Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa

Người trẻ chết đột ngột

Tất cả những cái chết đột ngột đều được lên kế hoạch rất chi tiết…

Bạn sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng hôm nay là lần cuối cùng bạn làm thêm giờ, lần cuối cùng bạn đứng phẫu thuật cho bệnh nhân, lần cuối cùng bạn đưa con đến trường, lần cuối cùng bạn đoàn tụ với gia đình…

Không ai nghĩ như thế.

Vào lúc 4h30 sáng Chủ nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, dịch vụ y tế khẩn cấp Hàn Quốc thông báo với cảnh sát, một bác sĩ nhãn khoa ở độ tuổi 40 của Bệnh viện Đại học Quốc gia Pusan đã qua đời tại nhà riêng, nguyên nhân được cho là đã chết đột ngột vì làm việc quá sức.

Theo báo chí địa phương, kể từ khi phong trào bác sĩ đình công diễn ra ở Hàn Quốc, bác sĩ này thường xuyên bày tỏ rằng ông cảm thấy mệt mỏi và áp lực, do phải thực hiện quá nhiều các ca chăm sóc khẩn cấp, phải trực đêm và phẫu thuật cho bệnh nhân.

𝐶ℎ𝑒̂́𝑡 đ𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑜̣̂𝑡

𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝐴𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ ‘𝑠𝑢𝑑𝑑𝑒𝑛 𝑑𝑒𝑎𝑡ℎ’

𝑐𝑜́ 𝑣𝑒̉ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑠𝑢̛̣ 𝑐𝑜̂́ 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑛𝑔𝑜̛̀

𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑟𝑎

𝑡𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑎́𝑖 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 đ𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑜̣̂𝑡 đ𝑒̂̀𝑢 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑒̂𝑛 𝑘𝑒̂́ ℎ𝑜𝑎̣𝑐ℎ…

Trong những năm gần đây, tôi thường xuyên thấy những thông tin trên báo như thế này: người giao hàng ở XX, tài xế hãng XY ở sân bay XZ, bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện XT, lãnh đạo công ti XM… những sinh mạng trẻ này đã chết tại nơi làm việc.

Gọi là chết đột ngột, là bởi sinh mạng bị cướp đi một cách nhanh chóng trong thời gian rất ngắn, mà không cho cơ hội cứu rỗi hay thời gian phản ứng.

Chết đột ngột – Sudden death.

WHO định nghĩa: “𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑖 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑜 𝑏𝑎̣𝑜 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐, 𝑥𝑎̉𝑦 𝑟𝑎 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑣𝑜̀𝑛𝑔 24 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑘𝑒̂̉ 𝑡𝑢̛̀ 𝑘ℎ𝑖 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 – 𝑖𝑠 𝑑𝑒𝑎𝑡ℎ, 𝑛𝑜𝑛 𝑣𝑖𝑜𝑙𝑒𝑛𝑡 𝑎𝑛𝑑 𝑛𝑜𝑡 𝑜𝑡ℎ𝑒𝑟𝑤𝑖𝑠𝑒 𝑒𝑥𝑝𝑙𝑎𝑖𝑛𝑒𝑑, 𝑜𝑐𝑐𝑢𝑟𝑟𝑖𝑛𝑔 𝑙𝑒𝑠𝑠 𝑡ℎ𝑎𝑛 24 ℎ𝑜𝑢𝑟𝑠 𝑓𝑟𝑜𝑚 𝑡ℎ𝑒 𝑜𝑛𝑠𝑒𝑡 𝑜𝑓 𝑠𝑦𝑚𝑝𝑡𝑜𝑚𝑠”.

Có những quan điểm khác mở rộng định nghĩa chết đột ngột, bao gồm cả những cái chết dưới 1 giờ (hoặc dưới 6 giờ), với nguyên nhân đột tử tim hoặc đột quỵ não, được những người khác nỗ lực giải cứu nhưng bất thành.

Cái chết của nam bác sĩ Hàn Quốc là gì?

✓ Là khi nhịp tim của bác sĩ tăng vọt lên 150 nhịp/phút trong phòng cấp cứu vào lúc nửa đêm?

✓ Là khi mắt của bác sĩ chuyển sang màu đen sau nhiều ca phẫu thuật đêm liên tiếp?

✓ Là khi hàng chục bệnh nhân nhập viện, bác sĩ cần giải quyết, bụng đói mà vẫn không có gì để ăn?

✓ Là khi kết thúc chiến dịch giải cứu bệnh nhân nặng, bác sĩ hoảng sợ và tay run rẩy, ngồi bệt xuống đất thở dốc mong bản thân được giải cứu?

Luôn có những nhân viên y tế lo lắng rằng, công việc hàng ngày quá vất vả, đến một lúc nào đó họ có thể đột ngột qua đời. Chúng tôi thường nói đùa rằng, sau khi bệnh nhân được xuất viện, các bác sĩ và y tá sẽ cần sự chăm sóc ở chế độ hộ lí cấp 1.

Y bác sĩ đã vậy còn người dân?

Xung quanh chúng ta, có rất nhiều người cảm thấy mình độc ác nếu từ chối người khác, nhưng họ lại tàn nhẫn với chính mình hơn bất cứ ai, ép thân xác và tâm trí của mình xuống lòng đất trong một thời gian dài.

Tôi lấy ví dụ bạn bè mời uống rượu có đi không?

Trong bối cảnh xã hội mà ai cũng lao về phía trước, một là để tiến thân, hai là để kiếm tiền, áp lực công việc quá vất vả, cùng với đó là văn hoá ăn nhậu, không bữa tiệc nào trọn vẹn nếu không có rượu bia. Làm sao có thể từ chối được bạn bè. Mỗi buổi chiều đi làm về, kiểu gì cũng phải rủ nhau làm tí, mệt đến mấy cũng phải có mặt. Bạn mời mình, không chỉ đơn giản là bạn muốn mình cùng uống rượu bia cho vui, mà thực sự là bạn đang thèm muốn cơ thể mình, vậy sao lại từ chối.

Hậu quả là những cái chết đột ngột.

Mặc dù cái chết đột ngột có vẻ giống như một tai nạn vô tình nhưng nó thực sự là một căn bệnh. Gánh nặng trên cơ thể quá lớn, căng thẳng tích tụ quá nhiều, sinh ra một số bệnh cấp tính có thể nhanh chóng cướp đi sinh mạng của một người.

Đó là những cái chết đột ngột được lên kết hoạch.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chết đột ngột, đó là do làm việc quá sức, mà trường hợp của bác sĩ Hàn Quốc là một ví dụ.

Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 2 triệu người chết đột ngột vì làm việc quá sức. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thống kê từ năm 2000 đến năm 2016, trung bình mỗi năm thế giới có hơn 745.000 người chết đột ngột vì làm việc hơn 55 giờ một tuần, đàn ông chiếm ¾ trong tổng số, tập trung nhiều ở các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Úc).

WHO và ILO cảnh báo làm việc 55 giờ/ tuần trở lên là nguy hiểm.

WHO cũng đưa ra ước tính, có tới 9% dân số toàn cầu hiện đang làm việc trong thời gian dài nguy hiểm, tăng 29% so với năm 2000, WHO cho biết con số này vẫn đang tăng lên.

Nhật Bản sử dụng thuật ngữ karoshi.

Karoshi không phải là một thuật ngữ y học thuần túy, mà là một thuật ngữ y tế xã hội, nó đề cập đến quá trình lao động phi sinh lí, trong đó mô hình cuộc sống và công việc bình thường của người lao động bị phá hủy, sự mệt mỏi tích tụ trong cơ thể và chuyển sang trạng thái làm việc quá sức, có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Thuật ngữ Karoshi sau khi ra đời, nhiều học giả tin rằng nếu một người làm việc >60 giờ một tuần, hoặc làm thêm giờ >50 giờ một tháng, hoặc làm việc hơn một nửa số ngày nghỉ trong suốt cuộc đời, thì có thể bị coi là làm việc quá sức. Trong số đó, các học giả nhấn mạnh đến tình trạng thiếu ngủ, làm việc liên tục hơn 24 giờ mà không có thời gian ngủ, chẳng hạn như cảnh sát, nhân viên y tế phải trực vào ban đêm.

Chết đột ngột do làm việc quá sức (overwork induced sudden death) hoặc karoshi, giải quyết vấn đề này ở tầm quốc gia, một trong những vấn đề cần quan tâm là số ngày nghỉ cho người lao động.

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, hôm kia Chính phủ đồng ý cho nghỉ 5 ngày, nhưng thực ra chỉ nghỉ đúng 2 ngày theo luật, còn lại vẫn là thứ Bảy và Chủ nhật, đồng thời vẫn phải làm bù tuần sau đó.

Bộ luật Lao động 2019 quy định, mỗi năm chỉ có 11 ngày nghỉ lễ, người lao động được nghỉ phép trả nguyên lương tối thiểu 12 ngày.

Tổng số ngày nghỉ của người Việt là 23 ngày.

Quả thực số ngày nghỉ như vậy là rất ít, không chỉ so với các nước phát triển ở Châu Âu và Hoa Kỳ, mà còn thua kém Ấn Độ hay hầu hết các nước ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, ngay cả các nước Đông Nam Á.

Quốc gia có số ngày nghỉ lễ nhiều nhất là 27 (Campuchia), số ngày nghỉ phép nhiều nhất là 31 (Andorra), tổng số ngày nghỉ nhiều nhất là 53 (Iran).

Thuỵ Điển có 9 ngày nghỉ lễ và 25 ngày nghỉ phép hàng năm, tổng cộng người lao động nghỉ ít nhất 34 ngày. Mỗi ngày làm việc 6 giờ, hai ngày nghỉ cuối tuần, ngày làm việc có ba bữa fika (uống cà phê trong giờ làm việc), không bao gồm 1,5 giờ fika và 0,5 giờ ăn trưa, thực tế người Thuỵ Điển chỉ làm việc 4 giờ mỗi ngày./.

“Người trẻ chết đột ngột” là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình phát sóng trên kên youtube “Bác sĩ Trần Văn Phúc Official”, mời quý vị nhấn vào ảnh để theo dõi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *