𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐨̛̉ 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢, 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐦𝐚̣𝐧𝐠 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐓𝐡𝐫𝐞𝐚𝐝𝐬 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐬𝐞̉ 𝐜𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 đ𝐢 𝐚̆𝐧 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐛𝐨̂́ 𝐯𝐚̀ 𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚𝐢 𝐯𝐚̀𝐨 𝐥𝐮́𝐜 đ𝐞̂𝐦 𝐦𝐮𝐨̣̂𝐧 𝐦𝐮̀𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐓𝐞̂́𝐭, 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐭𝐫𝐚̉ 𝟏,𝟐 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝟑 𝐛𝐚́𝐭 𝐛𝐮́𝐧 𝐫𝐢𝐞̂𝐮.
Cửa hàng bún có hay không hành vi gian lận?
heo tôi, chỉ cần sao kê tài khoản ngân hàng tất cả các thực khách trong đêm mùng một Tết, đối chiếu với bảng giá niêm yết theo quy định, sẽ không khó để có câu trả lời. Hiện cơ quan chức năng đã tạm đình chỉ quán bún riêu, đang tiếp tục điều tra, sự việc chắc chắn sẽ được sáng tỏ.
Cố tình “chặt chém” là không thể chấp nhận!
Ăn uống vào các dịp lễ tết, giá cả đắt đỏ gấp rưỡi hoặc thậm chí gấp đôi gấp ba, là điều bình thường. Nhưng hành vi gian lận của một vài quán ăn, như không niêm yết giá rõ ràng hoặc có niêm yết nhưng cố tình thổi giá gấp nhiều lần để ép khách, thì chẳng khác nào cướp giữa ban ngày.
Một bán bún riêu với giá 400 ngàn là rất vô lí.
Là một người thường xuyên nội trợ, tôi hiểu các món ăn như bún, phở và mì, đặc biệt là mì ăn liền, là những món rẻ nhất. Một cân bún 8k có thể làm được ít nhất 5 bát bún. Một chút riêu cua, nhúm thịt bò, thêm miếng giò lợn bằng hai ngón tay, các thành phần khác không có gì ngoài mấy loại rau sống, thêm một thìa bột canh. Chi phí nguyên liệu thô không vượt quá 15k. Ngày lễ tết chắc chắn là đắt đỏ, nhưng nguyên liệu thô cùng lắm chỉ đắt gấp đôi, nếu giá một bát bún gấp chục lần so với ngày thường, sẽ là rất vô lí.
Đ𝐚̆́𝐭 𝐪𝐮𝐚́ 𝐯𝐞̂̀ 𝐧𝐚̂́𝐮 𝐦𝐢̀ 𝐭𝐨̂𝐦 𝐚̆𝐧.
Nếu bạn xem các bộ phim tổng tài của Trung Quốc hay Hồng Kông, gặp câu thoại “Em đói không? Anh nấu cho em bát mì” trong bối cảnh đêm muộn, thì chứng tỏ người đàn ông đang rất yêu cô gái. Còn gì tình cảm hơn thế nữa, khi mà trong đêm khuya, có một người hì hụi nấu bát mì nóng khi bạn đói, giúp cho bạn no bụng.
Trong tình yêu, sự ấm áp và thoả mãn của một bát mì do người mình yêu tự nấu, sẽ vượt xa bất kì bữa tiệc xa hoa nào.
Người Hàn Quốc, bất kể giàu hay nghèo, các nhân vật trong phim Hàn luôn ăn mì ăn liền. Từ ngôi sao Kim Woo Bin trong phim “Người thừa kế” cho đến Song Joong-ki trong “Hậu duệ mặt trời” đều say mê mì ăn liền. Tuy nhiên, người Hàn quan niệm mì ăn liền phải được nấu chín, bằng cách nấu mì với nước dùng, cho thêm trứng và giăm bông. Đó là lí do mì ăn liền của Hàn Quốc luôn kết cấu dai, mức độ dai vẫn giữ được ngay cả khi đã nấu kĩ, điều này khác với mì ăn liền của người Việt. Nước dùng nấu mì có vị đậm đà và hơi cay. Mì ăn liền Hàn Quốc thường sử dụng bát và đũa kim loại, độ nóng giữ khá lâu, cảm giác mút sợi mì vào miệng vẫn còn nóng ra, thoả mãn như ăn lẩu.
Người Nhật cũng thích mì ăn liền, nhưng chỉ là sản phẩm thay thế tạm thời cho mì ramen, như trong phim “Quán ăn đêm” ông chủ nấu mì với nước dùng, có thêm thịt và trứng, rau và rong biển, khách hàng ấn tượng nhưng ông chủ vẫn chê rằng nó hơi tệ.
𝐍𝐚̂́𝐮 𝐦𝐢̀ 𝐚̆𝐧 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐝𝐞̂̃.
Những ngày Tết Nguyên đán, đêm muộn trời lạnh và khó ngủ, tôi thường nấu một bát mì ăn liền. Nguyên liệu quan trọng nhất vẫn là nước dùng. Ngoài ra, bát mì đêm của tôi sẽ có thêm thịt và trứng, các loại rau theo mùa, nấm, măng khô.
Đầu tiên là cách làm nước dùng.
Nước dùng có 3 thứ nguyên liệu bắt buộc, gồm có 1 bộ xương gà nguyên con, 2 xương ống chân sau của lợn, đừng quên hành tây. Chừng đó đủ để nấu một nồi nước dùng, cất tủ lạnh, dành nấu mì ăn liền trong những ngày Tết Nguyên đán. Xương gà nguyên con bán ở siêu thị rất nhiều. Xương ống chân lợn có đặc điểm, xương to ở hai đầu và nhỏ ở giữa, tuỷ xương nhiều nhưng hàm lượng mỡ ít, có nhiều collagen; khi nấu nước dùng có vị ngọt và thanh mát. Có câu “ăn chân sau cho nhau chân trước”, nghĩa là chân giò lợn thì chân sau ngon nhưng xấu, chân trước đẹp nhưng ăn không ngon bằng. Xương ống chân trước, do chức năng vận động ít hơn, nên xương nhỏ hơn, ít tuỷ và tuỷ có hàm lượng mỡ cao hơn, lượng collagen thấp hơn; vì thế mà xương ống chân trước không thể ngon như chân sau. Xương sống lợn, tuỷ xương nhiều mỡ nên khi nấu nước dùng sẽ có vị thơm đậm và ngậy, tuỷ thoái hoá nhiều hơn nên nước dùng không ngon, collagen không có nên thiếu vị ngọt. Hãy nhớ là, chọn xương ống chân sau, đập gãy đôi xương. Xương gà và xương ống chân sau của lợn cho vào nồi, đổ nước, ninh càng lâu càng tốt, quá trình ninh liên tục hớt bọt ở trên, đảm bảo nước trong và không bị hôi. Hành tây cũng rất quan trọng, cho vào nước dùng để có vị thơm vừa đủ, không hăng và không hôi. Nước dùng mì ăn liền không phải là nước phở. Vì thế, không cần sá sùng, quế chi, hoa hồi và thảo quả, cũng không cần gừng và hành nướng, càng không cần xương bò.
Hãy nhớ nước dùng là yếu tố quyết định mức độ ngon của bát mì.
Thịt bò, để ăn mì tôm chỉ phù hợp lõi rùa là ngon nhất, nếu không có lõi rùa thì ăn lõi hoa.
Trứng đơn giản nhất là luộc, hoặc luộc nước sôi lăn tăn 5 phút rồi ngâm thêm 5 phút nếu muốn ăn trứng chín vừa, hoặc luộc 7 phút vớt ra ngay nếu muốn trứng chín mềm. Đợi trứng nguội bóc vỏ, dùng dao bổ làm đôi nếu nấu cho nam giới ăn, bổ làm tư nếu nấu cho nữ giới. Cũng có thể làm trứng bằng cách, sau khi trứng luộc chín bóc vỏ, ngâm vào nước tương xì dầu, giấm, rượu nấu ăn và đường.
Rau theo mùa, ví dụ mùa Tết lí tưởng nhất là súp lơ xanh, nhớ giữ cả thân. Hãy nhớ rằng, súp lơ có nhiều thuốc trừ sâu, nên khi rửa cẩn thận dưới vòi nước chảy, sau đó chần súp lơ riêng trước khi cho vào bát mì.
Nấm, nên sử dụng nấm đùi gà, vì hương vị nấm giống với bào ngư, thịt nấm mềm, rất thích hợp để ăn với mì ăn liền. Chọn nấm có chiều cao 12cm là ngon nhất. Màu sắc nấm cực kì quan trọng, đó là màu thân cây nấm, phải là màu trắng sữa. Chú ý, đừng mua loại nấm quá trắng, hay nấm màu vàng. Mũ nấm phải hơi gấp lại, nếu mũ nấm xoè ra là nấm hái muộn nên ăn rất dai, không ngọt. Nếu mũ nấm hư hỏng, hoặc xuất hiện các nốt chấm đen, thì đó là nấm không còn tươi. Một cách để phát hiện nấm tươi, đó là dùng tay bóp vào thân cây nấm, khi thả ra thân nấm nở trở lại, thì đó là nấm tươi. Khi mua cũng phải ngửi, nấm có mùi hạnh nhân là còn tươi, mùi khó chịu là nấm đã hỏng. Nấm sau khi rửa sạch dưới vòi nước chảy, dùng dao thái dọc nấm làm 2 nếu nấu cho đàn ông, chẻ làm 4 nếu nấu cho phụ nữ. Chần nấm trước, bằng nước sôi có ít muối, cho nấm vào chần mềm rồi vớt ra.

Măng khô tuỳ sở thích, ví dụ măng tre vị thanh mát, măng nứa vị giòn, măng giang vị ngọt. Măng khô phải nấu và ngâm 7 ngày 7 đêm, sáng và đêm thay nước rồi đun sôi nồi măng. Sau 7 ngày thì măng mềm ngọt, vớt ra xào bằng dầu ăn và bột canh, nhớ đảo thật kĩ cho măng ngấm muối đậm đà.
Nấu mì bằng cách, cho nước dùng vào nồi, cho gia vị của mì ăn liền, cho măng vào đun sôi kĩ, vớt hết váng dầu nổi bên trên. Khi nước dùng đã trong, vặn to lửa rồi cho mì cùng với rau và nấm, tắt bếp. Dùng muỗng có lỗ vớt ra bát. Vặn lại to lửa nồi nước dùng. Rải thịt bò lên mặt bát mì, cho trứng, hành củ chẻ dọc, thêm vài lát ớt tươi lên trên. Dùng muôi múc nước dùng, cho vào bát, sau đó ăn mì.
Bát mì ngon quan trọng là tốc độ.
Nấm và súp lơ phải trần gần như cùng lúc, đảm bảo cho vào nồi cùng mì khi nấm và súp lơ đang nóng hổi. Tổng thời gian từ lúc bắt đầu vớt súp lơ và nấm, cho đến khi bắt đầu ăn, không được quá 3 phút. Để có bát mì ngon, người nấu cần sự nhanh nhẹn, sức lực, đặc biệt là sự tinh tế.
Bát mì như vậy mới đáng gia 400k.
Hình ảnh minh hoạ là bát mì tôi nấu dịp Tết, thiếu món trứng vì sau khi tính toán tôi thấy đã thừa chất, với bát mì này bất kì ai ăn cũng sẽ không bỏ lại một chút nước.
Theo bạn thì bát mì của tôi đáng giá bao nhiêu tiền?./.