𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟕𝟏 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐋𝐚𝐧, 𝐜𝐨́ đ𝐞̂́𝐧 𝟏𝟎 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐇𝐨𝐚, 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝟏𝟒% 𝐭𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐝𝐚̂𝐧 𝐬𝐨̂́, đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐬𝐨̛̉ 𝐡𝐮̛̃𝐮 𝟕𝟖% 𝐭𝐚̀𝐢 𝐬𝐚̉𝐧 𝐪𝐮𝐨̂́𝐜 𝐠𝐢𝐚. 𝐊𝐞̂̉ 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐚̆𝐦 𝟏𝟗𝟑𝟐 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐚𝐲, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐋𝐚𝐧 𝐜𝐨́ 𝟑𝟎 𝐭𝐡𝐮̉ 𝐭𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝟐𝟎 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ đ𝐨́ 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐇𝐨𝐚 𝐤𝐢𝐞̂̀𝐮.
Nói đến Thái Lan là nói đến bổn phận, lẽ phải và hạnh phúc, là tấm gương đức hạnh, lòng nhân ái và sự đoàn kết.

Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Hán và nhà Đường cho đến tận Thế kỉ XX, bất cứ khi nào có bất ổn, một số lượng lớn người Hán sẽ bị lưu đày hoặc bỏ trốn đến các quốc gia Đông Nam Á. Sau hơn một ngàn năm, người Hoa kiều ở Đông Nam Á chiếm chiếm số lượng lớn nhất. Dân số Đông Nam Á hiện tại khoảng 700 triệu người, có gần 45 triệu người Hoa, chiếm khoảng 6,5% dân số.
1) Thái Lan: hơn 10 triệu (khoảng 14% dân số)
2) Philippines: hơn 10 triệu (khoảng 8% dân số)
3) Indonesia: hơn 10 triệu (khoảng 5% dân số )
4) Malaysia: gần 7,4 triệu (khoảng 23% dân số)
5) Singapore: gần 3 triệu (khoảng 74% dân số)
6) Myanmar: gần 1,7 triệu (khoảng 3% dân số)
7) Campuchia: hơn 900 ngàn (khoảng 6% dân số)
Việt Nam: gần 750 ngàn (khoảng 0,8% dân số)
9) Lào: Hơn 300 ngàn (khoảng 5% dân số)
10) Brunei: khoảng 45 ngàn (khoảng 10% dân số)
Năm 1860, Khâu Chí Cần là ông cố nội của Thaksin, người thôn Khách Gia, huyện Phong Thuận, tỉnh Quảng Đông, do tình hình chính trị bất ổn ở quê nhà nên đưa cả gia đình 4 người cùng đến nước Xiêm La để kiếm sống. Ngay khi đến nơi, vợ cùng với con trai thứ hai của ông bị đổ bệnh nặng do không thích nghi với khí hậu, nên Khâu Chí Cần phải đưa họ trở lại Quảng Đông.
Chỉ mình Khâu Xuân Thịnh quyết định ở lại.
Vào thời điểm đó, Khâu Xuân Thịnh mới chỉ là một cậu bé thiếu niên nhưng rất quyết tâm “thử vận may” ở Chiang Mai, vợ chồng Khâu Chí Cần không thuyết phục được con trai cả nên đành phải đồng ý.
Chiang Mai một buổi chiều li biệt, nhìn bàn tay nhỏ bé vẫy liên tục ở bến tàu, người cha già Khâu Chí Cần không khỏi bật khóc.
Những giọt nước đã tách ra khỏi mây,
những giọt máu đã tách ra khỏi thịt;
Đời tuôn nước mắt
trời tuôn mưa…
Và thời gian trôi qua, Khâu Xuân Thịnh từ một cậu bé làm những việc lặt vặt để kiếm sống qua ngày, rồi đã trưởng thành và có cảm giác mình là người bản xứ. Khâu Xuân Thịnh quyết định gắn bó với mảnh đất Chiang Mai, làm nghề chăn nuôi gia súc và kết hôn với một người phụ nữ Thái, sinh được 10 người con nhưng chết 4, con trai cả là Khâu A Xương.
Khâu A Xương là bố của Thaksin.
Vào năm 1938, Khâu Xuân Thịnh đã phải đổi họ thành Shinawatra, theo chính sách đồng hoá của Thái Lan. Shinawatra có nghĩa là “thường xuyên làm điều tốt”. Trong tiếng Thái, watra có nghĩa là nghĩa vụ, bổn phận, kỉ luật và lẽ phải; đây là từ vay mượn qua tiếng Phạn – Pali. Gia đình Shinawatra kể từ đó mở rộng chăn nuôi gia súc và dệt tơ lụa, rồi chuyển sang hoạt động kinh doanh rạp hát, ô tô, trạm xăng và các lĩnh vực khác.
Gia tộc Shinawatra có 4 đời ở Thái Lan.
Xiêm La vào những năm 1860, đã là năm thứ 78 của Triều đại Bangkok, dưới thời trị vì của vua Rama IV. Đúng 5 năm trước khi Khâu Chí Cần đến Chiang Mai, vua Rama IV – còn được biết đến với tên gọi vua Mongkut, đã ký Hiệp ước Bowring với Thống đốc Anh, John Bowring, vào ngày 18 tháng 4 năm 1855. Hiệp ước này cho phép người Anh được tự do buôn bán tại Xiêm, giảm thuế nhập khẩu hang hoá Anh xuống còn 0% và cho phép người Anh toàn quyền sử dụng đất đai lãnh thổ, quyền nhập khẩu thuốc phiện.
Có bốn triều đại trong lịch sử Thái Lan.
• Triều đại Sukhothai;
• Triều đại Ayutthaya;
• Triều đại Thonburi;
• Triều đại Bangkok vẫn tiếp tục cho đến nay.
Ngay từ Triều đại Ayutthaya, người phương Tây đã đến Đông Dương và thực hiện chính sách thực dân hoá, tất cả các quốc gia Đông Nam Á bị đô hộ ngoại trừ Xiêm La. Điều này khiến Xiêm La trước đây và Thái Lan sau này, trở thành quốc gia thứ ba ở châu Á chưa bị thực dân hoá, sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Sở dĩ Thái Lan không bị thực dân hoá, là vì chiến tranh 7 năm giữa Anh và Pháp vào năm 1756, để tranh giành Nam Á. Sau khi đánh bại Pháp, thực dân Anh độc quyền Ấn Độ và chiếm luôn Myanmar, quân Pháp thua trận nên chuyển hướng xâm chiếm Việt Nam và mở rộng sang Lào và Campuchia. Thái Lan nằm giữa Bán đảo Đông Dương, bất ngờ trở thành vùng đệm giữa Anh và Pháp, nên đã thoát khỏi số phận bị thực dân hoá.
Nhưng người Thái tự nguyện kí “Hiệp ước quỳ gối”.
Trước đó, từ năm 1868 – 1910 để giành độc lập và yên ổn, Vua Rama V Chulalongkorn cũng phải liên tục cắt đất cho Anh và Pháp.
Vào thời điểm đó, cộng đồng người Hoa ở Xiêm La chỉ có khoảng 300 ngàn người, hầu hết họ sống xa Bangkok, tập trung ở những cảng biển, nhà máy xay lúa, nhà máy đường và các mỏ thiếc. Người Hoa đã nắm yết hầu Xiêm La về kinh tế. Vì thế, cộng đồng Hoa kiều không nghe chính quyền Xiêm La, một cuộc đình công và biểu tình diễn ra năm 1870 do người Hoa chỉ đạo, đã lật đổ chính quyền tỉnh Ranong. Chính phủ Xiêm La cử tàu chiến đến dập tắt cuộc biểu tình, người Hoa đáp trả mạnh mẽ, họ tổ chức cướp bóc rồi đốt trụi Phuket.
Người phương Tây cảm thấy rất ngứa mắt.
Chưa dừng lại ở đó, nhóm người Hoa hơn 300 ngàn đã mở ra nhiều băng đảng, tổ chức buôn lậu thuốc phiện, nấu rượu lậu, tổ chức các sòng bạc. Không thể kiểm soát, chính quyền Xiêm La đã kết hợp với các băng đảng lớn, giao cho trọng trách duy trì hoạt động và thu thuế.
Từ đây nghê thu thuế ra đời.
Thời cơ đến với Khâu Xuân Thịnh, ông quyết định làm việc cho một người bạn của cha mình, tôn xưng người đó là tổng tài còn bản thân là thư kí cho tổng tài. Là một người thông minh, nhanh trí và có quyết tâm mạnh mẽ, Khâu Xuân Thịnh nhận thấy kinh doanh cờ bạc là “mỏ vàng” lộ thiên ở thành phố ven biển Chanthaburi. Ông lê la tiếp cận với giới quan chức thành phố, tự giới thiệu mình là “nhà thầu thuế sòng bạc lớn”, rồi mở ra một nhà thầu thuế đầu tiên bằng nỗ lực của mình. Không lâu sau, Khâu Xuân Thịnh mở rộng hoạt động thu thuế sòng bạc đến Chiang Mai, sau đó tới Bangkok thu thuế và kinh doanh tơ lụa. Bằng uy tín cá nhân xây dựng được, Khâu Xuân Thịnh mở rộng thị trường kinh doanh tơ lụa đến Trung Quốc, sau đó là Myanmar.
Sản phẩm tơ lụa của Khâu Xuân Thịnh đã vào Hoàng gia.
Vào năm 1890, đúng 30 năm sau khi cha con chia tay đầy nước mắt, Khâu Xuân Thịnh đã sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Khâu A Xương.
𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐦𝐚̣𝐧𝐠 𝟏𝟗𝟑𝟐.
Xiêm La những năm cuối thập niên 193x, bầu không khí phản kháng chế độ quân chủ trở nên mạnh mẽ, các cuộc thảo luận về tham nhũng hoàng gia ở khắp mọi nơi trong quán cà phê, phương tiện truyền thông ngầm và các tờ rơi xoáy sâu và chủ đề này, người Thái không ngừng bàn về tiến trình quốc gia. Sự bùng nổ của cuộc suy thoái kinh tế thế giới vào năm 1929, đã đẩy làn sóng chống hoàng gia lên đỉnh điểm, thậm chí một bộ trưởng là người của hoàng tộc còn công khai nói rằng công chúng đã quen với việc coi thường nhà vua.
Năm 1927, chàng thanh niên Pridi Phanomyong 27 tuổi sinh ra trong một gia đình thương nhân người Hoa, anh đang du học ở Pháp và thành lập “Đảng Dân chủ” với những người bạn cùng chí hướng. Đảng của Pridi lúc đó có 7 người, bao gồm phó đại sứ Xiêm La tại Paris, một luật sư, một sĩ quan quân đội cao cấp tên là Luang Phibunsongkhram được phong tước hiệp sĩ. Đảng Dân chủ cam kết “đặt nhà vua dưới sự ràng buộc của hiến pháp”. Đến tháng 6 năm 1932, Đảng Dân chủ đã có hơn 100 thành viên, một nửa trong số đó là quân nhân.
Mọi thứ đã sẵn sàng.
Đêm 23 tháng 6 năm 1932, một nhóm người của Đảng Dân chủ do Hoa kiều Pridi Phanomyong lãnh đạo, đã lẻn vào Bangkok. Đầu tiên họ cắt đứt đường dây điện thoại vào dinh thự của bộ trưởng chính phủ. Sau đó ban hành một lệnh giả mạo nhân danh chuẩn đô đốc, tuyên bố đang chuẩn bị đàn áp cuộc bạo loạn của người Hoa, nên yêu cầu tất cả các sĩ quan và binh lính cài đặt chế độ chờ. Nhóm người này bí mật lấy vũ khí trong kho của quân đội, cử một tàu chiến đến Sông Chao Phraya để theo dõi mọi di biến động của hoàng gia.
Sáng 24 tháng 6 năm 1932, Phraya Phahong, một thành viên trong nhóm của Đảng Dân chủ, được giao nhiệm vụ hành động cụ thể. Phraya cũng là một Hoa kiều. Chỉ trong 3 giờ Phraya đã bắt giữ chỉ huy của Đội cận vệ Hoàng gia, bắt luôn 40 thành viên hoàng gia cùng những người hầu của họ. Phraya Phahong tuyên bố đã lật đổ chế độ quân chủ. Thực ra đây chỉ là tuyên bố thăm dò xem tình hình ra sao. Nhưng không ngờ, từ hoàng gia cho đến quân đội, cũng như tất cả các tỉnh đều không hề phản kháng. Thay vào đó là thái độ ủng hộ Đảng Dân chủ. Ngay lập tức, Phraya Phahong chọn một chiếc xe tăng rồi cưỡi ra đường phố Bangkok, binh lính và công chúng đổ xô đến reo hò vô tận.
Vua Rama VII đang chơi golf cùng hoàng hậu tại khu nghỉ dưỡng bãi biển Hua Hin thì có người đến báo tin cuộc đảo chính ở Bangkok. Ông quay sang hoàng hậu và nói: “Thấy chưa, tôi đã bảo rồi mà.” Hoàng hậu vờ như không nghe thấy, bà yêu cầu ông chọc nốt gậy cuối cùng vào lỗ golf, sau đó cùng nhà vua tắm rửa để trở về Bangkok.
Tại hoàng cung Đảng Dân chủ buộc nhà vua phải đưa ra lựa chọn: hoặc là trao quyền lực cho quốc hội rồi tiếp tục làm nhà vua bù nhìn, hoặc thoái vị ngay lập tức. Câu trả lời của nhà vua Rama VII rất sáng suốt: “Tôi đồng ý làm ông vua bù nhìn”.
Ngày 27 tháng 6 năm 1932, Đảng Dân chủ ban hàng một hiến pháp quy định rằng, nhà vua vẫn là nguyên thủ quốc gia nhưng không có quyền lực thực sự, thủ tướng sẽ nắm quyền và xử lí các công việc hàng ngày của đất nước. Phraya Manopakorn Nititada – cựu Chủ tịch Toà Phúc thẩm, ông là một Hoa kiều, được bầu làm Thủ tướng đầu tiên.
Cuộc cách mạng diễn ra tốt đẹp.
Nhưng các nhà cách mạng người Thái gốc Hoa chỉ làm cuộc cách mạng nửa vời, mở ra cánh cửa “tam thể” với những vướng mắc vô tận giữa hoàng gia, quân đội và chính quyền. Trung bình cứ ba năm rưỡi lại xảy ra một cuộc đảo chính. Thực sự “đảo chính” đã trở thành “lời nguyền” đối với chính trị Thái Lan. Ngay trong lực lương quân đội luôn có ba nhóm, bao gồm nhóm một nhóm chống lại chế độ quân chủ, một nhóm trung thành với hoàng gia, một nhóm lúc nào cũng muốn tự ngoi lên để làm vua.
Tháng 4 năm 1933, chưa đầy một năm sau cuộc cách mạng, nhóm trung thành với hoàng gia đã phao tin nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Pridi Phanomyong là người theo “chủ nghĩa cộng sản”, Pridi sợ hãi phải bỏ trốn lưu vong ở nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau Phraya Phahong cùng những sĩ quan chống lại chế độ quân chủ lật ngược tình thế, đưa lãnh tụ Pridi trở lại đất nước giữ chức Bộ trưởng Nội vụ.
Luang Phibunsongkhram cũng là một Hoa kiều, tổ tiên gốc gác của ông ở Triệu Sơn, sinh ra trong một gia đình nông dân và đi lên từ học viện quân sự, ông là nhà lãnh đạo nổi tiếng độc tài rất thích bắt chước Hitler. Luang đại diện cho nhóm muốn tự ngoi lên để làm vua. Luang đã từng ngạo mạn tuyên bố rằng: “Quốc hội, chế độ quân chủ, chế độ quan liêu,.v.v. có thể bị bãi bỏ, nhưng quân đội thì tồn tại mãi mãi”.
Cứ như vậy, ba nhóm trong quân đội là những đảng viên Đảng Dân chủ sẽ đấu đá nhau, rồi các nhà lãnh đạo người Hoa kiều thay nhau làm thủ tướng.
• Pridi = Hoa Kiều = Thủ tướng
• Phraya = Hoa Kiều = Thủ tướng
• Luang = Hoa Kiều = Thủ tướng
Ví dụ, năm 1938 Luang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông rao giảng “quốc gia là nhà – quân đội là hàng rào” và ra lệnh làm bộ phim “Máu của Quân đội Thái Lan”, xây dựng quân đội Thái như Đoàn Thanh niên Hitler. Uy tín của Luang lên như diều gặp gió. Ông phao tin Thủ tướng Phraya mua tài sản hoàng gia giá thấp rồi bán với giá cắt cổ. Phraya buộc phải từ chức thủ tướng. Luang lên thay, ông đưa 16 quân nhân của nhóm mình vào nội các chính phủ 25 thành viên, chi tiêu 35% ngân sách quốc gia cho quân sự, bắt giữ 40 đối thủ chính trị, tử hình 18 nhà lãnh đạo phe đối lập trong một tháng. Bị phản đối, Luang đã trả lời rằng ông mới chỉ ziết 18 người là chưa đáng mấy, so với Cách mạng Pháp thì “những cái đầu bị chặt có thể được chất lên xe tải thành hàng dài”.
Trong thời gian làm thủ tướng, Luang đưa vua Rama VII ra toà, niêm phong một dinh thự hoàng gia, cấm treo chân dung nhà vua, nhiều người Thái sợ hãi phải bỏ trốn ra nước ngoài.
Hoạt động mạnh mẽ nhất của Luang trên vai trò thủ tướng, đó là thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc “Đại Thái giáo”, xoá bỏ tên quốc gia Xiêm La được sử dụng 13 thế kỉ và thay bằng tên mới Thái Lan, đàn áp người dân tộc thiểu số. Luang cũng đàn áp luôn cả người Hoa cùng dòng máu với ông, bắt tất cả Hoa kiểu phải xoá bỏ họ Trung Quốc, cải sang họ Thái Lan.
Năm 1938, gia đình họ Khâu vốn đã sống ở Thái 78 năm, cũng bị bắt buộc cải họ thành Shinwatra cho khiêm tốn. Vào thời điểm này, người con trai cả của Khâu Xuân Thịnh là Khâu A Xương chỉ còn biết tập trung vào công việc kinh doanh của gia đình, ông mở rộng sang bất động sản, thương mại xuyên biên giới và tài chính. Nhiều tiền nhưng cũng buồn, Khâu A Xương đã lấy vợ người Thái và sinh liền tù tì 12 người con, con trai cả là Thaksin về sau làm Thủ tướng Thái Lan.
Cuộc sống chốn cung đình
Buổi sáng đẹp trời ngày 9 tháng 6 năm 1946, tại Cung điện Hoàng gia Thái Lan, những người hầu trai xinh gái đẹp đang khuân vác hành lí cho vua Rama VIII, lúc đó mới 20 tuổi. Nhà vua đến Thuỵ sĩ để hoàn thành luận án tiến sĩ luật còn đang dang dở. Đột nhiên, từ phòng ngủ của nhà vua, một tiếng súng chua chát vang lên.
Nhà vua nằm trong vũng máu với 1 viên đạn xuyên qua đầu.
Cái chết của nhà vua Rama VIII vẫn còn bí ẩn, có rất nhiều suy đoán, một suy đoán cho rằng vua lau chùi khâir súng rồi thử dí vào đầu và bóp cò, một số lại đổ cho Nhật Bản ám sát, cũng lại có lời đồn chính phủ của Pridi bắn.
Có một lời đồn rằng, cái chết của Rama VIII là do em trai người em trai Bhumibol Adulyadej, kém ông 2 tuổi và được trao vương miện ngay sau khi người anh băng hà, trở thành vua Rama IX.
Rama IX trị vì 70 năm 126 ngày.
Nhà vua Rama IX sinh ra ở Hoa Kỳ và học tập ở Thuỵ Sĩ những năm đầu đời, ông thực sự là người kiên cường và có năng lực, nên đã khôi phục được hoàng gia Thái Lan. Cụ thể, Rama IX đã giành được một số binh lính trung thành, hiến pháp quy định Quốc vương là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, là nguyên thủ quốc gia. Rama IX cũng khôi phục “lễ quỳ gối”. Lễ quỳ này trông rất buồn cười, bất kì người Thái nào khi gặp nhà vua, hoàng hậu hay phi tần, cũng phải nằm như con sâu đo. Một vở kịch Đức chế giễu hành động này. Ngay lập tức đã xảy ra một scadal ngoại giao giữa Đức và Thái Lan. Ngày Quốc khánh Thái Lan 24 tháng 6 bị đổi sang ngày sinh của nhà vua, vào ngày này học sinh cả nước phải hô “Đức vua vạn tuế”, phải hát bài hát ca ngợi nhà vua trước khi bắt đầu môn học. Luật khi quân đưa ra quy định, bất cứ ai chỉ trích nhà vua với bất kì hình thức nào, đều bị phạt tù ít nhất 15 năm, thực tế có người đăng ảnh chế giễu vua lên Facebook đã phải ngồi tù 32 năm.
Rama IX có một người con là Maha.
Maha sinh năm 1952, ông học ở châu Âu và Hoa Kỳ những năm đầu đời và học lái máy bay chiến đấu, lên ngôi năm 2018. Maha nổi tiếng với những câu chuyện kì quặc, ví dụ ông thích săm mình và mặc áo lót phụ nữ, thích đi chơi với những vũ nữ thoát y mặc quần lót lọt khe, bổ nhiệm chó làm đại tướng không quân.
Ông đang là vị vua giàu nhất thế giới.
Với khối tài sản hơn 40 tỉ đô la gấp 80 lần Nữ hoàng Anh, ngay cả những người giàu có ở Trung Đông cũng bị ông làm cho lu mờ. Khi những người khác chỉ có một hai chiếc máy bay thì Maha có hẳn một phi đội máy bay gồm 3 máy bay chở khách thương mại, 4 máy bay Boeing, 21 trực thăng và 7 máy bay an ninh. Những chiếc ô tô sang trọng, với Maha chỉ như đồ chơi trẻ con, hiện ông có hơn 600 chiếc xe siêu sang chất tầng tầng lớp lớp ở gara, bao gồm những chiếc phiên bản giới hạn chỉ có duy nhất 1 trên thế giới.
Tuy nhiên, dù có nhiều máy bay và xe hơi siêu sang, nhưng Maha lại chỉ thích phụ nữ. Có thể nói, cung tần mĩ nữ trong truyền thuyết “Hậu cung Chân Hoàn” không đủ sức so sánh, hậu cung của Maha ở một đẳng cấp rất xa. Ví dụ, khi Đại dịch COVID-19 xảy ra và Thái Lan đang lao đao chống dịch, thì Maha đưa 20 phi tần sang biệt phủ siêu sang rộng 5600 mét vuông ngay dưới chân núi Alps ở Đức để thực hiện “cách li”.
Vua Maha kết hôn 5 lần.
Nhưng có lẽ dị nhất, vẫn là chú chó được vua Maha phong đại tướng, với chức vụ “Thống chế Không quân” hẳn hoi. Thậm chí, Maha còn để phi tần yêu quý nhất của ông thoát y, ngồi ăn cùng “Thống chế Không quân”.
Chiến tranh thế giới 2
Thái Lan trong suốt chiều dài lịch sử của mình, quốc gia này theo đuổi chủ thuyết “cây tre trong gió”, cốt lõi của nó là thích nghi với hoàn cảnh thay đổi và đi theo bất kì kẻ nào mạnh hơn.
Nói một cách học thuật thì gọi là “realpolitik”,
Năm 1940, các thuộc địa của Pháp ở Đông Dương bên bờ sụp đổ, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị phương Tây xâm chiếm. Thời điểm đó Nhật Bản quyết xâm lược Đông Dương. Lúc này Thái Lan buộc phải lựa chọn, hoặc đứng lên chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản, hoặc đầu hàng để mời quân Nhật vào tấn công các nước láng giềng hòng kiếm lợi.
Thái Lan đã chọn cách thứ hai.
Sáng sớm ngày 8 tháng 12 năm 1941, quân Nhật bất ngờ vào nhiều địa điểm dọc theo bờ biển phía nam của Thái Lan, quân đội và cảnh sát Thái chỉ kháng cự trong 3 giờ đầu thì được lệnh của Thủ tướng Luang phải buông súng, cho phép quân đội Nhật Bản xâm lược Malaysia qua ngả Thái Lan. Một tuần sau đó, lưỡi lê sắc lẹm của Nhật Bản kè cổ Luang, người vốn cứng rắn bên ngoài nhưng mềm nhũn bên trong, đã không chỉ cho phép quân Nhật đi qua, mà còn kí hiệp ước liên minh Nhật – Thái, người Thái đứng về phe Nhật Bản và dốc toàn lực để tuyên chiến với Anh và Mỹ. Tận dụng cơ hội, Thái nhờ người Nhật ép Pháp trả lại những “vùng đất đã mất” mà ban đầu thuộc về Campuchia, bao gồm cả Siem Reap nơi có Angkor Wat. Thái Lan vẫn chưa dừng lại. Quân đội Thái đã tham gia cùng Nhật Bản xâm lược Myanmar và Malaysia, kết quả là Nhật Bản đã ưu ái cho Thái Lan tiểu bang Shan của Myanmar và 4 tiểu bang của Malaysia.
Có thể nói rằng, Thái Lan trong Đại chiến Thế giới 2, đã thực sự là đồng phạm của chủ nghĩa phát xít, bản thân người Thái không thể phủ nhận điều này. Năm 1942, khi Nhật Bản thất bại, một số nhân vật trong chính phủ Thái Lan lo lắng đã chọn sai phe. Tuy nhiên, Luang không hề hoảng sợ, ông nói với tham mưu trưởng của mình rằng “bên nào thất bại thì bên đó là kẻ thù của chúng ta”. Vì thế, khi Nhật Bản thất bại, các ý kiến cho rằng Thái Lan sẽ không thể có một kết cục tốt đẹp khi chiến tranh kết thúc, Luang đã bị liệt kê vào danh sách tội phạm chiến tranh. Nhưng thực tế lại khác, Thái Lan chỉ trả lại những vùng đất đã chiếm của láng giềng, bồi thường 1,5 triệu tấn gạo, chứ không làm gì khác nữa.
Tại sao Thái Lan dễ dàng thoát nạn?
Đơn giản là, năm 1946 người Thái chấp nhận ôm chân Hoa Kỳ, theo phe phương Tây trong Chiến tranh Lạnh sau đó. Thực ra Luang không phải là người có công chuyển hướng. Công đó phải là Pridi, người sáng lập Đảng Dân chủ. Pridi là người theo cánh tả, thân Trung Quốc và Mỹ, có quan điểm chống Nhật. Khi Luang chọn hợp tác với Nhật, thì Pridi bị loại và được gửi sang Mỹ và Thuỵ Sĩ học tập cùng vua Rama VIII. Thời gian này, Pridi tích cực tham gia tổ chức chống Nhật gọi là “Free Thai Action”. Khi chiến tranh gần kết thúc, Quốc hội Thái nhanh chóng bãi nhiệm Luang, một mặt bộ trưởng ngoại giao chịu trách nhiệm chính xoa dịu người Nhật, mặt khác Pridi bí mật liên lạc xin được hợp tác với Anh và Hoa Kỳ. Tất nhiên Pridi không quên chuyện quà cáp. Ví dụ, Pridi đích thân mang quà của hoàng gia Thái gửi tặng Franklin Roosevelt, đồng thời xin Tổng thống Mỹ tặng cho bản thân “Huân chương Tự do của Tổng thống”, mục đích thể hiện sự thiện chí.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng, ngay hôm sau Thái Lan tuyên bố những lời thề ước của Luang đứng về phía Nhật Bản được ban hành năm 1945 trở nên vô hiệu, Thái Lan hứa sẽ trả lại toàn bộ lãnh thổ đã chiếm đóng của Anh, tên nước Thái Lan được xoá bỏ và thay bằng Xiêm La.
Chiến tranh lạnh
Ngay khi Chiến tranh Lạnh xảy ra, Luang đang trong danh sách tội phạm chiến tranh chưa bị sờ tới đã nhận ra cơ hội, rằng Thái Lan chỉ cần nhiệt tình chống cộng, thì dù có là “tội phạm chiến tranh loại A” với quan điểm lãnh đạo độc tài thế nào chăng nữa, cũng sẽ được Mỹ và phương Tây xoá tội và làm ngơ. Luang trước đây ôm chặt eo Nhật, thì nay chuyển sang ôm chặt eo Mỹ, nên đã thực hiện đảo chính thành công.
Luang phấn khích trở lại ghế Thủ tướng.
Để lấy lòng Mỹ, trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 Thái Lan đã gửi 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 đội vận tải không quân, 2 tàu khu trục và 1 đội y tế chữ thập đỏ, cùng với số gạo tương đương 4 triệu đô la cho Hàn Quốc. Ngay sau đó Thái Lan nhận được rất nhiều. Ví dụ, chỉ riêng năm 1950 Thái Lan được Mỹ đưa vào đầu danh sách Đạo luật Phòng thủ chung, được viện trợ 10 triệu đô la quân sự, được Ngân hàng Thế giới cho vay ưu đãi 25 triệu đô la, được kí Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Kĩ thuật với Hoa Kỳ, được kí hợp tác Hỗ trợ Quân sự với Mỹ. Trong những năm sau đó, Mỹ không ngừng viện trợ quân sự và kinh tế cho Thái Lan, được Hoa Kỳ coi là “đứa con cưng” sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Ví dụ, năm 1951 Hoa Kỳ đã 28 lần gửi cho Thái Lan vật tư và vũ khí, năm 1953 nhận được 56 triệu đô la viện trợ quân sự.
Thái Lan được Mỹ ưu ái vì Chiến tranh Việt Nam.
Năm 1955, Mỹ đích thân can thiệp và phát động Chiến tranh Việt Nam, kéo dài 20 năm. Vào thời điểm này, Thái Lan đã làm theo tất cả những gì người Mỹ sai khiến, như cung cấp lãnh thổ để Hoa Kỳ sử dụng vô điều kiện. Trong Chiến tranh Việt Nam, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Thái Lan chủ yếu là lực lượng không quân, vào thời kì đỉnh cao không quân Hoa Kỳ ở Thái Lan lên tới 50 ngàn người và hơn 600 máy bay chiến đấu, hơn 80% máy bay ném bom miền Bắc của Việt Nam xuất phát từ Thái Lan.
Để những thanh niên Mỹ không tử trận ở chiến trường Việt Nam, Tổng thống Mỹ soạn một thư mời 25 nước đồng minh gửi quân, thư chưa soạn xong nhưng Thái Lan đã nhanh chóng tuyên bố sẽ gửi quân tham chiến, sau đó là Hàn Quốc. Thấy người Thái quá tích cực, Tổng thống Mỹ cảm thấy “xấu hổ” nên đã tuyên bố rằng, Thái Lan giúp Mỹ đánh Việt Nam quá nhiều rồi nên không cần gửi quân. Thực tế Mỹ từ chối quân đội Thái trong 2 năm. Nhưng người Thái quyết không bỏ cuộc. Để có thêm viện trợ từ Hoa Kỳ, Thái Lan đã gửi quân tham chiến vào tháng 9 năm 1967, được gọi là “Lữ đoàn rắn hổ mang” với 2300 binh sĩ, sau đó là đợt gửi quân thứ hai với 11.000 binh sĩ với biệt danh “Báo đen”. Tất nhiên, người Mỹ cũng đáp lại bằng cách viện trợ cho Thái Lan 213 triệu đô la kinh tế và 338 triệu đô la quân sự, đồng thời giúp xây dựng cơ sở hạ tầng 388 triệu đô la cùng với mạng lưới đường sắt cao tốc cùng nhiều hạ tầng quan trọng khác.
Chưa kể các dịch vụ ăn theo chiến tranh của người Thái.
Có thể nói, trong chiến tranh lạnh ở châu Á, thì sau Hàn Quốc và Nhật Bản, thì Thái Lan đứng thứ ba về quốc gia hưởng lợi. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, quân sự được đầu tư, Thái Lan mặc dù chính trị luôn luôn bất ổn nhưng đã bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kể từ năm 1960, chủ yếu nhờ vào Chiến tranh Việt Nam./.