Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa

Hôi miệng

𝐊𝐡𝐢 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐡𝐨̂𝐢 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠, 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬𝐞̃ 𝐜𝐨̂́ 𝐠𝐚̆́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̛̉, 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐨́ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐫𝐚 𝐡𝐨̛𝐢 𝐭𝐡𝐨̛̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐜𝐨́ 𝐦𝐮̀𝐢 𝐡𝐨̂𝐢, 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐚𝐢 𝐜𝐡𝐢̣𝐮 𝐧𝐨́𝐢 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐨̂́𝐢 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 đ𝐚𝐧𝐠 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐡𝐨̂𝐢 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠.

Ngày xửa ngày xưa, trong rừng sâu, sư tử là vua rừng, tính khí rất hung dữ và thất thường. Một hôm, sư tử ngửi thấy trong miệng mình có mùi rất hôi, nên hỏi con dê bên cạnh: “Mày có ngửi thấy hơi thở của tao có mùi hôi không?”Con dê vốn tính thật thà, không bao giờ nói dối, nên dê không cần suy nghĩ mà trả lời: “Miệng của vua sư tử hôi thật!” Dê vừa nói xong điều này, sư tử cảm thấy dê đang bộc lộ khuyết điểm của mình, nên sư tử rất xấu hổ đã quay ra cắn chết con dê trong cơn thịnh nộ.

Sau đó sư tử lại hỏi khỉ: “Mày có ngửi thấy hơ thở của tao có mùi hôi không?” Con khỉ vốn tính nịnh bợ, lại rất thông mình, chứ không ngu ngốc như con dê. Khỉ trả lời sư tử: “Dạ, hơi thở của vua sư tử không hề có mùi hôi.” Sư tử nghe xong càng tức giận hơn, rõ ràng con khỉ láu cá, đang lừa dối mình, trong lòng biết rõ sự thật mà không nói ra. Trong cơn tức giận, vua sư tử cũng quay ra cắn chết khỉ, rồi ăn thịt.

Sau đó sư tử lại hỏi cáo: “Có phải miệng tao bị hôi không?” Cáo trả lời: “Tâu bệ hạ, tôi vừa mới bị cảm lạnh, mũi bị nghẹt nên không ngửi thấy gì cả!” Con sư tử không thể tìm thấy điều gì sai trái ở con cáo, sư tử cũng không cảm thấy bị cáo xúc phạm, nên đã không nổi cơn thịnh nộ, cáo không bị sư tử cắn chết như dê và khỉ.

Tôi đã viết một phim ngắn “Sư tử hôi miệng” cho câu chuyện ngụ ngôn này, để mở đầu cho số “Hôi miệng” phát sóng trên kênh youtube “Bác sĩ Trần Văn Phúc Official”, nhưng qua video tình huống của số trước thấy khán giả không hào hứng, trong khi để đầu tư dựng tương đối mất công sức, vì thế mà kịch bản tôi đã giao cho đạo diễn Nguyễn Giang đốt luôn rồi.

Trong số phát sóng hôm nay với chủ đề “Hôi miệng”, lúc 9:00 sáng thứ Bảy ngày 18 tháng 5, để quý vị tiện theo dõi chúng tôi chia thành 4 phần:

– Phần 1: Hôi miệng là gì?

– Phần 2: Sinh lí bệnh, mô bệnh học hôi miệng, nguyên nhân của hôi miệng.

– Phần 3: Chẩn đoán hôi miệng.

– Phần 4: Điều trị hôi miệng.

Câu chuyện ngụ ngôn “Sư tử hôi miệng” tôi vừa kể, chứa đựng nhiều triết lí trong cuộc sống, cách ứng xử nhân tình thế thái. Nội dung câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng, ở nơi làm việc, ông chủ là con sư tử hoặc là vị vua. Mỗi nhân viên có một tính cách khác nhau và cách làm việc khác nhau. Họ giống như một con dê, một con khỉ hay một con cáo. Truyện ngụ ngôn này dạy chúng ta cách đối xử với mọi người, cách nói năng và làm việc để được ưu ái, để có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn ở nơi làm việc, thoải mái hơn, được công nhận và thăng tiến.

Thực tế công việc tôi phải tiếp xúc với quá nhiều người hôi miệng.

Nhưng tôi chưa thấy ai bị hôi miệng nặng như Tống Chí Vấn, người cùng họ với BTV Khánh Lành, có lẽ ông là người có miệng bị hôi thối nhất thế gian.

Tống Chí Vấn, một nhà thơ vĩ đại được mệnh danh là “Sơ Đường tứ kiệt”, tức là một trong bốn vĩ nhân thời Sơ Đường, ông đã viết hai câu thơ nổi tiếng được người Việt sử dụng viết lên các bình gốm cổ quý giá.

“Cận hương tình cánh khiếp

Bất cảm vấn lai nhân”

Nghĩa là:

“Về quê quá khiếp sợ

Không dám hỏi người lạ”

Thời trai trẻ, đối với Tống Chí Vấn, một bậc thầy về thơ Đường, thì hình ảnh đôi mắt to luôn mở của Võ Tắc Thiên là “đôi mắt thơ” mà ông hằng mơ ước, cuộc đời ông quyết phải chinh phục cho bằng được.

Người ta kể rằng, vào đêm khi Võ Tắc Thiên trở thành hoàng hậu, một vị khách đặc biệt được mời đến cung điện. Võ Tắc Thiên dặn những người gác cung rằng, khi thấy một người đàn ông cao lớn và mạnh mẽ, đã tắm rửa sạch sẽ, chỉ mặc một bộ đồ ngủ gấm mỏng và không có vũ khí, thì hãy cho vào cung.

Người đàn ông đó là Tống Chí Vấn.

Chưa đầy 15 phút sau, Tống Chí Vấn đã bước ra khỏi cung, vẻ mặt cực kì buồn bã, chán nản và xấu hổ.

Lính gác cung vô cùng ngạc nhiên.

Họ cũng không hay biết rằng, người đàn ông đẹp trai vừa bước ra khỏi cung Hoàng hậu không chỉ cao lớn dũng mãnh, mà còn là một nhà thơ hiện tượng ở thời Sơ Đường. Bằng vẻ ngoài đẹp trai, có tài hùng biện, lại là một nhà thơ nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc thời bấy giờ, Tống Chí Vấn tự tin sẽ chinh phục được hoàn toàn trái tim Võ Tắc Thiên.

Trong cung điện, hoàng hậu Võ Tắc Thiên đang nằm chờ sẵn trên giường, Tống Chí Vấn tiến đến và đọc những bài thơ của mình dành cho hoàng hậu đã sửa soạn cẩn thận, đó là những tác phẩm thơ Đường vô song. Giọng thơ hào sảng, ấm áp, nhưng cũng nồng nàn tình cảm. Nhưng thật không may, ngay khi Tống Chí Vấn bắt đầu đọc thơ, mùi hôi thối ngay lập tức lan ra khắp phòng. Võ Tắc Thiên không sao thở nổi, bà lao ra khỏi giường vớ lấy vài lọ nước hoa, rồi đổ từng lọ khắp căn phòng, nhưng mùi nước hoa vẫn không thể át được mùi hôi thối.

Võ Tắc Thiên phải đẩy Tống Chí Vấn ra ngoài.

Nhà thơ cao lớn đẹp trai xấu hổ đến nỗi, khi vừa ra khỏi cửa đã xé tập thơ tình thành từng mảnh vụn, rồi chạy thẳng ra ngoài cung điện, hái một nắm hoa tử đinh hương nhé đầy miệng.

Tuy xuất thân khiêm tốn, nhưng Tống Chí Vấn cực kỳ thông minh, nổi tiếng làm thơ hay từ khi còn nhỏ. Đến lúc trưởng thành, tài năng của ông đã trở nên nổi tiếng khắp thiên hạ, những bài thơ năm chữ ông viết vào thời điểm đó không ai sánh nổi. Sau khi trở thành hoàng hậu, Võ Tắc Thiên đã đích thân tuyển chọn Tống Chí Vấn vào cung, nhưng chưa đầy 15 phút ông đã bị đuổi chỉ vì mắc chứng hôi miệng.

Hai câu thơ nổi tiếng người Việt sử dụng viết lên các đồ cổ, chưa được hiểu đúng nghĩa, đó chính là hai câu thơ Tống Chí Vấn cố tình viết về chứng hôi miệng mà ông mắc phải.

“Cận hương tình cánh khiếp

Bất cảm vấn lai nhân”

Nghĩa là, quê hương ai cũng nhớ, nhưng về quê là một nỗi khiếp sợ, gặp người lạ không dám cả chào hỏi nhau một lời.

Và trên thế giới này, hoa tử đinh hương thơm đến mức che đậy được tất cả mùi hôi thối, trừ mùi hôi miệng là tử đinh hương không sao che nổi./.

Click vào ảnh để theo dõi số phát sóng số "Hôi miệng" trên kênh Youtube Bác sĩ Trần Văn Phúc Official

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *