Tổng hợp

Việt Nam như thế nào trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung?

𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐚̣𝐧 𝐝𝐚̂𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐞̂́ 𝐡𝐨̉𝐢 𝐭𝐨̂𝐢: 𝐓𝐫𝐮𝐦𝐩 𝐥𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐞̂́ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝐜𝐨́ 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?

Tất nhiên là ảnh hưởng rất nhiều!

Vẫn bạn ấy kể, ở Tp.HCM mua một sét 10 cái áo Trung Quốc rất đẹp, mỗi cái áo 50 ngàn đồng, phí ship từ Trung Quốc về mất 10 ngàn đồng cho cả set lấy ngay hôm sau. Mua 2 cặp kính mất 30 ngàn và cũng chỉ 10 ngàn tiền ship cũng lấy ngay hôm sau. Hơn 10 năm trước, bạn đặt mua nội thất cao cấp Trung Quốc, cũng được ship tận nhà với giá rẻ không tưởng.

Việt Nam như thế nào trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung?

“Kỉ nguyên 1.0” của Trump đã gây ra chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, dẫn đến việc tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia được hưởng lợi lớn nhất. Vậy sau khi Trump lên nắm quyền trở lại, “kỉ nguyên 2.0” của Trump có dấu hiệu thay đổi hoàn toàn, liệu rằng lợi thế của Việt Nam có phải sẽ kết thúc hay không?

Việt Nam, với dân số đã trên 100 triệu người, không thể là quốc gia nhỏ bé, lực lượng lao động trẻ và rẻ, có đường bờ biển dài hơn 3.200 km và 296 cảng biển, ngã ba giao thông xuất nhập khẩu vô cùng thuận tiện, là láng giềng với Trung Quốc để dễ dàng nhập khẩu nguyên liệu và phụ tùng. Ở nhiệm kì Tổng thống thứ 2 của Trump, chắc chắn sẽ có “cuộc chiến lớn” về thương mại Mỹ – Trung, trong khi Mỹ và Trung Quốc đang đang tận hưởng những ngày tháng “ngọt ngào của nền kinh tế toàn cầu” do chiến tranh Nga – Ukraine mang lại. Rất nhiều nhà sản xuất ở Trung Quốc mong tránh được thuế quan của Mỹ, họ coi Việt Nam là “nơi trú ẩn an toàn”. Không chỉ các ông lớn điện tử như Apple, Samsung mà cả các nhà cung cấp phụ trợ của họ, hay các tập đoàn kinh tế khác cũng đang đẩy mạnh chuyển dịch sang Việt Nam. Trong danh sách nhà cung cấp được Apple công bố cho năm tài chính 2023, hãng đã bổ sung thêm 8 công ti hợp tác mới tại Việt Nam, nâng tổng số lên 35, đứng đầu Đông Nam Á và thứ 4 thế giới.

Cuối nhiệm kì trước, Trump đặc biệt chú ý đến Việt Nam và cho rằng Việt Nam là “nước tồi tệ nhất” khi đã “lạm dụng luật lệ thương mại để “bóc lột Mỹ nghiêm trọng hơn Trung Quốc”. May mắn thay, Việt Nam đã có những bước đi khéo léo, đặc biệt là những cuộc đàm phán rất tốt với chính quyền Trump, nên khi truyền thông hỏi Trump nghĩ gì về sự chuyển dịch của nhiều công ti Trung Quốc đến Việt Nam, thì Trump chỉ nói đây là một tình huống “thú vị”, ông cũng nói Hoa Kỳ đang thảo luận kĩ với phía Việt Nam về điều đó, cuối cùng thì Trump không áp những lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Việt Nam. Thự tế cho thấy kinh tế Việt Nam dưới thời “Trump 1.0” cực kì dễ thở. Ngược lại, sau khi Biden lên nắm quyền, chính quyền của ông đã cố gắng giành chiến thắng trước Việt Nam trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.

Việt Nam tăng trưởng kinh tế những năm qua khá ấn tượng.

Nhờ vào thặng dư thương mại và dòng vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn là điểm sáng, với tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 8%, Việt Nam gần như đã trở thành một “siêu sao” ở Đông Nam Á. Sau khi Trump nhậm chức vào năm 2017, Việt Nam trở thành một trong những nước có thặng dư thương mại lớn nhất Hoa Kỳ. Năm 2024, thặng dư xuất khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ vượt 104 tỉ đô la, gấp ba lần thời kỳ Trump nắm quyền. Nhưng đây chính là vấn đề. Rõ ràng Việt Nam là quốc gia “thặng dư lớn”, nên nghiễm nhiên trở thành điểm chú ý nổi bật, vì thế mà nhiệm kì 2 chưa bắt đầu, chính quyền Trump đã lên kế hoạch áp thuế toàn cầu trong đó Việt Nam được liệt vào danh sách lưu tâm đặc biệt.

Việt Nam với chính sách “ngoại giao cây tre”, luôn luôn bày tỏ sự trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc, không đứng về bên nào để chống bên nào, mà dựa trên cơ sở hợp tác để ba bên cùng có lợi. Trong vòng hai năm tới, do ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraine, bất ổn chính trị ở Trung Đông và các khu vực khác trên thế giới, thì chính sách ngoại giao như vậy của Việt Nam vẫn mang lại những lợi ích to lớn, bởi cả Mỹ và Trung Quốc đều cần đến sự “cân bằng” của Việt Nam. Không khó để nhận thấy, số tiền Việt Nam kiếm được từ xuất khẩu không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ chuỗi công nghiệp và thị phần của Trung Quốc, Mỹ cũng được hưởng lợi không hề nhỏ. Nhưng nếu chiến tranh Nga – Ukraine kết thúc, chỉ cần một trong hai quốc gia là Mỹ hay Trung Quốc chiếm lợi thế trở nên áp đảo toàn cầu cả về chính trị lẫn kinh tế, đồng thời quan hệ Mỹ – Trung trở nên căng thẳng, khi đó Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn. Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội Adam Sitkov cho rằng, với thặng dư thương mại khổng lồ của Việt Nam với Hoa Kỳ, nền kinh tế Việt Nam “có thể đặc biệt dễ bị tổn thương” nếu chính quyền Trump quay trở lại chương trình kinh tế “bảo hộ”. Tờ “Financial Times” của Anh hồi tháng 11 có bài viết cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ, Việt Nam hiện có thể phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với hàng hóa được trung chuyển qua Việt Nam để trốn thuế đối với Trung Quốc. Giám đốc Công ti Tư vấn Quản lí Hợp tác ASEAN Marco Foster cho biết, nếu Hoa Kỳ áp dụng thuế quan đối với Việt Nam, hậu quả có thể xảy ra và trở nên thảm họa. Tờ Wall Street Journal ngày 16/12 đăng bài viết cho biết, nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam lo ngại Việt Nam sẽ sớm trở thành mục tiêu trong nhiệm kì 2 của Trump. Lo sợ là vì, Trump, người mang danh hiệu “Nước Mỹ trên hết” sẽ lấy “Chủ nghĩa thương mại” để áp thuế nhằm thúc đẩy sự quay trở lại Mỹ của ngành công nghiệp và dòng vốn. Là một mắt xích trong chuỗi thương mại với Hoa Kỳ, Việt Nam đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng, chưa kể cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Khó khăn là cơ hội: kinh tế VN bắt buộc phải tự chủ!

Chỉ khi tự chủ sản xuất, thì kinh tế Việt Nam mới phát triển bền vững, mới ổn định. Chậm nhất là nửa sau nhiệm kì của Trump, thay vì các doanh nghiệp Việt Nam lợi dụng kẽ hở cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung để kiếm lời, thì cần đầu tư vào sản xuất. Nhưng để sản xuất thành công được, thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố, như nguyên liệu đầu vào, nhân công, công nghệ, hạ tầng cơ sở, giao thông, logistic… đều là những thứ mà Việt Nam cần sự thấu hiểu từ người dân cho đến tầm nhìn chiến lược của những nhà lãnh đạo.

Ví dụ về nguyên liệu, không quốc gia nào so được với Trung Quốc, Việt Nam không là ngoại lệ, việc phụ thuộc vào nguyên liệu Trung Quốc là đương nhiên, nếu không các nhà máy đặt tại Việt Nam lại có xu hướng chuyển dịch sang Trung Quốc.

Ví dụ về giao thông, để logistic phát triển, một trong những việc cực kì quan trọng là Việt Nam cần phải khẩn trương xây dựng đường sắt cao tốc.

Việt Nam cùng chung đường biên giới với Trung Quốc, vận tải bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không đều rất thuận tiện.

Tàu chở hàng Trung Quốc – Việt Nam chính thức khai trương vào tháng 11/2017. Trong 7 năm qua, chất lượng tàu hàng Trung Quốc – Việt Nam không ngừng được nâng cao. Thời gian vận chuyển từ Nam Ninh đến Hà Nội, ban đầu là 20 giờ, hiện tại rút ngắn xuống 14 giờ, được coi là “làn đường nhanh” kết nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN cho trao đổi thương mại.

Thống kê cho thấy năm 2023, tổng số chuyến tàu Trung Quốc – Việt Nam đã lên tới 1.073 chuyến, vận chuyển tổng cộng 594.500 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu. Các điểm thu gom của các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc – Việt Nam đã bao phủ hơn 20 tỉnh, thành phố của Trung Quốc. Danh mục hàng hóa đã mở rộng từ 205 lên tới hơn 620 loại máy móc công nghiệp, sản phẩm công nghệ, đặc sản của các vùng miền.

Năm 2024, khối lượng vận chuyển tàu Trung Quốc-Việt Nam đã tăng hơn 11 lần so với năm 2023.

Cụ thể, vào năm 2024 các chuyến tàu Trung Quốc-Việt Nam đã vận chuyển tổng cộng 19.670 TEU, tăng 1.153% so với năm 2023. Trong số đó, vào tháng 3 và tháng 4, tháng 7, tháng 10 và tháng 11, là những tháng lập kỉ lục về khối lượng vận chuyển. Nguồn hàng hóa của các đoàn tàu tỏa tới 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hàng hóa vận chuyển xuyên biên giới bao phủ Việt Nam, Lào, Thái Lan và các nước ASEAN khác.

Nhu cầu vận tải đường sắt tăng chóng mặt, đòi hỏi phải gấp rút triển khai tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng với đó, Việt Nam phải tăng tốc khẩn trương xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đã quá muộn để triển khai tuyến đường này khi mà dư luận xã hội thiếu hiểu biết đã dẫn tới Quốc hội phải “nói không” với đường sắt cao tốc vào năm 2010. Cả hai dự án đường sắt, được coi là tiếp thêm sức sống mới không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đóng vai trò cực kì quan trọng đối với nền kinh tế Đông Nam Á.

Đối với Việt Nam, việc tạo thuận lợi cho người dân đi lại chỉ là chi tiết nhỏ nhất của đường sắt cao tốc Bắc – Nam, mà điều thực sự quan trọng là một khi đường sắt cao tốc được thông xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Việt Nam là một đất nước trải dài, khi quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ có chiều dài 1.541 km, kết nối thủ đô Hà Nội với trung tâm kinh tế quan trọng nhất của đất nước Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt này có thể trực tiếp nâng cao hiệu quả logistics của cả nước, nó làm thay đổi hoàn toàn thực trạng phát triển không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, trở thành cú hích cho nền kinh tế Việt Nam.

Nhìn sang Thái Lan, quốc gia này đã dốc toàn lực xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc – Thái Lan, Indonesia và Malaysia gần đây đã gia nhập BRIC, vị thế nước lãnh đạo của Việt Nam trong ASEAN sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Chuyển giao công nghiệp, nó giống như việc tranh giành chỗ ngồi, nếu chậm chân có thể mất cơ hội mãi mãi. Trong vòng cạnh tranh phát triển mới ở ASEAN, nếu tiếp tục chậm chân, Việt Nam thực sự có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Sau khi hoàn thành, cả hai tuyến đường sắt sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả vận tải giữa Việt Nam và Trung Quốc, giảm chi phí hậu cần về vận chuyển hàng hóa, là mắt xích quan trọng cho hợp tác kinh tế, thương mại, thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, sản xuất, năng lượng và các ngành công nghiệp khác của Việt Nam, đồng thời tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt này cũng cực kì quan trọng với “Sáng kiến Vành đai và Con đường” và là một phần quan trọng của Đường sắt xuyên Á.

Mới đây, cộng đồng mạng nổ ra tranh cãi nảy lửa với nhiều luồng ý kiến từ một bài đăng nói về việc shipper tự làm tròn tiền đơn hàng trị giá 98.600 đồng thành 99.000 đồng, còn khách chuyển khoản đúng 98.600 đồng. Trước đó là vụ tranh cái shipper tự ý thêm 1000 đồng làm tròn. Quan sát những vụ tranh cãi mới thấy rằng, để người Việt sản xuất được một cái áo đẹp mà chỉ 50 ngàn đồng, vận chuyển xuyên quốc gia hàng ngàn cây số mà phí ship hàng chục cái áo chỉ mất có 10 ngàn đồng, khách hàng đặt áo hôm trước hôm sau lấy, thì việc tự chủ từ khâu sản xuất cho đến khâu logistic còn phải đi một quãng đường rất dài, chưa biết khi nào mới đến đích.

Nhưng năm 2025 vẫn có thể tự tin nền kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc, bởi Chừng nào căng thẳng thương mại Mỹ-Trung còn tiếp diễn và hai cường quốc này còn ở trạng thái bấp bênh chưa nghiêng hẳn về bên nào, thì Việt Nam có lí do để tin rằng sự cạnh tranh này sẽ tiếp tục củng cố lợi ích thương mại và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam có môi trường kinh doanh hấp dẫn nhất trong số các nền kinh tế có thu nhập tương tự trong khu vực, chi phí lao động cạnh tranh và các quy định lao động tương đối linh hoạt, sẽ đảm bảo sức hấp dẫn của Việt Nam.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *