Tổng hợp

BẢN CHẤT AN TOÀN CỦA TRÁI PHIẾU ĐÔ LA MỸ

𝐍𝐡𝐚̀ 𝐠𝐢𝐚̀𝐮 𝐌𝐲̃ 𝐭𝐫𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̣𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐚́𝐩 “𝐭𝐡𝐮𝐞̂́ 𝐜𝐨́ đ𝐢 𝐜𝐨́ 𝐥𝐚̣𝐢”, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐧𝐠𝐨̛̀ 𝐥𝐚̃𝐨 𝐌𝐲̃ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐭𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐛𝐨̂́ 𝐝𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̣𝐢 𝟗𝟎 𝐧𝐠𝐚̀𝐲, 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐥𝐚̃𝐨 𝐌𝐲̃ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐝𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐢̀ 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡 𝐚𝐧𝐡 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐛𝐚́𝐨 𝐭𝐡𝐚́𝐨 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐬𝐚̣𝐜𝐡 𝐧𝐨̛̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐥𝐚̃𝐨 𝐌𝐲̃.

Tan làm lúc 5 giờ, tôi xuống bến xe buýt, rồi đi bộ đến chợ rau. Nhìn thấy những quả cà chua tôi hỏi: “Em gái, một cân giá bao nhiêu?” “Mười ngàn đồng anh ạ”, cô bán hàng trả lời; tôi đáp: “Tám ngàn được không em?” “Anh ơi, em nhập đã chín ngàn”, vừa nói cô vừa đưa cho tôi một cái túi nilon. Tôi cầm lấy, nhặt cà chua lên cân đúng 1kg và đưa tờ 10 ngàn đồng: “Không cần trả lại đâu em”. Cô gái liếc nhìn tôi, cười rất tươi, rồi nhặt thêm bốn quả cho vào túi.

Trên đường về tôi liên tưởng đến ngày xưa, tổ tiên của chúng ta chưa có tiền, hàng hoá được trao đổi trực tiếp.

Vậy tiền được dùng để làm gì?

Kì nghỉ cuối tuần, tôi về một miền quê leo núi, sau gần hai giờ tôi leo đến đỉnh, nơi có một ngôi chùa cổ. Trước tam bảo, tôi thành tâm thắp một nén hương trầm, rồi quyên góp 100 ngàn. Sư cô đưa cho tôi một lá bùa. Tôi rất vui. Lá bùa được cất trong ví. Chiều thứ Hai tan làm lúc 5 giờ, tôi xuống bến xe buýt, rồi đi bộ đến chợ rau. Khi lấy ví ra trả tiền, cô bán rau nhìn thấy lá bùa và nói: “Đẹp quá! Anh có thể bán cho em giá 200 ngàn không?”

𝗡𝗼̛̣ 𝗾𝘂𝗼̂́𝗰 𝗴𝗶𝗮 𝘃𝗮̀ 𝘁𝗿𝗮́𝗶 𝗽𝗵𝗶𝗲̂́𝘂 𝗸𝗵𝗼 𝗯𝗮̣𝗰 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?

Trong kinh tế học, có một khái niệm cơ bản nhất đó là trái phiếu kho bạc do Mỹ phát hành, có nghĩa là chính phủ Mỹ đi vay tiền bằng cách viết giấy nợ. Hiểu nôm na là, trong một ngôi làng nọ, lão nhà giàu Mỹ sang nhà chị Hoa và anh Nhật để vay tiền đô la, phát hiện gia đình anh Việt nghèo xác xơ nhưng trong két sắt đang có một ít đô la nên lão Mỹ cũng hỏi vay luôn. Các bên đồng ý cho vay, lão Mỹ viết giấy nợ đưa cho họ, trong giấy nợ lão Mỹ viết những lời hứa như mức lãi suất và thời gian trả nợ.

Tờ giấy nợ đó, cũng tương tự lá bùa sư cô đưa cho tôi, chính là trái phiếu kho bạc Mỹ.

Bạn đọc sẽ thắc mắc, tại sao anh Việt nghèo vậy lại cho lão Mỹ giàu nứt đố đổ vách vay tiền, tức là bỏ đô la trong két sắt nhà mình để mua lấy cái tờ giấy ghi nợ, để hiểu điều này xin bạn đọc hãy nghe tôi giải thích rõ ràng về số tiền trong két sắt nhà anh Việt, thuật ngữ chuyên môn gọi là dự trữ ngoại hối. Két sắt nhà anh Việt chính là Ngân hàng Trung ương nằm ở phố Lý Thái Tổ. Phần lớn đô la trong két sắt nhà anh Việt, nó đến từ những đứa con anh biết cách xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, tức là các công ti xuất khẩu. Ví dụ, đứa con gái út của anh Việt may được mấy bộ quần áo đẹp bán cho lão Mỹ, kiếm được 1 triệu đô la. Nhưng con gái anh Việt không được cầm tiền đô la, mà giao dịch phải thông qua người bố chính là anh Việt, anh trực tiếp nhận 1 triệu đô la từ lão Mỹ rồi cho vào két sắt, sau đó ông in 25 tỉ tiền VNĐ đưa cho con gái út. Như vậy, 1 triệu đô la đó nằm ở Ngân hàng Trung ương, nó trở thành dự trữ ngoại hối của Việt Nam.

Tất nhiên, Ngân hàng Trung ương cũng có nguồn đô la từ một số công ti nước ngoài, đầu tư vốn làm ăn vào Việt Nam. Ví dụ, thằng cu Múc con lão Mỹ bỏ ra 10 triệu đô la để xây nhà máy sản xuất ô tô điện trên đất nhà anh Việt, nhưng anh Việt không cho nó cầm đô la chi tiêu trong đất nhà mình. Vậy anh Việt thu lại 10 triệu đô la của nó, cho vào két sắt, rồi anh in ra 250 tỉ VNĐ đưa cho cu Múc để nó trả tiền thuê đất, mua nguyên vật liệu, trả tiền thuê công nhân và thi công ở tại nhà anh Việt.

Két sắt nhà anh Việt giữ đô la, nó không chỉ thể hiện anh Việt giàu hay nghèo, mà cái quan trọng nữa đó là nó phòng khi gia đình anh có biến cố, ốm đau bệnh tật phải tiêu số tiền lớn, cũng như điều tiết các hoạt động chi tiêu của gia đình sao cho hài hoà. Nói bằng ngôn ngữ chuyên môn, thì Ngân hàng Trung ương giữ một số ngoại tệ như một bức tường lửa tài chính, nó dùng để kiểm soát ngoại hối. Tỉ giá hối đoái VNĐ biến động do ảnh hưởng của thị trường. Ví dụ VNĐ tăng giá quá mạnh. Những bài trước tôi đã nói, nếu đồng tiền VNĐ của anh Việt bị tăng giá quá mạnh, anh Việt sẽ tăng số đô la dự trữ trong két sắt bằng cách in thêm tiền VNĐ đổi lấy đô la từ trong ví của những đứa con, với biện pháp này giá VNĐ sẽ giảm xuống.

Có nhiều hoạt động làm cho số đô la trong két nhà anh Việt luôn thay đổi, ví dụ như con gái út của anh Việt đi Mỹ hay ra nước ngoài làm ăn cần mang theo 1 triệu đô la, nên sẽ gặp anh Việt để đổi, anh Việt mở két lấy 1 triệu đô la giao cho con gái, đồng thời anh thu lại 25 tỉ VNĐ cất vào tủ. Ví dụ khác, cu Múc con lão Mỹ nó rút về nước, thì nó cũng phải đổi tiền. Ngoài ra, anh Việt phải dùng đô la mua súng ống, chíp công nghệ, mua vân vân mây mây.

Tuy nhiên, số tiền đô la mà anh Việt cất trong két sắt quá lớn, thì nó sẽ nguy hiểm nếu xảy ra cháy nhà. Nhưng xác suất cháy nhà rất thấp nên chẳng đáng lo. Cái không ổn nhất khi két nhà anh Việt giữ quá nhiều đô la, đó là sự lãng phí, bởi xét cho cùng những đồng đô la mà ó không được lưu thông thì chúng chỉ là những tờ giấy vẽ rất xấu, chẳng có giá trị gì.

Tại sao giữ đống đô la trong két lại không có giá trị?
Bạn đọc hãy tưởng tượng, thằng con trai anh Nhật sang nhà lão Mỹ học hành 1 năm nên phải trả 1 triệu đô la cho lão Mỹ, lão Mỹ dùng 1 triệu đô la ấy trả nợ tiền chơi gái nhà chị Hoa, chị Hoa dùng 1 triệu đô la trả nợ tiền mua son phấn nhà anh Hàn, anh Hàn trả 1 triệu đô la tiền nợ mua rượu quốc lủi nhà anh Việt, anh Việt dùng 1 triệu đô la trả cho anh Nhật số nợ tiền mua thóc giống cùng các nguyên vật liệu thiết bị chưng cất rượu. Cứ như thế, đồng tiền nó lưu thông hết vòng này đến vòng khác, ai cũng có lợi, ai cũng hạnh phúc; có nghĩa là đồng tiền đã có giá trị. Ngược lại, 1 triệu đô la nằm im trong két sắt nhà anh Nhật, thì chẳng ai được hưởng lợi lộc gì, nghĩa là số tiền đó chỉ như đống giấy lộn.

Vậy anh Việt phải xử lí như thế nào với số đô la trong két?

Ngân hàng Trung ương không phải là một công ti, cũng không phải là ngân hàng thương mại, nên không thể kinh doanh làm ăn, không thể dùng tiền đó mua nhà ở Mỹ hay đầu tư chứng khoán ở Mỹ để kiếm lời. Vậy anh Việt phải tính toán, giữ lại số đô la cần giữ trong két sắt đề phòng rủi ro và điều tiết chi tiêu khi cần, còn lại anh cho lão Mỹ vay. Tức là anh Việt dùng đô la mua tờ giấy nợ của lão Mỹ, uy tín của lão Mỹ khỏi bàn cãi, định kì lão trả lãi cho anh là được.

Như vậy, bạn đọc đã hiểu tại sao chính phủ các nước cần dùng số đô la trong ngân hàng trung ương để mua trái phiếu Mỹ, loại trái phiếu do Mỹ phát hành và được bảo lãnh bằng uy tín của chính phủ Mỹ, đồng thời được bảo quản tốt. Cứ như vậy, nhu cầu đảm bảo an toàn và dự trữ ngoại hối tại nhiều quốc gia trên thế giới đã tạo ra thị trường trái phiếu đô la Mỹ.

Hoa Kỳ thực sự không phải trả lại khoản nợ gốc.

Bạn đọc lại hình dung anh Việt cho lão Mỹ vay 10 tỉ đô la, trong giấy nợ ghi thời hạn trả vào ngày X tháng Y năm Z, nhưng đến ngày đáo hạn lão Mỹ lại hỏi vay anh Việt 15 tỉ đô la và anh Việt đồng ý. Lúc này, lão Mỹ bảo tôi nợ anh 10 tỉ, vậy anh chỉ cần đưa tôi 15 – 10 = 5 tỉ đô la, anh đưa tôi cái tờ giấy biên nợ cũ, tôi gửi anh tờ mới. Nghĩa là suốt đời lão Mỹ vay tiền và chỉ cần trả lãi. Giải thích theo thuật ngữ chuyên môn, khi đáo hạn, Hoa Kỳ sẽ vay tiền mới hay còn gọi là phát hành nợ mới để trả nợ cũ. Bộ tài chính Hoa Kỳ chỉ cần trả lãi. Trái phiếu này về cơ bản tương đương với tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ đang lưu hành trên thị trường và có cùng bản chất với đồng đô la Mỹ. Do đó, trái phiếu đô la Mỹ đã được tiền tệ hóa.

Trong cuộc sống, khả năng cho vay tiền là một nghệ thuật, khả năng ghi giấy biên nhận nợ và dùng những tờ giấy biên nhận nợ để vay tiền còn là nghệ thuật khó gấp bội, đây chính là sự bá quyền của đồng đô la mà không đồng tiền nào trên thế giới được phép.

Tôi giả sử những quốc gia như Argentina, Hi Lạp, Zimbabwe tuyên bố cho thế giới vay tiền của họ, thì chắc chắn không một quốc gia nào dám mua những cái giấy ghi nợ ấy.

Chúng ta hãy tiếp tục.

Ngoài anh Việt, chị Hoa, anh Hàn và anh Nhật cho lão Mỹ vay tiền, thì còn bố đẻ lão Mỹ cùng những đứa con của lão cho vay, đặc biệt hơn nữa là chính lão Mỹ tự vay tiền trong két sắt của mình. Bố đẻ lão Mỹ có một cái máy in tiền, ông bố này cứ mải mê in tiền, rồi cho thằng con trai nghịch tử chính lão Mỹ vay. Ngoài ra, ông bố già này còn dùng số tiền mình in, để trả cho các mặt hàng mà lũ cháu làm ra chưa bán được.

Ông bố này chính là Cục Dự trữ Liên bang.

Theo dữ liệu do Bộ Tài chính Hoa Kỳ, tính đến năm 2022 nợ quốc gia của Mỹ đã vượt quá 30 nghìn tỉ đô la. Nhưng lượng trái phiếu kho bạc do các quốc gia khác nắm giữ không lớn, dưới 8 nghìn tỉ, điều đó có nghĩa là tổng số tiền mà Hoa Kỳ nợ các quốc gia khác trên thế giới là dưới 8 nghìn tỉ. Còn lại 30 – 8 = 22 nghìn tỉ còn lại, chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ hơn 6 nghìn tỉ. Nói cách khác, chính phủ Mỹ nợ chính mình 6 nghìn tỉ, nợ các tổ chức trong nước (chủ yếu là Cục Dự trữ Liên bang) 16 nghìn tỉ.

Bạn đọc sẽ cảm thấy kì lạ khi lão Mỹ nợ chính mình 6 nghìn tỉ đô la. Thực ra, không có gì lạ ở đây cả. Bộ quần áo lão Mỹ mặc có rất nhiều túi, túi áo ngực có một ví tiền lương hưu của bọn con cháu, túi quần bên phải là cái ví của quỹ giáo dục, tóm lại mỗi túi có một cái ví. Tiền nhiều trong ví thì không ổn. Vì thế, lão Mỹ vay luôn tiền từ các ví, nhét vào đó cái tờ giấy ghi nợ là xong. Cũng như vậy, lão vay tiền của những đứa con, chỉ cần ghi cho nó cái giấy nợ.

Trong số các chủ nợ của lão Mỹ hiện nay, anh Nhật là chủ nợ lớn nhất với hơn 1000 tỉ đô la, tiếp theo là chị Hoa với 761 tỉ đô la.

Ngược dòng thời gian một chút, trong cuộc chiến thương mại 1.0 chị Hoa là chủ nợ lớn nhất của lão Mỹ, thời điểm này lão Mỹ thấy nhà chị Hoa bị lạm phát do dịch bệnh, những đứa con của chị Hoa phải tiêu pha nhiều mà tiền không kiếm được, thuận nước đẩy thuyền, lão Mỹ chơi đểu xỏ háng chị Hoa bằng cách giục ông bố in tiền ngày đêm hết công suất, bằng cách này lão Mỹ pha loãng số tiền nợ của chị Hoa. Hãy tưởng tượng thế này cho dễ hiểu, trước năm 2021 thì 1 triệu đô la chị Hoa cho lão Mỹ vay có thể mua được 1 căn biệt thự, nhưng sau năm 2021 thì 3 triệu đô la mới mua được vẫn căn biệt thự ấy, tức là lão Mỹ đã cướp trắng của chị Hoa hai phần ba căn biệt thự, cái này gọi là pha loãng nợ. Nhưng chị Hoa không chịu ngồi yên, để không tiếp tục lỗ, chị trả đũa lão Mỹ bằng cách bán tống bán tháo nợ Mỹ. Việc bán các tờ giấy ghi nợ đã giúp chị Hoa ổn định tỉ giá hối đoái đồng tiền nhân dân tệ của nhà mình. Ngoài ra, việc bán nợ ấy cũng giúp chị Hoa có đô la để giao cho các con chị mang đi làm ăn, đúng lúc dịch bệnh khó khăn các con chị Hoa rất cần tiền để làm lụng, giữ vững kinh tế gia đình.

Viết tới đây, bạn đọc sẽ thấy lão Mỹ sống dựa vào ông bố in tiền và lão đi vay, lão vay lung tung tứ mẹt. Ông bố già cứ nhìn vào cái tờ giấy ghi nợ để in tiền. Ví dụ, một thằng con mất nết của lão Mỹ từ nước ngoài chạy về đòi lão trả nợ đậy 10 tỉ vì con lão làm ăn ở nhà chị Hoa bị phá sản, lão Mỹ sẽ bảo tao chẳng có đồng nào trong túi, vậy để tao nói ông nội mày in tiền, in xong lão đút túi số tiền đó, rồi viết cái giấy nợ 10 tỉ bảo thằng con trai mang đưa cho chị Hoa.

Trong xã hội tín dụng Mỹ thì vay tiền chính là in tiền.
Nếu đồng đô la được in, các nước sản xuất trên thế giới vẫn sẽ đẩy mạnh sản xuất và nhanh chóng kiếm đô la Mỹ. Sau khi kiếm được đô la, họ sẽ dùng tiền để mua thực phẩm, năng lượng và những thứ khác hỗ trợ sinh kế của người dân, mua vũ khí để tăng cường năng lực quân sự và mua thiết bị, công nghệ để hỗ trợ chuỗi công nghiệp trong nước. Trong mọi trường hợp, trong quá trình thương mại toàn cầu hóa, việc sản xuất một sản phẩm nhất định ở một quốc gia là kết quả của sự hợp tác và phân công lao động giữa nhiều quốc gia.

Lấy ô tô làm ví dụ. Một chiếc ô tô thường được cấu thành từ hơn 10 ngàn bộ phận độc lập không thể tháo rời, điều đó có nghĩa là có khoảng 10 ngàn ngành công nghiệp liên quan tham gia vào một chiếc ô tô. Những ngành công nghiệp này không thể tồn tại trong cùng một quốc gia. Chẳng hạn ở Nhật, ô tô là ngành công nghiệp trụ cột và chỉ làm chủ các công nghệ khoa học quan trọng như linh kiện ô tô cốt lõi và chip, các thành phần khác đòi hỏi sự phân công lao động và hợp tác từ các quốc gia khác. Lúc này, đồng đô la Mỹ là cần thiết, phải có đô la để lưu thông. Đồng đô la Mỹ liên tục được in để chi tiêu, năng suất của thế giới vẫn đang tăng lên vì một số quốc gia vẫn đang trong quá trình chuyển đổi công nghiệp, năng suất tăng lên sẽ hấp thụ được lượng đô la Mỹ in thêm.

Tuy nhiên, việc Mỹ in quá nhiều tiền nhằm mục đích tác động tiêu cực đến Trung Quốc, nhưng lại gây lạm phát trong nước Mỹ ở thời điểm năm 2021. Đây chủ yếu là lạm phát về phía cung do sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời kì dịch bệnh. Ngoài ra, Mỹ in tiền quá nhanh, vượt quá tốc độ tiêu dùng, cũng gây ra lạm phát. Lúc này, Trung Quốc lại chơi bài thuận nước đẩy thuyền, bán tống bán tháo nợ Mỹ, nhiều quốc gia mua số nợ này. Mua nợ = In tiền. Cả thế giới đua nhau in tiền, các quốc gia cứ nhìn vào tờ giấy nợ mà in đồng tiền của mình, đồng đô la mất giá, thế là toàn thế giới kéo Mỹ chìm xuống.

Tôi giải thích thêm việc Trung Quốc bán tháo nợ.

Bạn đọc hãy tưởng tượng, lão Mỹ in quá nhiều tiền, những đứa con dùng số tiền ấy tiêu vung tàn tán bằng cách mua trứng của nhau, một quả trứng ban đầu chỉ 0,2 đô la bỗng tăng lên 1 đô la tại nhà lão Mỹ. Con gái út lão Mỹ nhập trứng từ nhà chị Hoa giá chỉ 0,1 đô la, về nhà lão Mỹ bán giá 1 đô la, ngược lại con trai chị Hoa phải chấp nhận mua đùi gà Mỹ giá cao, vậy chẳng phải ăn cướp sao. Ban đầu, chị Hoa chỉ cần 100 triệu đô la mua được một cái tàu, nhưng sau đó phải bỏ ra gấp 10 lần như thế vẫn chưa mua nổi. Trong hoàn cảnh này, số tiền chị Hoa cho lão Mỹ vay, lãi suất chị Hoa thu được so với đồng tiền trượt giá, rõ ràng lãi thực tế đang là con số âm. Vì vậy, chẳng có cách nào khác, chị Hoa phải bán tống bán tháo giấy ghi nợ.

Nhật Bản mua nợ nhiều nhất.

Nợ của lão Mỹ khác với nợ của chị Hoa và anh Nhật, lão Mỹ vay tiền để tiêu dùng, chị Hoa và anh Nhật bán và mua nợ của nhau là để lấy tiền sản xuất. Khi đại dịch xảy ra năm 2000, con cháu lão Mỹ không thể làm việc, nên lão Mỹ phải đi vay tiền cho con cháu tiêu sài. Ngoài ra, lão Mỹ phải vay để cứu thị trường tài chính không bị sụp đổ, đâu tư vào các cuộc cách mạng màu như Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan, đầu tư vào các tổ chức phi chính phủ tham gia vào chủ nghĩ quân phiệt. Ngược lại, thời điểm đó chị Hoa bán nợ, là để có tiền đầu tư cho công ăn việc làm. Nhà anh Nhật cũng đang cần đồng yên để sản xuất trong nước, anh lấy số đô la trong két sắt mua lại những tờ giấy nợ của chị Hoa, nhìn vào tờ giấy nợ đó anh Nhật in ra đồng yên để phát cho các con làm ăn.

Các quốc gia hối hả mua nợ Mỹ.

Mọi người đều cảm thấy không vui khi mua trái phiếu kho bạc Mỹ, bởi Mỹ chỉ bỏ ra chi phí in tiền, lãi suất nợ của Mỹ rất thấp, số tiền mà người dân làm việc chăm chỉ để kiếm được lại bị Mỹ lấy đi bằng một tờ giấy nợ. Đó là chưa kể, Mỹ vay tiền của bạn để mua đồ, vay tiền của bạn để chế tạo vũ khí rồi bán cho quốc gia theo Mỹ chiến đấu với quốc gia của bạn, như vậy sẽ không thể vui. Sẽ càng không thể vui nếu lãi suất vay bằng 0. Tháng 8 năm 2021, sau khi rút quân khỏi Afghanistan, Hoa Kỳ đã giữ lại 7 tỉ đô la tài sản nước ngoài của Afghanistan. Hãy nghĩ xem Afghanistan nghèo đến mức nào, họ có thể dùng gì 7 tỉ ấy để mua thực phẩm, thì người dân sẽ hạnh phúc biết bao. Thời điểm ấy người nghèo Afghanistan sắp chết đói và chết cóng. Sau khi chiếm giữ 7 tỉ và chặn các dòng tiền, Hoa Kỳ đã sử dụng một thứ “vũ khí” lợi hại là lương thực để kiểm soát 25 triệu người nghèo ở Afghanistan, trong đó có 3 triệu trẻ em phải bỏ học. Khi những người dân đó sắp chết đói, người Mỹ sẽ tiến lên và đưa cho họ hai ổ bánh mì rồi để họ đi diễu hành và gây rối, cuộc cách mạng màu ở Afganistan diễn ra chỉ đơn giản như vậy đấy.

Nhưng nếu chúng ta không cho Mỹ vay thì sao?

Như tôi đã nói, tiền mặt đô la Mỹ cất giữ trong kho bạc trong nước, sẽ trở nên vô giá trị. Chưa kể việc cất giữ một số tiền lớn có khá nhiều bất trắc, ví dụ như cháy, trộm cắp, tham ô tham nhũng, hay một số kẻ lợi dụng chức vụ để sử dụng số tiền phi pháp. Vậy chỉ còn một giải pháp, đó là gửi tiền vào hệ thống đô la Mỹ, nhưng lãi suất gửi tiền vào ngân hàng Hoa Kỳ là 0, nên việc gửi tiền này cũng vô nghĩa.

Tiền nhiều chỉ mỗi cách cho vay.

Cho chính phủ Mỹ vay tiền, vừa là cách để giữ tiền, vừa có lãi định kì. Nhưng bất kì cá nhân hoặc tổ chức nào vay quá nhiều tiền, các chủ nợ sẽ rất kinh hoàng nếu họ tiếp tục vay, ngay cả khi bên vay là chính phủ. Chính phủ Mỹ và các ông chủ tư bản lớn ở Hoa Kỳ đang vay quá nhiều nên họ mở tiệc. Tiền vay họ mua đủ loại, từ năng lượng, khoáng sản, lương thực, thực phẩm, cho đến khoai tây chiên. Thậm chí các chính phủ đang phải cho Hoa Kỳ vay tiền với lãi suất 0% và liên tục đưa tiền vào túi Mỹ. Tiền chảy vào thị trường tài chính và đẩy giá tài sản tài chính lên cao, giúp các ông chủ ở Mỹ thu được lợi nhuận khổng lồ. Trong thời kì dịch bệnh, với việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, tài sản của 500 người giàu nhất Hoa Kỳ đã tăng lên gấp nhiều lần. Một báo cáo mới cho thấy dựa trên dữ liệu từ Forbes, tài sản của các tỉ phú Mỹ đã tăng 62% từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022.

𝗕𝗮̉𝗻 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗮𝗻 𝘁𝗼𝗮̀𝗻 𝗰𝘂̉𝗮 𝘁𝗿𝗮́𝗶 𝗽𝗵𝗶𝗲̂́𝘂 đ𝗼̂ 𝗹𝗮 𝗠𝘆̃.

Có hai lí do để trái phiếu đô la Mỹ an toàn.

Một là, do sự bá chủ của đồng đô la, có nghĩa là đồng đô la đủ sức thống trị, trở thành đồng tiền trú ẩn, đảm bảo an toàn.

Hoa Kỳ rất coi trọng tín dụng tiền tệ và có tinh thần hợp đồng tốt trong kinh doanh. Tín dụng tiền tệ không liên quan gì đến gian lận ngoại giao hay chính trị của Hoa Kỳ. Các nước phương Tây là xã hội theo hợp đồng, coi trọng tinh thần hợp đồng, họ hiểu rằng kinh doanh là kinh doanh, chiến tranh là chiến tranh và chính trị là chính trị. Xét cho cùng, việc gặt hái lợi ích của thế giới bằng cách dựa vào sự bá quyền của đồng đô la có lợi hơn nhiều so với việc vi phạm hợp đồng.

Các đồng tiền khác chẳng có gì đảm bảo.

Ngay cả đồng rúp của Nga cũng đã từng dễ dàng để xảy ra khủng hoảng. Năm 1998, Soros tấn công đồng rúp, Putin đã ngay lập tức đẩy giá đồng rúp xuống mức thấp nhất và tuyên bố gia hạn trả nợ trái phiếu chính phủ do nước ngoài tài trợ, trực tiếp tịch thu nguồn vốn nước ngoài do Soros dẫn đầu. Hành động này của Putin đã được cứu được đồng rúp. Nhưng thật oái oăm, uy tín tín dụng quốc gia của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất, thấp đến nỗi khi Nga phát hành trái phiếu để vay đô la Mỹ, lãi suất trên thị trường quốc tế tăng trực tiếp lên 100%. Có nghĩa là, Nga vay 1 tỉ đô la, thì phải trả 2 tỉ. Nga bị gắn cái mác “ngố” cũng đúng, bởi Nga cố gắng đối phó với một cá nhân là Soros, đã luôn vô tình làm tổn thương rất nhiều người khác. Điều này cũng có tác động đáng kể đến các công ti xuất nhập khẩu của Nga và là một trong những lí do khiến nền kinh tế nước này phát triển chậm.

Thứ hai, trái phiếu chính phủ Mỹ có bản chất an toàn, bởi đó là trái phiếu của một quốc gia phát triển.

Các nước phát triển phát hành trái phiếu, độ an toàn sẽ cao, trong khi lãi suất thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phát hành trái phiếu, lãi suất cũng cao hơn. Thực ra điều này rất dễ hiểu. Quốc gia phát triển tương đương với người giàu có. Quốc gia đang phát triển tương đương với những người trẻ tuổi đang khởi nghiệp, bắt đầu từ con số 0, rủi ro trong làm ăn có phần cao.

Ở cùng thời điểm, người giàu có và người trẻ tuổi đến vay tiền bạn, người giàu trả lãi rất thấp còn người nghèo chấp nhận trả lãi rất cao, bạn sẽ cho ai vay?

Tất nhiên là người giàu rồi, lãi suất thấp hơn cũng được miễn là họ có thể đảm bảo việc hoàn trả. Việc cho người trẻ vay còn tùy thuộc vào tình hình, nếu người trẻ ấy có sự nghiệp tốt thì chúng ta có thể cân nhắc, còn nếu không có gì chắc chắn sẽ không cho vay.

Ví dụ, lãi suất trái phiếu chính phủ của Hoa Kỳ rất thấp, của Đức thậm chí còn bằng 0%, trong khi của Nga năm 1998 lãi suất 100% mà vẫn không vay được.

Thậm chí Trung Quốc phát hành trái phiếu lãi suất âm.

Nghĩa là, nếu bạn cho Trung Quốc vay tiền, bạn sẽ phải trả lãi khi đáo hạn. Cụ thể, vào tháng 11 năm 2020, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành 4 tỉ euro trái phiếu chính phủ tại châu Âu, với lãi suất -0,152%, đáo hạn 5 năm. Điều này có nghĩa là, các quốc gia cho Trung Quốc vay 4 tỉ euro, sau 5 năm chỉ còn 3,34 tỉ. Vậy mà các quốc gia vẫn tranh nhau mua, trái phiếu của Trung Quốc đã được bán hết chỉ trong vòng hai ngày rưỡi, tỉ lệ mua thành công là 4,5:1, nghĩa là có 4,5 quốc gia xếp hàng để mua một trái phiếu Trung Quốc nhưng chỉ 1 quốc gia mua thành công.

Tại sao các nước chấp nhận cho vay lãi suất âm? Điều này liên quan đến bản chất an toàn của trái phiếu chính phủ. Dịch bệnh hoành hành vào năm 2020 và nền kinh tế của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề. Thế giới đang cạnh tranh để bơm tiền vào thị trường, các quỹ đang đổ về và lãi suất ngân hàng được giảm trực tiếp xuống mức thấp nhất. Vào thời điểm này, một số quỹ lớn bị mất giá thụ động, việc giữ tiền trở nên không an toàn. Vào thời điểm đó, tất cả két sắt ở châu Âu đều bán hết, số tiền quá lớn không thể giữ, phải thuê Trung Quốc trông chừng, bởi nếu giữ tiền sẽ còn đáng sợ hơn nữa nếu có người tham ô hoặc làm điều gì đó tương tự.

Đến đây tôi xin tóm tắt lại:

– Ở các nước phát triển, lợi suất trái phiếu chính phủ thấp;

– Ở các nước đang phát triển, lợi suất trái phiếu chính phủ cao;

– Khi tình hình kinh tế toàn cầu xấu, hoặc có chiến tranh hay dịch bệnh, các tổ chức đầu tư có xu hướng mua trái phiếu chính phủ để phòng ngừa rủi ro và sẽ chọn trái phiếu tốt nhất trong số những trái phiếu tệ nhất và tìm kiếm một quốc gia có nền tảng kinh tế tốt.

Nếu mọi người để ý sẽ thấy, trái phiếu đô la Mỹ có một kì tăng giá vào tháng 12 năm 2021. Tại sao lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng? Như tôi đã nói ở trên, lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ cao hơn có nghĩa là giá trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đang giảm, điều này có nghĩa là nhiều người bán trái phiếu hơn và ít người mua trái phiếu hơn. Nguyên nhân chính là Hoa Kỳ đã đề xuất tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán trong quá trình quản lí kì vọng của mình. Cái gọi là sự thu hẹp bảng cân đối kế toán có nghĩa là sự thu hẹp bảng cân đối kế toán. Tài sản của Cục Dự trữ Liên bang là gì? Đó là trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, là giấy nợ do Bộ Tài chính Hoa Kỳ phát hành. Bây giờ Cục Dự trữ Liên bang sẽ thu hẹp bảng cân đối kế toán của mình, nghĩa là trả lại giấy nợ cho bạn. Bạn trả lại tiền đô la cho Mỹ, Hoa Kỳ sẽ lấy lại đô la và ngăn không cho nó tràn vào thị trường.

Khi các quốc gia nghe điều này, sẽ nghĩ rằng các đại lí lớn sẽ dẫn đầu việc bán ra ở mức cao, như vậy chẳng phải họ sẽ bị ép giá và rút tiền trước sao? Hơn nữa, khi đồng đô la Mỹ tăng lãi suất, tức là đồng tiền đô la sẽ mạnh lên. Giữ đô la Mỹ không phải tốt hơn giữ trái phiếu Mỹ sao? Ở đây, bạn có thể coi trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ như một loại tiền tệ. Khi đồng đô la Mỹ mạnh hơn, tiền tệ của các quốc gia khác sẽ mất giá và trái phiếu kho bạc Mỹ cũng sẽ mất giá so với đồng đô la Mỹ, điều đó có nghĩa là giá sẽ giảm. Khi giá trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ giảm, lợi suất sẽ tăng.

Sau đó vào tháng 2 năm 2022, cuộc chiến Nga – Ukraine đã nổ ra, đồng đô la Mỹ mạnh lên, vốn châu Âu được chuyển đổi thành đô la rồi ồ ạt chạy sang Hoa Kỳ. Làm sao? Thị trường trái phiếu hay thị trường chứng khoán? Càng có nhiều người mua trái phiếu Hoa Kỳ, giá lại tăng và lợi suất lại giảm.

Vậy tại sao nợ của Hoa Kỳ lại tăng trở lại?

Đầu tiên là dòng vốn châu Âu gần như đã tháo chạy và đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng lãi suất. Việc tăng lãi suất đã được thực hiện, đồng đô la Mỹ tiếp tục mạnh lên và các loại tiền tệ trên toàn thế giới đã mất giá. Mọi người đều cảm thấy đồng đô la Mỹ hấp dẫn, nhưng trái phiếu Mỹ thì không. Hơn nữa, khi cuộc chiến Nga-Ukraine leo thang, Châu Âu và Hoa Kỳ đã tăng cường lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Dưới lệnh trừng phạt đáp trả của Nga, giá hàng hóa toàn cầu đã tăng vọt. Mọi người đều cần đô la Mỹ để mua năng lượng, thực phẩm và khoai tây chiên để dự trữ.

Mọi người nên đọc tin tức ở giai đoạn này. Một số nước xuất khẩu ngũ cốc không những không bán ngũ cốc mà còn nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc và tích trữ. Năng lượng cũng bị tích trữ. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực vẫn tiếp diễn và giá cả vẫn tăng cao. Các công ti xuất nhập khẩu cần phải chi nhiều đô la Mỹ hơn để mua nguyên liệu thô phục vụ chế biến và sản xuất. Tại sao nên giữ trái phiếu Hoa Kỳ có lợi suất thấp vào thời điểm này? Khi đồng đô la Mỹ bước vào chu kì thắt chặt, dòng vốn nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới sẽ đổ về Hoa Kỳ để rút dự trữ ngoại hối. Nếu mọi người không nhanh chóng bán trái phiếu Hoa Kỳ và đổi chúng lấy đô la Mỹ, dự trữ ngoại hối sẽ bùng nổ, tỉ giá hối đoái của họ sẽ bị siết chặt, đồng tiền của họ sẽ mất giá xuống mức thấp nhất, hoạt động nhập khẩu sẽ kết thúc và nền kinh tế sẽ sụp đổ, sẽ cần một lượng lớn đô la Mỹ để bổ sung thanh khoản.

Do đó, bằng cách bán trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ với giá thấp và đổi chúng lấy đô la Mỹ, lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ sẽ tăng nhanh chóng và cao hơn lợi suất trái phiếu chính phủ các quốc gia, kết quả là nợ của Hoa Kỳ tăng lên./.


LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *