𝐇𝐨𝐚 𝐊𝐲̀, 𝐪𝐮𝐨̂́𝐜 𝐠𝐢𝐚 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐨́ 𝐜𝐡𝐚́𝐲 𝐫𝐮̛̀𝐧𝐠, 𝐯𝐨̛́𝐢 đ𝐮̉ 𝐯𝐞̣̂ 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚́𝐦 𝐬𝐚́𝐭, 𝐭𝐫𝐢𝐧𝐡 𝐬𝐚́𝐭 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐦𝐚́𝐲 𝐛𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐥𝐚́𝐢, 𝐭𝐫𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐡𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐜𝐡𝐚́𝐲, 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐜𝐡𝐚́𝐲 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 đ𝐚̣𝐢… 𝐭𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐬𝐞̃ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 đ𝐮̛𝐚 𝐯𝐚̀𝐨 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐢 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐦𝐨̣̂𝐭 đ𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐚́𝐲 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐧𝐡𝐨̉.
Vậy mà California vẫn đang cháy suốt 9 ngày qua.
Vấn đề là, để vận hành hiệu quả công nghệ, đòi hỏi phải có chính sách phù hợp của chính quyền, có hệ thống quản trị hiệu quả và khả năng huy động xã hội mạnh mẽ. Cháy rừng ở California đã bộc lộ những sai sót về việc phân bổ nước, hạn chế triển khai lực lượng cứu hỏa, quy trình phê duyệt quy định quá mức tạo ra những hạn chế giả tạo làm chậm nỗ lực cứu hộ.
California có hàng nghìn vụ cháy rừng mỗi năm.
Tháng 8 năm 2020, California xảy ra cháy rừng do sét đánh, ngọn lữa trong bối cảnh nắng nóng và hạn hán kéo dài, mãi đến cuối tháng 10 mới dập tắt được, hơn 400 ngàn héc ta rừng bị thiêu rụi. Năm 2021, trận hỏa hoạn Dixie đã thiêu rụi ít nhất 380.000 mẫu Anh và phá hủy 1.300 công trình kiến trúc, bao gồm phần lớn thị trấn Greenville của Quận Plummer.
Cháy rừng ở California được Thống đốc bang California Brown gọi là “bình thường mới”, trong số 20 vụ cháy lớn nhất trong lịch sử California thì có tới 15 vụ xảy ra sau năm 2000, suốt 5 năm qua đã có hàng loạt “danh hiệu” cháy rừng xuất hiện, ví dụ danh hiệu “vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử California” và “thảm họa tồi tệ nhất lịch sử California” đã được làm mới liên tục, cấp độ năm sau khác xa năm trước.
Chắc chắn năm 2025 sẽ là năm của cháy!
Trận siêu cháy rừng ở California từ ngày 7 tháng 1 đến nay, đã không còn là một thảm họa tự nhiên đơn giản nữa, mà đó là thảm họa tự nhiên kết hợp với thảm hoạ do con người tạo ra.
Đầu tiên là thảm hoạ thiên nhiên.
Phải thừa nhận rằng môi trường tự nhiên của California thực sự là “nơi sinh sản” hoàn hảo cho việc xảy ra cháy rừng. Vùng đất này được biết đến với cái tên “Vành đai Mặt trời”, nơi đây có khí hậu cực kì khô hạn, bề mặt quanh năm thiếu nước, lượng mưa cực kì ít, độ ẩm rất thấp, tỉ lệ che phủ rừng của bang cao tới 45%, mùa hè kéo dài “nướng” những vạt rừng rộng lớn trở nên rất dễ gây cháy, nhiệt độ cao và sự chênh lệch nhiệt độ giữa phía đông và phía tây khá lớn, cùng với địa hình cao phía đông và thấp phía tây đã tạo điều kiện lí tưởng để cháy rừng lan rộng. Nếu cháy rừng ở California mà gặp “Cơn gió quỷ – Santa Ana winds” sẽ là thảm hoạ. Gió quỷ Santa Ana vô cùng độc đáo – đó là một cơn gió cực mạnh thổi từ đất liền ở phía đông ra bờ biển ở phía tây, gió không những khô mà còn có thể thổi với tốc độ hàng trăm km/giờ khiến ngọn lửa lan nhanh. Khi gió quỷ thổi qua, một que diêm có thể thắp sáng cả ngọn núi. Tình hình năm nay thậm chí còn tồi tệ hơn. Các chuyên gia khí tượng chỉ ra rằng lượng mưa năm nay ở California xuống mức thấp kỉ lục, có nơi nhận được dưới 5% lượng mưa trong 8 tháng. Hạn hán khắc nghiệt cùng với nhiệt độ cao đã biến thảm thực vật ở California từ “hệ sinh thái xanh” thành “chất nổ dễ cháy” màu nâu.
Thảm thực vật màu nâu ấy phải kể đến “nhiên liệu” đặc biệt của California – bạch đàn và cây bụi, cùng với nhau, hai loại cây này chỉ đơn giản là một thiết bị “cố ý” của con người để gây ra hỏa hoạn. Cây bạch đàn rất giàu chất dầu dễ bay hơi, khi gặp lửa, ngay lập tức có thể cháy như xăng. Những bụi cây dày đặc dưới chân cây bạch đàn như tấm chăn bùi nhùi. Khi ngọn lửa bùng lên, chúng sẽ lan nhanh theo vành đai cây bụi. Cùng với sự phân bố cực kì rộng rãi của thảm thực vật nâu, những vật liệu dễ cháy này tạo thành một “mạng lưới lửa trên mặt đất”, có thể ngay lập tức biến thành biển lửa tàn nhẫn chỉ bằng một tia lửa rất nhỏ.
Thứ hai là nhân tai.
Thảm hoạ do trời giáng có thể tránh, hoặc ít nhất là chỗ đỡ để thiệt hại giảm tối thiểu, như thảm hoạ do con người tạo ra thì hậu quả không lường. Cháy rừng ở California cũng vậy, dù điều kiện tự nhiên có tệ đến đâu, thì hỏa hoạn hàng năm cũng không thể vượt khỏi tầm kiểm soát chủ động của con người. Nhưng 5 năm nay thì khác. Đặc biệt năm 2025 này sẽ là năm của cháy. Nhìn ngọn lửa gần 10 ngày qua chưa tắt, thật sự khiến người ta nghi ngờ ngọn lửa này không phải do thiên nhiên đốt núi, mà là do con người “đốt” California của nước Mỹ.
Nhìn vào trụ cứu hoả cũ kĩ, hết nước, sẽ hiểu “thảm hoạ nhân tạo” ở California sợ hơn chảy rừng.
Khi đám cháy bùng phát, lính cứu hỏa chạy đến kéo vòi, họ phát hiện ra rằng trụ cứu hoả đã quá cũ, bên trong nó không có nước! Nguyên nhân là do chính quyền California đã dừng sớm dự án dẫn nước từ bắc California xuống phía nam, lí do để “bảo vệ các loài cá chích dài 3cm đang có nguy cơ tuyệt chủng”, dẫn đến tình trạng thiếu nước trầm trọng ở nam California, thiếu đến nỗi không có nước trong trụ cứu hoả. Để cứu cá, tất cả các hồ chứa không được bơm nước. Để cứu cây, không được dọn sạch thảm thực vật trong khu bảo tồn. Để cứu loài ếch chân đỏ, không được phép phát quang bụi rậm để tạo vành đai cách li lửa trong rừng.

Không có gì sai khi bảo vệ loài cá 3cm, hay bảo vệ loài ếch chân đỏ, bảo vệ loài thực vật có mùi hôi đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu những biện pháp bảo vệ này có hợp lí khi chúng không phải chống lại nạn khai thác rừng bừa bãi, mà mà là để thiên tai có cơ hội huỷ diệt, cuối cùng thì ếc chân đỏ cũng không được cứu, loài cây hôi cũng bị những ngọn lửa thiêu rụi? Trước năm 2020, để giảm cháy rừng thì California đã “chủ động đốt” rừng, mỗi năm California thực hiện kế hoạch đốt khoảng 50.000 ha bụi rậm. Như từ năm 2020 đến nay, để bảo vệ loài ếch chân đỏ và thực vật, California đã không còn đốt rừng theo kế hoạch.
Nhà gỗ cũng là vật liệu cháy.
Nhà ở California toàn bằng gỗ, chỉ duy nhất nền nhà cùng bể bơi và ống khói được làm bằng bê tông, còn lại toàn gỗ.
Thiết bị chữa cháy cũng là vấn đề!
California là một trong những tiểu bang giàu có nhất Hoa Kỳ, nhưng thiết bị chữa cháy đã nhiều năm không được cập nhật, số lượng xe cứu hỏa và trực thăng cũng thiếu trầm trọng. Chưa kể, lực lượng cứu hỏa không đủ, nhiều công tác cứu hộ tại hiện trường đều do “đội cứu hỏa giá rẻ” gồm các tù nhân đảm nhiệm. Lí do, năm 2024 chính quyền California đã cắt giảm ngân sách chữa cháy 17,6 triệu đô la, số tiền này lẽ ra dùng để mua thiết bị chữa cháy và đào tạo thêm lính cứu hỏa, nhưng thay vào đó, nó được chuyển sang các các “dự án” chăm sóc cho các nhóm thiểu số về giới tính, nhằm giành được phiếu trong bầu cử.
Hệ thống cảnh báo cháy cũng rất quá đáng.
Trước khi đám cháy bùng phát ngày 7 tháng 1, chính quyền California đã nhiều lần đưa ra “cảnh báo sớm” nhưng kết quả đều là báo động sai. Người dân được yêu cầu sơ tán hết lần này đến lần khác, nhưng lại phát hiện ra rằng không có chuyện gì xảy ra, dẫn đến tâm lí người dân mất niềm tin vào hệ thống cảnh báo sớm. Khi cháy rừng thực sự ập đến, chính quyền đã phản ứng chậm chạp, nhiều người không vội sơ tán cho đến khi ngọn lửa tiến đến gần nhà của họ.
Kì diệu nhất vẫn là các công ti bảo hiểm.
Thảm hoạ cháy rừng xảy ra, nhiều người dân nghĩ rằng ít nhất họ sẽ được bảo hiểm bồi thường, nhưng không ngờ các công ti bảo hiểm đồng loạt cắt hợp đồng. Nhiều người đang nghi ngờ, công ti bảo hiểm đã cử vệ tinh và máy bay không người lái đến theo dõi đám cháy, khi ngọn lửa được phát hiện đang lan rộng đến những khu dân cư, thì công ti bảo hiểm đã huỷ bỏ hợp đồng.
Vụ cháy rừng ở California một lần nữa chứng minh sự thật: đôi khi, điều khiến con người tuyệt vọng hơn cả thiên tai chính là chính phủ thờ ơ của chính con người. Thiên tai rất đáng sợ, nhưng sự thờ ơ của con người còn đáng sợ hơn rất nhiều, bởi nhân hoạ tức là thảm hoạ do chính con người gây ra thì hậu quả sẽ khôn lường.
𝙋/𝙨: 𝘽𝒂̀𝙞 𝙫𝙞𝒆̂́𝙩 𝙘𝙝𝒊̉ đ𝒐̛𝙣 𝙜𝙞𝒂̉𝙣 𝙡𝒂̀ 𝙜𝒐́𝙘 𝙣𝙝𝒊̀𝙣 𝙘𝒖̉𝙖 𝙩𝒐̂𝙞, 𝙠𝙝𝒐̂𝙣𝙜 𝙝𝒆̂̀ 𝙘𝙝𝒆̂ 𝙗𝙖𝙞 𝙣𝒖̛𝒐̛́𝙘 𝙈𝒚̃ 𝙝𝙖𝙮 𝘾𝙖𝙡𝙞𝙛𝙤𝙧𝙣𝙞𝙖, 𝙣𝒆̂𝙣 𝙣𝙝𝒖̛̃𝙣𝙜 𝙖𝙞 𝙦𝙪𝒂́ 𝙮𝒆̂𝙪 𝙣𝒖̛𝒐̛́𝙘 𝙈𝒚̃ đ𝒖̛̀𝙣𝙜 𝙡𝒂̂́𝙮 đ𝒐́ 𝙡𝒂̀𝙢 𝙘𝙝𝒂̣𝙣𝙝 𝙡𝒐̀𝙣𝙜, 𝙧𝒐̂̀𝙞 𝙘𝒐́ 𝙣𝙝𝒖̛̃𝙣𝙜 𝙗𝒊̀𝙣𝙝 𝙡𝙪𝒂̣̂𝙣 𝙘𝒖̛̣𝙘 đ𝙤𝙖𝙣./.
(Viết ngày 16/01/2025)