁𝘂̛̀ đ𝐚̂𝘂? 𝗖𝘂𝗼̣̂𝗰 𝗰𝗵𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗵𝘂𝗲̂́, 𝗧𝗿𝘂𝗺𝗽𝗲𝘁 𝘀𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 “đ𝗲̂́𝗺 𝗹𝗶𝗸𝗲”, 𝗧𝗮̣̂𝗽 𝘀𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 “𝗰𝗵𝗶𝗲̂́𝗻 đ𝗮̂́𝘂 đ𝗲̂́𝗻 𝗰𝘂̀𝗻𝗴 ”, 𝘃𝗮̣̂𝘆 𝘁𝗵𝗶̀ 𝗮𝗶 𝘀𝗲̃ 𝘁𝗵𝗮̆́𝗻𝗴?
oàn văn dài 3000 chữ…
Trái ngược với kì vọng của nhiều người, Trung Quốc thay vì “quỳ gối”, thì đã chọn cách theo đuổi cuộc chiến “thuế có đi có lại mới toại lòng nhau” do Trumpet khởi xướng, công thức tính thuế mà Tập áp dụng gói gọn trong bốn chữ “chiến đấu đến cùng – bổng bồi đáo để”.
Trumpet áp thuế bằng công thức “đếm like”.
Nghĩa là, Trumpet sẽ đăng lên mạng xã hội lời tuyên chiến áp thuế và ngồi đếm like, cứ mỗi 1 triệu lượt thích Trumpet sẽ quy ra 10% thuế.
o Ngày 2 tháng 4: mức thuế 54%
o Ngày 8 tháng 4: mức thuế 104%
o Ngày 9 tháng 4: mức thuế 125%
o Ngày 11 tháng 4: mức thuế 145%
Trên thực tế, nếu thuế suất tăng lên hơn 60% thì sẽ không ai có thể kinh doanh được, tương đương với tình trạng Mỹ và Trung Quốc đóng băng quan hệ kinh tế. Việc tăng thêm thuế quan, đơn giản chỉ là một chuỗi con số và không có ý nghĩa thực tế, có tăng đến một ngàn hay một tỉ % chỉ làm cho khán giả vui cười khi xem hai bố già Trumpet và Tập chơi trò bắt cút.
Đế chế luôn có những bí mật.
Mọi người hãy nhớ lại, hệ thống Bretton Woods đã bị phá huỷ bởi chiến tranh Việt Nam, đây cũng là một lí do chính khiến quân đội Mỹ thất bại thảm hại ở chiến trường Việt Nam.
Trong cuộc chiến này, Hoa Kỳ muốn chứng minh cho cả thế giới thấy họ là quốc gia không chỉ hùng mạnh về quân sự, mà đế chế Hoa Kỳ còn vô địch về khả năng cung ứng hậu cần thông qua sản xuất công nghiệp. Vì thế mà Hoa Kỳ quyết định vượt qua vĩ tuyến 17. Một khi đã tiến đánh tận sào huyệt của Cộng sản Bắc Việt, nếu Hoa Kỳ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến, họ sẽ phải tự trả chi phí cho cuộc chiến.
Nhưng nền sản xuất Mỹ thực sự không có.
Bởi vậy, ngay khi quân đội Mỹ bước qua vĩ tuyến 17, thì máy in tiền đế chế Hoa Kỳ đã phải hoạt động hết công suất, một lượng lớn giấy tờ in cái gọi là đô la Mỹ đã tiêu thụ một lượng lớn dự trữ vàng. Vào cuối Thế chiến 2, lượng vàng dự trữ của đế chế đạt con số kỉ lục 20.000 tấn, chiếm 60% tổng lượng vàng thế giới. Năm 1971, dự trữ vàng của Mỹ chỉ còn 8.200 tấn, hệ thống Bretton Woods sụp đổ, cuối cùng Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam.
Là quốc gia giàu nhất thế giới, người dân Mỹ có mức thu nhập bình quân 60.000 đô la mỗi năm, nhưng theo Cục Dự trữ Liên bang thì hơn 60% người Mỹ không có đủ 500 đô la trong tài khoản. Nhưng người Mỹ tiêu tiền thoải mái. Với dân số chỉ 330 triệu người, nhưng Hoa Kỳ sử dụng 26% tổng lượng hàng hoá toàn cầu, người dân chỉ việc tiêu tiền và mua sắm. Không có tiền? Không quan trọng, chính quyền Hoa Kỳ sẽ trao tiền mặt trực tiếp cho người dân, nhiệm kì trước Trump đã từng cấp 1300 đô la một tháng cho mỗi người, nhưng Biden tiến xa hơn nữa khi cấp hẳn 1400 đô la kèm theo nhu cầu cơ bản được miễn phí.
In đô la nhiều thì nguy cơ đô la bị sụp đổ.
Không thể in quá nhiều đô la, thì Hoa Kỳ đi vay, con số nợ tăng chóng mặt. Từ năm tài chính 2019 đến 2024, số nợ tăng gần 11 nghìn tỉ, trong khi GDP chỉ tăng gần 7 nghìn tỉ. Nhưng con số nửa năm qua mới đáng sợ, đã tăng hơn 2 tỉ rồi, tổng số nợ Mỹ hiện nay hơn 37 nghìn tỉ.
Trumpet sẽ bùng nợ!
Bùng nợ bằng cách, sẽ tuyên bố áp thuế lên toàn thế giới, rồi bắt các nước đàm phán song phương trong 90 ngày, với điều kiện phải mua nợ Mỹ 100 năm, nợ cũ ngắn hạn chuyển sang nợ 100 năm, nếu không chấp thuận sẽ bị áp mức thuế tiệm cận con số 60%. Bạn hãy tưởng tượng mình đang làm ăn với một thằng côn đồ, một ngày nọ thằng côn đồ ép bạn phải cho hắn vay hàng trăm tỉ để hắn mua biệt thự và xe siêu sang cùng đủ thứ đắt tiền, thời hạn vay 100 năm, nếu bạn không cho vay thì sẽ tịch thu đến gần 60% số tiền bạn kiếm được.
100 năm sau đến cháu bạn cũng không còn.
Tóm lại là, cuộc chiến “thuế có đi có lại mới toại lòng nhau”, Trumpet nhắm đến mục tiêu cân bằng in tiền và vay tiền, nhằm giữ vị thế của đồng đô la.
Còn thêm mục tiêu nữa là sản xuất công nghiệp.
Cuộc sông muốn không làm mà vẫn có ăn, lại ăn sung mặc sướng, thì rõ ràng chỉ có đi ăn cướp. Mà ăn cướp thì có ngày gặp hoạ lớn. Cụ thể là, một khi Trung Quốc đủ lớn mạnh, thì mọi rắc rối sẽ đổ lên đầu Mỹ. Bởi vậy, Trumpet phải quyết tâm để Hoa Kỳ sản xuất trở lại. Sản xuất gì đây? Công nghiệp nặng? Công nghiệp nhẹ? Nông nghiệp? Hay cả hay cả ba? Trumpet bắt đầu suy nghĩ, đồng đô la phải là đồng tiền thế giới, nếu Hoa Kỳ phát triển sản xuất ở cả ba lĩnh vực như Trung Quốc, tức là trở thành công xưởng của thế giới, như vậy các quốc gia khác sẽ chẳng biết dùng cái gì để trao đổi đô la với Hoa Kỳ, tức là đồng đô la sẽ trở thành tờ giấy lưu hành nội bộ là chính. Không được rồi. Trumpet bắt đầu làm toán, ông nhẩm tính 1000 triệu chiếc áo sơ mi đổi lấy một cái máy bay, 30 kg gạo cho một chiếc áo sơ mi, nếu quy đổi chiếc máy bay ra gạo thì Trumpet hoa mắt với những con số 0 ở phía sau. Khoảng cách giữa công nghiệp nặng so với công nghiệp nhẹ, rồi so với nông nghiệp, nó xa quá xa nhau.
Đó là chưa kể, một nước toàn nông dân dù có tiền và chấp nhận quỳ gối, cũng chưa chắc nước tư bản đồng ý cho mua hàng; nhưng ở chiều ngược lại thì tư bản mua hàng cho nông dân là một sự ban phát ân huệ.
Vậy nên Trumpet sẽ theo đuổi công nghiệp nặng.
Để có nền sản xuất công nghiệp nặng, Hoa Kỳ chỉ có duy nhất một ưu thế, đó là trình độ khoa học kĩ thuật vô cùng tiên tiến, các yếu tố còn lại thì không đáp ứng được yêu cầu.
Đ𝑎̂̀𝑢 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖.
Theo thống kê năm 2022, độ tuổi trung bình của người Mỹ trong ngành sản xuất là 44, con số này đã lão hoá. Sự lão hoá cao nhất, lại nằm ở những vị trí tối quan trọng như hàn và gia công chính xác, trung bình 52 tuổi. Toàn bộ ngành sản xuất chỉ có 15% dưới 30 tuổi. Tất cả những người ưu tú ở Hoa Kỳ, họ sẽ chọn ngành y đầu tiên, sau đó là ngành luật, tiếp đến là ngành tài chính. Giới trẻ Hoa Kỳ quan niệm, thà dọn nhà vệ sinh cho người giàu, còn hơn là chạm tay vào máy tiện.
Thử hỏi, với nhân lực như vậy, Trumpet làm cách nào để phát triển ngành sản xuất công nghiệp nặng, thực hiện được Trumpet là thánh.
𝑇ℎ𝑢̛́ ℎ𝑎𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑚𝑎́𝑦 𝑛𝑎̀𝑜.
Hiện tại, Hoa Kỳ chỉ có duy nhất một xưởng đóng tàu sân bay, nhưng nó đang trong tình trạng hoạt động bán phần. Chuỗi cung ứng phụ thuộc 50% vào nhập khẩu. Hãy tưởng tượng, đệ tử ruột của Mỹ là Đài Loan đặt hàng mua vũ khí từ năm 2018, nhưng đến nay Hoa Kỳ bó tay và hứa sau năm 2040 sẽ giao hàng. Trong cuộc chiến Nga – Ukraine, đạn pháo cỡ nòng 155mm và lựu pháo M777, Mỹ sản xuất 1 tháng chỉ đủ Ukraine bắn trong 1 tuần. Ukraine không thể thắng là bởi, mỗi tháng Hoa Kỳ chỉ sản xuất được 30 nòng pháo M777, đủ trang bị cho 6 đại đội pháo binh.
𝑇ℎ𝑢̛́ 𝑏𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑏𝑖̣ 𝑠𝑎̉𝑛 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑙𝑎̃𝑜 ℎ𝑜𝑎́.
Hơn 40% thiết bị đã quá hạn sử dụng, một số dây chuyền sản xuất vẫn đang sử dụng thiết bị từ những năm 1980, với dây chuyền và thiết bị như vậy thì hàng hoá khó đáp ứng tiêu chuẩn, vì thế mà trong cuộc chiến Nga – Ukraine có nhiều vũ khí Hoa Kỳ gửi đến không sử dụng được. Một ví dụ khác rất sinh động, như máy bay chiế đấu F35 của Mỹ đã quá hạn từ lâu mà không thể giao hàng, nó cũng liên tục bị rơi làm cho Hoa Kỳ muối mặt.
𝑇ℎ𝑢̛́ 𝑡𝑢̛ 𝑙𝑎̀ 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖́ 𝑠𝑎̉𝑛 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑞𝑢𝑎́ đ𝑎̆́𝑡 đ𝑜̉.
Trong quá trình sản xuất, do vấn đề chi phí và lợi nhuận mà tiến độ luôn bị chậm, kế hoạch luôn bị điều chỉnh, liên tục điều chỉnh bản thiết kế thi công, liên tục thử nghiệm trong thi công, liên tục báo đội giá. Ví dụ dự án máy bay chiến đấu F35, từ mức giá ban đầu là 20 triệu đô la mỗi chiếc, sau 10 năm chưa giao được hàng và nâng giá lên 150 triệu, bây giờ thì là 170 triệu và chưa giao được hàng.
𝑇ℎ𝑢̛́ 𝑛𝑎̆𝑚 𝑙𝑎̀ ℎ𝑒̣̂ 𝑡ℎ𝑜̂́𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̉𝑛 𝑙𝑖́ 𝑐𝑜́ 𝑣𝑎̂́𝑛 đ𝑒̂̀.
Những vấn đề đó là bảo vệ môi trường, công đoàn, nó làm cho ngành sản xuất ở Mỹ phải đối mặt với đình công và kiện tụng kéo dài không hồi kết. Ví dụ Boeing, hãng này muốn xây dựng nhà máy sản xuất ở Carolina, nhưng chỉ tuyển được 2000 lao động. Với số nhân công như vậy thì Boeing chỉ còn cách tự động hoá. Công đoàn Mỹ bắt đầu lo lắng. Hệ quả là, công đoàn kiện Boeing thúc đẩy tự động hoá, Boeing nói vậy chúng tôi sẽ chuyển nhà máy đến nơi không có công đoàn, thế là cả công đoàn và chính quyền Carolina khởi kiện Boeing. Cứ như vậy, sản xuất ở Mỹ phải đối mặt với đình công, đối mặt với các vụ kiện bảo vệ môi trường, kiện về quyền con người của công đoàn, ngoài ra còn có hàng trăm phiên điều trần lớn nhỏ khác nhau.
Rất khó để Trumpet thúc đẩy ngành sản xuất ở Hoa Kỳ, vậy chỉ còn cách in tiền và đi vay, mà in tiền và đi vay thì lại có nguy cơ đồng đô la sụp đổ.
Bạn nhớ từ trước nhiệm kì đầu của Trumpet, tức là năm 2017 trở lại quá khứ, chẳng ai nói đến khái niệm “đồng đô la sụp đổ”. Nhưng bắt đầu từ năm 2018, người ta nhắc tới điều này, bởi thanh toán trên toàn cầu không sử dụng đồng đô la Mỹ đã chiếm đến 55%.
Đây là kết quả của việc Trumpet phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Khi cuộc chiến thương mại 1.0 nổ ra, Tập đã xoay trục thị trường, thay vì Hoa Kỳ là thị trường chính và lớn nhất, Trung Quốc đã xoay sang Trung Đông, ASEAN, Nam Mỹ và châu Phi. Ở đó Tập cho xây dựng những ngôi làng xinh đẹp. Ví đến Campuchia, đoạn đường nào cũng là Tập xây, gạch lát vỉa hè nào cũng có bàn tay của Tập, toà nhà to cao nào cũng bóng dáng Tập. Trung Quốc ước tính rằng, nếu mỗi hộ gia đình ở châu Phi và Nam Mỹ có điện, có đủ nước máy, có đủ lương thực, thì đủ để Trung Quốc xuất khẩu hàng hoá tới đó trong 50 năm. Phải mất 50 năm mới hoàn thành được ngôi làng xinh đẹp. Và trong 50 năm đó, chỉ cần những ngôi làng đổi lại cho Trung Quốc dầu mỏ, thịt bò, hay cà phê là đủ.
Nếu mỗi gia đình có tivi để xem, có tủ lạnh chứa đồ, có xe đạp điện chạy ngoài đường, đều là những thứ Trung Quốc sản xuất được từ A đến Z, thì chẳng khó để hình dung xuất khẩu của Trung Quốc sẽ phát triển đến mức thế nào. Đó là chưa kể, các tấm pin mặt trời, xe ô tô điện, công nghệ trình diễn ánh sáng, thậm chí là máy bay, chừng đó đủ cho Trung Quốc phát triển công nghiệp rồi xuất khẩu sang những thị trường này trong 100 năm.
Trung Quốc không chọn Nhân dân tệ làm đồng tiền thế giới.
Để chiến đấu với Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ nhanh chóng thúc đẩy đồng tiền BRICS, tiền kĩ thuật số và hệ thống giao dịch, đồng thời thúc đẩy đồng Euro, đông Yên Nhật. Tất cả cùng tiến lên, tiến lên vùi dập đồng đô la, tiến tới vùi dập Hoa Kỳ.
Điểm mạnh của Trung Quốc, đó là năng lực sản xuất, điều này làm cho cuộc chiến thương mại do Trumpet phát động Hoa Kỳ không thể giành chiến thắng, ngược lại Trung Quốc lại càng mạnh hơn. Trung Quốc sản xuất được từ giấy vệ sinh, đồ chơi, xe đạp, ô tô điện, cho đến tàu thuỷ, máy bay không người lái, thậm chí cả máy bay thương mại và máy bay chiến đấu, Trung Quốc bán tất cả cho thế giới.
Ví dụ năm 2023, Trung Quốc xuất khẩu tổng cộng 3,84 triệu máy bay không người lái, chủ yếu dùng để biểu diễn các lễ hội ánh sáng, làm đồ chơi, phát sóng trực tiếp, quay phim. Khoảng 3 triệu máy bay không người lái Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới dùng để bón phân và phun thuốc trừ sâu, hậu cần, cứu hộ, khảo sát, chụp ảnh trên không. Riêng cuộc chiến Nga – Ukraine, năm 2023 các nước NATO đã phải mua của Trung Quốc 36.000 máy bay không người lái để cung cấp cho Ukraine, riêng Nga mua 48.000 chiếc; nên Trumpet rất bực bội khi Tập kiếm bộn tiền từ cuộc chiến.
Trumpet quá khó để ngăn cản Trung Quốc.
Thời điểm hiện tại, Tập đang thăm Việt Nam, Lào và Campuchia. Sau đó Tập về chuẩn bị tiếp Tổng thống Brasil Lula. Lula vừa đáp trả lệnh áp thuế của Trmpet bằng một câu nói: “Tuỳ ông ấy, ông ấy có thể làm bất cứ điều gì ông ấy muốn”. Trumpet và Tập dừng mua bán. Nhưng Trung Quốc lại có châu Âu, ASEAN, Nam Mỹ, châu Phi, Nga nên Trumpet quá khó để chiến thắng Tập. Cuộc chiến thương mại 1.0 Trung Quốc giảm xuất khẩu sang Mỹ còn 600 tỉ đô la. Đến thời kì Biden lên 800 tỉ đô la. Trumpet chưa phát động chiến tranh thương mại 2.0 thì Trung Quốc giảm xuống 500 tỉ đô la. Trump không còn đủ thời gian, ông không thể hoàn tất một khối lượng công việc khổng lồ, cuộc bầu cử giữa nhiệm kì là tháng 11 năm 2026 sẽ rất nhanh, chưa kể còn bao thứ ngáng đường Trumpet.
Nào là chiến tranh Nga – Ukraine không kết thúc nổi.

Nào là xung đột Israel – Palestine, rồi xung đột ở Trung Đông, đến giờ vẫn chưa có kế hoạch hoà bình.
Nào là kế hoạch mở rộng lãnh thổ, như biến Canada thành tiểu bang thứ 51, dịch hàng rào về phía Mexico, nuốt trọn Greenland, xơi tái kênh đào Panama, nhưng đều bất khả thi. Ban đầu ai cũng nghĩ, Greenland là dễ ăn nhất, gần như chắc chắn sẽ trở thành lãnh thổ của Mỹ. Nhưng đến giờ, dư luận quốc tế cho thấy ngược lại, Trumpet không thể xâm chiếm Greenland. Mexico thì cũng chỉ đổi cái tên vịnh là hết chứ không thể dịch hàng rào. Của đáng tội, Trumpet cũng xơi được cái kênh đào Panama của tỉ phú Lý Gia Thành, còn lại những cái khác thì Trumpet chịu.
Đó là chưa kể, thị trường tài chính đang chao đảo, biểu tình liên miên và lan rộng, an ninh công cộng ở các thành phố lớn đang ngày càng xấu đi.
Chỉ còn 1,5 năm nữa để Trump giải quyết.
Chiến đấu với Trung Quốc, Trumpet phải rất cẩn thận với đòn hồi mã thương, lịch sử đã nhiều lần cho thấy điều đó. Ví dụ, trong lịch sử Trung Quốc đã chấp nhận Liên Xô là anh cả, nhưng Liên Xô lại muốn mình phải là cha đẻ. Trung Quốc nghĩ rằng nếu để Liên Xô làm cha, thì chẳng hoá ra mình vô đạo đức với chính mình, hệ quả là Liên Xô đã tan vỡ trong Chiến tranh Lạnh trước Mỹ và phương Tây. Một điều cần nói thêm là, cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, đã biến Mỹ và phương Tây trở nên phi công nghiệp, nên châu Âu đang dần ngã vào vòng tay Trung Quốc.
Để thắng Trung Quốc, nhiệm kì 4 năm của Trumpet sẽ là không đủ, Trumpet phải xưng hoàng đế và ở ngôi suốt đời./.