Tổng hợp

Tôi có ý định nghỉ hưu sớm và đi làm Ôsin!

𝐊𝐡𝐢 𝐧𝐨́𝐢 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢̉ 𝐡𝐮̛𝐮, 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢̃ đ𝐞̂́𝐧 𝐭𝐡𝐨̛ 𝐜𝐚 𝐯𝐚̀ đ𝐢 𝐝𝐮 𝐥𝐢̣𝐜𝐡 𝐨̛̉ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐨̛𝐢 𝐱𝐚 𝐱𝐨̂𝐢, đ𝐚̂̀𝐲 𝐥𝐚̃𝐧𝐠 𝐦𝐚̣𝐧. 𝐇𝐨̣ 𝐬𝐞̃ 𝐭𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠, 𝐯𝐚̀𝐨 𝐦𝐨̂̃𝐢 𝐛𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐫𝐚̉𝐧𝐡 𝐫𝐨̂̃𝐢 𝐛𝐞̂𝐧 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐦𝐚́𝐢 𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̀, 𝐩𝐡𝐚 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐨̂́𝐜 𝐜𝐚̀ 𝐩𝐡𝐞̂, 𝐧𝐠𝐚̆́𝐦 𝐡𝐨𝐚 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐢 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐮̛𝐨̛̀𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐫𝐚́𝐢 𝐧𝐠𝐨̣𝐭 𝐛𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐱𝐨́𝐦, 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐨𝐚̣𝐧 𝐜𝐚̉𝐧𝐡 đ𝐞̣𝐩 𝐨̛̉ 𝐩𝐡𝐢́𝐚 𝐱𝐚 𝐱𝐚.

Tôi thì không nghĩ cuộc đời mình sẽ như vậy.

Là người làm công việc khám chữa bệnh, tham gia viết báo phản biện xã hội, hoạt động cả trong lĩnh vực âm nhạc, hay đi đây đi đó, biết lái xe, biết đi chợ nấu ăn rửa bát quét nhà, biết chăm sóc và dạy dỗ trẻ con; tôi nhận thấy rằng nếu nghỉ hưu non thì công việc tiếp theo của tôi sẽ là Osin.

Người giúp việc là một con người toàn năng nhất.

Giúp việc phải có khả năng sửa bồn cầu, thay bóng đèn, tâm sự với chủ và trò chuyện với khách, giao dịch với hàng xóm, hiểu biết về tài chính, nhiếp ảnh và hướng dẫn du lịch, đi giao hàng, có khả năng viết quảng cáo trên mạng xã hội về gia chủ, giỏi quảng bá trên phương tiện truyền thông mới, thành thạo công nghệ mới để giúp cho gia chủ không bị bỏ lại phía sau… đó là chưa kể đến nhiều kĩ năng khác, như xoa bóp bấm huyệt châm cứu và chăm sóc sức khoẻ cho gia chủ, chăm sóc và dạy dỗ trẻ con.

Người giúp việc cần bỏ qua vẻ hào nhoáng bên ngoài.

Ngày cuối cùng của Tết Nguyên đán, tôi dành thời gian xem bộ phim “Ngược dòng cuộc đời – Upstream”, tôi thích nguyên bản chữ Hán tên phim là “Nghịch hàng nhân sinh – 逆行人生”. Phim kể về câu chuyện của một người đàn ông tên là Cao Chí Luỹ, 45 tuổi, bị sa thải và phải chịu nhiều áp lực tài chính gia đình, anh buộc phải chuyển nghề từ một lập trình viên cao cấp sang làm shipper, bộ phim đã phản ánh một cách sinh động và chân thực nhất xã hội Trung Quốc đang phải đối mặt.

Tôi thích bộ phim này, bởi phim có nhịp điệu sống động và thăng trầm, sự bất định của cuộc sống được diễn giải một cách sống động và rất thực, thậm chí tôi có thể nhìn thấy bóng dáng của mình ở trong đó. Từ lâu rồi, tôi vẫn xác định vài năm nữa nghỉ hưu non, tôi sẽ làm nghề Osin. Bạn đọc không biết đấy thôi, như cô giúp việc của nhà tôi, cô ấy có thể nhìn hoa ngoài ban công để biết pha loại trà hay cà phê nào mà tôi thích, biết tư vấn cho tôi về thị trường chứng khoán và bất động sản, biết cập nhật giúp tôi các tin tức thời sự chính trị.

Giúp việc là phải bỏ qua cái hào nhoáng bên ngoài.

Cũng như anh Cao Chí Luỹ 45 tuổi trong bộ phim, một nhà lập trình cao cấp rất thành đạt, anh là trụ cột tuyệt đối của công ti và cũng là trưởng nhóm dự án của một phần mềm quản lí nhân sự do anh viết ra. Nhưng anh lại bị đuổi việc. Lí do bị đuổi việc, là vì phần mềm chấm công do anh viết, nó xếp loại anh không hoàn thành nhiệm vụ được giao, thứ hạng của anh bị xếp ở cuối cùng.

Cao Chí Luỹ đành chấp nhận mất việc.

Mất việc là bởi phần mềm anh viết quá lạnh lùng, nó không coi Cao Chí Luỹ là “cha đẻ” của mình, nó chỉ làm việc theo lập trình một cách nghiêm ngặt, không có chút nhân tính hay tình cảm nào. Khi xem đến đoạn Cao Chí Luỹ mất việc tôi chợt đặt ra một câu hỏi khá mỉa mai: Ai nhân đạo hơn, con người hay phần mềm? Thực ra con người mới là vô nhân đạo. Phần mềm, dù là trí tuệ nhân tạo siêu phàm đến thế nào chăng nữa thì vẫn chỉ là công cụ, phần mềm chỉ là lời nhắc nhở hoặc hướng dẫn, quyền thực sự vẫn là ở con người. Nếu không hiểu điều này, chúng ta thực sự đánh mất mình, trở thành nô lệ của thế giới công nghệ.

Nhưng quan trọng nhất, đứng trước thế giới công nghệ, có thể chúng ta sẻ bị mất năng lực tư duy. Đó là lí do tôi viết bài chưa bao giờ phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo. Mùng 2 Tết viết bài về DeepSeek, có người bình luận tôi chẳng biết gì nhưng lĩnh vực nào cũng viết, người khác lại bảo các bài của tôi là do AI viết. Tại sao họ nhận xét như vậy? Tại vì họ không suy nghĩ. Nguyên nhân của sự không suy nghĩ, là do họ lướt internet rất thụ động, thụ động đến bất lực. Mọi người chỉ quen đọc vài câu ngắn ngắn không phải suy nghĩ. Hoặc một hiện tượng phổ biến nhất là xem video ngắn: người xem chỉ chú ý đến nhân vật trước mặt, tên anh này là gì, anh ta định làm gì, mục đích anh ta làm vậy là để làm gì… Nói tóm lại, dù đọc chữ viết hay xem video, họ đã ngừng suy nghĩ, họ chỉ ăn miếng bánh đã được người khác nhai. Đáng sợ nhất là một thế hệ trẻ đang bị tẩy não, không đủ kiên trì đọc những bài viết có hàm lượng kiến thức, không thể hiểu nổi những bộ phim thương mại thông thường chứ đừng nói đến phim nghệ thuật, hậu quả là những thanh thiếu niên không ngừng chơi điện thoại, chơi đến mức nghiện, nhưng lại chẳng thu lượm được kiến thức gì.

“Ngược dòng cuộc đời” là bộ phim nói về sự bất lực của con người trước thế giới công nghệ.

Ngay từ đầu phim, thuật toán do Cao Chí Luỹ sáng tạo ra đã được nhắc đến, cũng chính thuật toán đã đuổi việc Cao Chí Luỹ, đạo diễn Từ Chính cũng là người thủ vai Cao Chí Luỹ đã lấy thuật toán làm chủ đề chạy xuyên suốt từ đầu tới cuối bộ phim. Sau đó, Cao Chí Luỹ chấp nhận làm công việc của một shipper, nhưng anh vẫn liên tục bị đe doạ bởi những âm thanh thông báo của thuật toán phần mềm: “Bạn sắp hết giờ”, “Bạn đã hết giờ rồi”, “Bạn sẽ bị phạt”, “Hệ thống đã tự động đã chấp nhận đơn hàng của bạn.” Để tránh vượt quá thời gian quy định, Cao Chí Luỹ và tất cả tài xế giao hàng khác đều phải lái xe vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, rẽ sai quy định, sẵn sàng dừng lại bất cứ lúc nào để đối phó với những lần kiểm tra vô nghĩa của phần mềm, nói chung tài xế phải làm mọi thứ bất chấp sự an toàn của bản thân.

Tôi thực sự ấn tượng với poster người có nụ cười bị chỉ trích nhiều nhất. Bối cảnh trong phim là “Dự án nụ cười” do app khởi xướng, Cao Chí Luỹ đã phải tập cười các kiểu, nhưng anh vẫn là người có nụ cười xấu nhất. Đỉnh cao của sự mỉa mai về nụ cười, đó là thời điểm Cao Chí Luỹ ngất xỉu trên cầu vượt do hạ đường huyết, app đã bật ra một cuộc kiểm tra ngẫu nhiên về nụ cười, mặt anh tái nhợt và cố cười, cuối cùng anh vẫn không vượt qua.

Đây chính là sự tàn ác của thuật toán.

Bộ phim không phải là tập trung nói về nỗi đau khổ của Cao Chí Luỹ, mà là trình bày sự tàn ác của thuật toán, Cao Chí Luỹ chính là nạn nhân của thuật toán.

Cuối phim, Cao Chí Luỹ bị xe tải đâm, cơ thể bê bết máu và chân đau tập tễnh, nhưng anh vẫn phải cố lết đi giao đồ ăn. Tại sao anh phải làm như vậy? Tại vì thuật toán do Cao Chí Luỹ viết, anh đã tổng hợp các lộ trình tối ưu do anh và những tài xế khác tóm tắt, với mục đích giúp cho nhiều tài xế thực hiện công việc giao hàng dễ dàng hơn, hoàn thành đơn hàng nhanh hơn. Kết quả là, nền tảng do anh viết lại được chính công ti sa thải anh phát hiện, họ lập kế hoạch tuyển dụng anh vào trung tâm thuật toán.

Thật là trớ trêu.

Nhưng trớ trêu hơn nữa, khi nền tảng do Cao Chí Luỹ viết, cuối cùng không phải là giúp các lái xe có nhiều không gian hơn cho công việc và cuộc sống của họ, mà là để khai thác họ nhiều hơn, bắt họ tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn.

Xem phim này đòi hỏi phải suy nghĩ rất nhiều.

Bạn nên biết rằng, bất kì cơ quan nào trong cơ thể cũng sẽ bị thoái hóa nếu không được sử dụng, bao gồm cả não. Nếu chỉ xem những video ngắn, sẽ không cần suy nghĩ, não sẽ bị teo dần, hậu quả là bệnh Alzheimer hay Parkinson.

Với câu hỏi “Ngược dòng cuộc đời” muốn nói điều gì, tôi đọc nhiều lời review phim, đọc xong tôi có cảm giác dường như giữa tôi và họ đang xem những bộ phim khác nhau.

Tôi lấy ví dụ bằng một câu hỏi đơn giản: Trong cuộc thi tài xế vô địch, liệu chiến thắng của Cao Chí Luỹ ở giây phút cuối, có được gọi là chiến thắng không?

Nếu người xem không động não suy nghĩ, mà chỉ nhìn vào kết quả bề nổi, thì đúng là Cao Chí Luỹ đã lên sân khấu nhận giải thưởng. Xem phim theo cách này, chúng ta chỉ thấy mô típ rất quen thuộc của những bộ phim truyền cảm hứng về những cú lội ngược dòng của những kẻ thua cuộc ở tuổi trung niên. Mô típ ấy là, một người đang thành công trong sự nghiệp nhưng khi bước qua tuổi 45 bỗng thất bại, rồi họ cố gắng đứng lên để làm lại, quá trình đứng lên gặp phải rất nhiều những cú đánh, họ rơi vào khó khăn và có thời điểm chạm đáy, cuối cùng là chiến đấu trong trận chung kết và giành chiến thắng. Bộ phim “Ngược dòng cuộc đời” cũng theo đúng mô típ như vậy. Để giành được giải tài xế vô địch, nhận được mức lương cao hơn đủ giữ lại được căn nhà và 2500 tệ tiền thưởng, Cao Chí Luỹ suýt nữa đã chiến thắng bằng cả mạng sống của mình, giây phút cuối anh bị xe tải đâm què chân và bê bết máu trên mặt. Tuy nhiên, Cao Chí Luỹ vẫn mất tẩ cả những gì mình hi vọng giữ lại lúc đầu, từ việc cô vợ phải đi làm, con phải từ bỏ học trước quốc tế, bố đẻ phải tự chữa bệnh, bữa ăn trong nhà hàng sang trọng phải chuyển ra ăn ngoài vỉa hè, đặc biệt là căn nhà anh cũng phải bán đi và chuyển đến một chỗ ở chật chội.

Có chiến thắng nào trớ trêu hơn thế này không?

Nhưng có một chiến thắng khác, nó quan trọng hơn rất nhiều so với chiến thắng của giải thi tài xế vô đich, đó là chiến thắng bản thân. Chiến thắng bản thân là bỏ qua cái vẻ hào nhoáng bên ngoài. Bệnh tiểu đường của Cao Chí Luỹ biến mất, anh chạy bộ giỏi hơn, nhạc nền của bộ phim cũng vui tươi hơn, nhưng Cao Chí Luỹ cũng ngày càng nhận thức rõ hơn rằng anh không thể liều mạng sống của mình mỗi tháng để đạt được giới hạn trên. Bởi vì thực sự quá khó khăn, thậm chí nếu Cao Chí Luỹ muốn tiếp tục chiến đấu để lao nhanh về phía trước, thì nền tảng và thực tế cuộc sống sẽ không cho phép. Cao Chí Luỹ đã nhìn thấy cảnh tranh chấp giữa các tài xế. Số lượng tài xế ngày càng tăng, số lượng đơn hàng ngày càng giảm, nền tảng sẽ giảm giá cho mỗi đơn hàng để tăng cạnh tranh. Công việc chỉ có hướng đi xuống, nhưng nếu bạn không làm, sẽ có rất nhiều người làm. Vì thế, không cách nào khác là chấp nhận thực tế, chiến thắng bản thân bằng cách chấp nhận là chiến thắng khó khăn nhất.

Ở xã hội hiện đại, tầng lớp trung lưu rất dễ gặp khủng hoảng và thất bại khi bước qua tuổi trung niên, họ thất bại bởi sự hãnh tiến và Cao Chí Luỹ là một nhân vật điển hình. Câu chuyện bắt đầu bằng việc Cao Chí Luỹ bị sa thải. Nhưng anh có ba đặc điểm chết người: mua nhà to phải trả góp với số tiền quá sức chịu đựng, vợ nghỉ việc để dành toàn thời gian chăm sóc gia đình, hai đứa con học trường quốc tế danh giá.

Giữa phim có một cảnh Cao Chí Luỹ nhận được đơn hàng tự động gửi từ hệ thống, thời điểm đó anh chuẩn bị ăn trưa, anh bị tiểu đường nhưng lại sợ hãi giao hàng muộn làm mất cơ hội giành giải tài xế vô địch, vì thế mà anh bỏ bữa ăn và đi chợ mua cá sống. Trên đường đi, anh ta ngất xỉu trên cầu vượt do hạ đường huyết, con cá sống trong túi vẫy đuôi nhảy xuống sông Tô Châu. Để tranh giành đơn hàng cuối cùng, Cao Chí Luỹ bị xe tải đâm toàn thân đầy máu. Ngay khi biết mình còn sống mặc dù đầu nằm dưới bánh xe tải, nhưng Cao Chí Luỹ vẫn liều mạng giành lấy danh hiệu tài xế vô địch, và anh hét lên với vợ mình: “Bây giờ anh đã là tài xế vô địch, ngôi nhà của chúng ta đã được cứu rồi! ” Bạn có cảm thấy sự trớ trêu và kinh hoàng, khi thứ mà chúng ta phải mạo hiểm mạng sống để có được chỉ là một ngôi nhà không, tại sao mọi người lại trở thành nô lệ của ngôi nhà mình.

Nếu như Cao Chí Luỹ không biết chấp nhận từ bỏ, mỗi tháng đều lao đi kiếm tiền để giữ bằng được ngôi nhà, thì cho dù đêm ấy anh không chết, về sau cũng sẽ chết.

Thực tế cuộc sống, nhiều đồng nghiệp của tôi sau khi về hưu, họ lao đi làm phòng khám hay làm ở bệnh viện tư nhân, làm ngày làm đêm, về hưu mới là thời gian để họ thực sự kiếm tiền lo trang trải cuộc sống, lo cho con đi du học bên Mỹ hay châu Âu, lo hoàn thiện nốt căn biệt thự cho Osin ở.

Xem xong bộ phim này, tôi lại càng quyết tâm sau này xin về hưu sớm, rồi đi làm Osin là vì thế./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *