Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa

Từ Hi Viên tử vong vì bệnh cúm biến chứng viêm phổi

𝐓𝐮̛̀ 𝐇𝐢 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐭𝐮̛̉ 𝐯𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐢̀ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐛𝐢𝐞̂́𝐧 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̂𝐦 𝐩𝐡𝐨̂̉𝐢, 𝐡𝐚̃𝐲 𝐧𝐚̆́𝐦 𝐛𝐚̆́𝐭 “𝟒𝟖 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐯𝐚̀𝐧𝐠” đ𝐞̂̉ 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐤𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐯𝐢-𝐫𝐮́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐪𝐮𝐚̉, đ𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐜𝐡𝐮̛̀ 𝐭𝐫𝐢̀ 𝐡𝐨𝐚̃𝐧!

Cúm biến chứng viêm phổi

mới chỉ 48 tuổi…

Hãy nhớ 48 giờ sau khi phát bệnh cúm

được biết đến như là “48 giờ vàng”…

Nếu nhóm có nguy cơ cao

không sử dụng thuốc kháng vi-rút hiệu quả

bệnh có thể phát triển thành

viêm phổi

hay các biến chứng nghiêm trọng khác…

Đừng chần chừ

cúm có thể đe doạ tính mạng

hãy nhớ

Từ Hi Viên mới chỉ 48 tuổi

tử vong do cúm biến chứng viêm phổi…

Vào ngày 3 tháng 2, báo chí quốc tế đưa tin, nữ diễn viên, ca sĩ kiêm người dẫn chương trình Đài Loan Từ Hi Viên đã qua đời vì bệnh viêm phổi do vi-rút cúm chỉ trong 5 ngày. Cô ấy mới qua tuổi 48. Cái chết của Từ Hi Viên đã gây sốc và đau buồn cho toàn bộ ngành giải trí và vô số người hâm mộ.

Theo những người bạn thân, Từ Hi Viên đã có những triệu chứng cảm cúm trước chuyến du lịch Nhật Bản cùng gia đình vào ngày 29 tháng 1, nhưng cô vẫn quyết định bắt đầu hành trình mặc dù cơ thể rất khó chịu. Ngày đầu ở Nhật Bản, gia đình Từ Hi Viên đến suối nước nóng Hakone nổi tiếng để tận hưởng kì nghỉ Tết Nguyên đán. Nhưng không may, vào ngày thứ ba Từ Hi Viên đột nhiên cảm thấy không khỏe và được đưa vào bệnh viện, sau đó cô đã qua đời tại Tokyo vào sáng ngày thứ năm.

Khi tin tức được công bố, bạn diễn Ngôn Thừa Húc trong “Vườn sao bằng” đã bày tỏ lời chia buồn, “Cảm ơn vì đã gặp em! Trong những năm tháng tuổi thơ vô tư lự, em thường nói hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của đời mình và tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất. Anh vẫn bị ấn tượng bởi những khoảnh khắc này, tuổi trẻ rực rỡ, thật đáng tiếc khi nó phai nhạt quá nhanh. Vườn sao băng mãi mãi, Sam Thái mãi mãi xinh đẹp, hôm nay Đạo Minh Tự đến đây để tạm biệt Sam Thái, tạm biệt em. Mong em sẽ từ từ đi vào một thế giới khác, ở đó không có bất kì lo lắng nào, em sống trong bình yên và tĩnh lặng.”

Những lời này, không chỉ là lời tạm biệt Từ Hi Viên, mà còn là hồi tưởng về những ngày xưa tốt đẹp.

Trong phim “Vườn sao băng”, Sam Thái do Từ Hi Viên thủ vai và Đạo Minh Tự do Ngôn Thừa Húc thủ vai, đã trở thành hai nhân vật kinh điển trong lòng vô số người hâm mộ và là một phần kí ức tuổi thơ của họ. Ở bộ phim này, khán giả cùng nhau trưởng thành theo câu chuyện của mình, để lại nhiều khoảnh khắc xúc động. Sự ra đi đột ngột của Sam Thái, đã gợi lên sự buồn bã trong kí ức tươi đẹp của khán giả, để rồi người hâm mộ bắt đầu suy ngẫm về sự mong manh của cuộc sống và sự quý giá của thời gian.

Vào thời điểm này, dù là nghệ sĩ hay người hâm mộ, tất cả đều nhớ về cuộc đời của Từ Hi Viên và than khóc rằng sự ra đi thật đau lòng của cô. Từ Hi Viên đã sưởi ấm cuộc sống của vô số người bằng tài năng và sự chăm chỉ của mình, và câu chuyện của cô sẽ mãi mãi nằm trong trái tim mọi người.

🦠 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̉𝐦 𝐤𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐡𝐮̛ “𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐨̛𝐧 𝐜𝐚̉𝐦 𝐥𝐚̣𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐞̣ 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐩 đ𝐢 𝐦𝐚̣𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠”, 𝐛𝐨̛̉𝐢 𝐯𝐢̀, 𝐜𝐮́𝐦 𝐭𝐮̛̣𝐜 𝐬𝐮̛̣ 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ đ𝐞 𝐝𝐨𝐚̣ 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐦𝐚̣𝐧𝐠!

“Cúm – Influenza” được gọi là “cảm cúm” trong tiếng Việt. Vì nó chứa từ “cảm” nên nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường và coi nhẹ. Nhưng trên thực tế, cúm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Theo ước tính của WHO, trên toàn thế giới có khoảng 1 tỉ ca mắc cúm mỗi năm, trong đó có từ 3 – 5 triệu ca bệnh nặng, khoảng 290 – 650 ngàn ca tử vong. Theo dữ liệu của CDC Hoa Kỳ, trong mùa cúm 2024 – 25, ước tính đến thời điểm hiện tại Mỹ đã có ít nhất 20 triệu ca mắc cúm, khoảng 250 ngàn ca nhập viện và 11 ngàn ca tử vong.

Theo dữ liệu từ Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2 tháng 9 năm 2024 đến nay, ước tính tổng số bệnh nhân cúm tại Nhật Bản đã lên tới 9,523 triệu, trong đó có tuần đạt mức cao nhất 2,58 triệu bệnh nhân cúm làm cho các bệnh viện đều rơi vào quá tải.

Cúm chủ yếu được chia thành các loại vi-rút cúm A (như H1N1, H3N2), loại B và loại C.

✓ 𝑪𝒖́𝒎 𝑨: Mạnh nhất (như H1N1 chiến 93%), tỉ lệ ca nặng nhiều nhất, tỉ lệ tử vong cao nhất, đã nhiều lần gây ra đại dịch toàn cầu.

✓ 𝑪𝒖́𝒎 𝑩: Ít gây tử vong hơn, nhưng tấn công trẻ em.

✓ 𝑪𝒖́𝒎 𝑪: Chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và thường không gây ra dịch bệnh.

Sở dĩ cúm A nặng nhất và có thể gây dịch bệnh lan ra toàn cầu, là do vi-rút cúm A rất dễ đột biến, mỗi năm có một biến thể khác nhau, nó khiến hệ thống miễn dịch của con người khó nhận biết chúng trong thời gian dài. Người già, trẻ em và phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh nền mãn tính, người béo phì, người thức khuya trong thời gian dài, người bị căng thẳng tâm lí đều là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh cúm.

Về mặt bệnh lí: Vi-rút cúm xâm nhập vào cơ thể, sẽ gây hoại tử tế bào biểu mô đường hô hấp, mất nhung mao và rối loạn chức năng tiết nhầy, giảm chức năng phòng vệ tại chỗ, từ đó gây ra nhiều biến chứng.

● 𝑩𝒊𝒆̂́𝒏 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒐̂̉ 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒍𝒂̀ 𝒗𝒊𝒆̂𝒎 𝒑𝒉𝒐̂̉𝒊.

Về mặt lâm sàng, những trẻ dưới 15 tuổi và người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, đặc biệt có thai trong vòng 2 tuần trước khi sinh, người mắc bệnh nền mạn tính được xếp vào nhóm có nguy cơ biến chứng cao. Nguy cơ biến chứng do cúm ở thanh niên trẻ tuổi, người trung niên khỏe mạnh là thấp, nhưng không thể bỏ qua những rủi ro này.

Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi là ho kèm khó thở, nhịp thở nhanh (>24 nhịp/phút), thiếu oxy và sốt kéo dài (>3 ngày). Các trường hợp viêm phổi nặng, có thể phát triển thành hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), hoặc suy đa phủ tạng thứ phát (MODS). Khi xảy ra ARDS, phổi “đầy dịch”, tất cả phổi đầy nước nên còn gọi nôm na là “phổi trắng”, dịch trong phổi có chứa đầy chất viêm. Trong tình trạng bệnh này, nếu liệu pháp hô hấp hỗ trợ là thở máy không theo kịp, bệnh nhân sẽ “chết đuối” trong chính nước phổi của mình. Loại viêm phổi cực nặng này rất khó điều trị, đòi hỏi phải hỗ trợ sự sống chất lượng cao, thậm chí là ECMO.

𝑪𝒂́𝒄 𝒍𝒐𝒂̣𝒊 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̂𝒎 𝒑𝒉𝒐̂̉𝒊 𝒃𝒂𝒐 𝒈𝒐̂̀𝒎:

✓ 𝙑𝙞𝒆̂𝙢 𝙥𝙝𝒐̂̉𝙞 𝙙𝙤 𝙫𝙞𝙧𝙪𝙨 𝙘𝒖́𝙢 𝙣𝙜𝙪𝙮𝒆̂𝙣 𝙥𝙝𝒂́𝙩: Do vi-rút cúm xâm nhập vào đường hô hấp dưới, gây viêm phế quản, sau đó là viêm phổi. Biểu hiện sốt cao kéo dài từ 3 đến 5 ngày sau khi khởi phát bệnh cúm, kèm theo các triệu chứng viêm phổi nêu trên. Bệnh thường rất nghiêm trọng, có thể tiến triển nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng nếu không can thiệp tích cực, đặc biệt ở những người mắc bệnh phổi hoặc tim mạch.

✓ 𝙑𝙞𝒆̂𝙢 𝙥𝙝𝒐̂̉𝙞 𝙙𝙤 𝙫𝙞 𝙠𝙝𝙪𝒂̂̉𝙣 𝙩𝙝𝒖̛́ 𝙥𝙝𝒂́𝙩: Sau khi các triệu chứng cúm cải thiện (bao gồm cả sốt giảm), tình trạng bệnh tái phát do phổi nhiễm các vi khuẩn như phế cầu hay tụ cầu vàng, gây sốt và ho có đờm mủ. Viêm phổi do vi khuẩn thứ phát là phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 số ca cúm nặng, bệnh thường xuất hiện vài ngày sau khi bị cúm (7 đến 14 ngày). Viêm phổi do tụ cầu vàng rất nguy kịch, bệnh nhân có thể tràn khí ở bất cứ đâu có vi khuẩn, đặc biệt là tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da gây phù nề hoại tử toàn thân; tỉ lệ tử vong rất cao.

✓ 𝙑𝙞𝒆̂𝙢 𝙥𝙝𝒐̂̉𝙞 𝙙𝙤 𝙗𝒐̣̂𝙞 𝙣𝙝𝙞𝒆̂̃𝙢 𝙫𝙞 𝙠𝙝𝙪𝒂̂̉𝙣, 𝙫𝙞-𝙧𝒖́𝙩 𝙫𝒂̀ 𝙣𝒂̂́𝙢 𝙥𝙝𝒐̂́𝙞 𝙝𝒐̛̣𝙥: Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân có sức đề kháng yếu, có thể biểu hiện bằng các triệu chứng nặng dần, hoặc có thể cải thiện trong thời gian ngắn sau đó nặng hơn.

● 𝘾𝒂́𝙘 𝙗𝙞𝒆̂́𝙣 𝙘𝙝𝒖̛́𝙣𝙜 𝙠𝙝𝒂́𝙘 𝙗𝙖𝙤 𝙜𝒐̂̀𝙢:

✓ 𝘽𝙞𝒆̂́𝙣 𝙘𝙝𝒖̛́𝙣𝙜 𝙩𝙞𝙢: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và suy tim chiếm khoảng 12% bệnh cúm ở người lớn, nhưng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim do cúm rất hiếm gặp.

✓ 𝘽𝙞𝒆̂́𝙣 𝙘𝙝𝒖̛́𝙣𝙜 𝙝𝒆̣̂ 𝙩𝙝𝒂̂̀𝙣 𝙠𝙞𝙣𝙝 𝙩𝙧𝙪𝙣𝙜 𝒖̛𝒐̛𝙣𝙜: Co giật động kinh phổ biến hơn ở trẻ em và bệnh nhân bị động kinh. Bệnh não liên quan đến cúm phổ biến hơn ở trẻ em. Viêm não do cúm, nhồi máu hay chảy máu não, viêm não lan tỏa cấp tính, hội chứng Guillain-Barré ở người lớn nhưng không phổ biến.

✓ 𝘽𝙞𝒆̂́𝙣 𝙘𝙝𝒖̛́𝙣𝙜 𝙘𝒐̛ 𝙭𝒖̛𝒐̛𝙣𝙜: Viêm cơ nặng và tiêu cơ vân (biểu hiện đau cơ dữ dội, yếu cơ, nước tiểu sẫm màu) thường gặp ở trẻ em. Mặc dù đau cơ là triệu chứng nổi bật của bệnh cúm, nhưng viêm cơ thực sự lại không phổ biến.

✓ 𝙎𝒐̂́𝙘 𝙙𝙤 𝙣𝙝𝙞𝒆̂̃𝙢 đ𝒐̣̂𝙘: Các đợt bùng phát cúm A và B trong những năm gần đây, các hội chứng giống như sốc do nhiễm độc đã xảy ra ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh, thường liên quan đến nhiễm trùng thứ phát.

✓ 𝙉𝙝𝙞𝒆̂̃𝙢 𝙩𝙧𝒖̀𝙣𝙜 đ𝙞 𝙠𝒆̀𝙢: Bao gồm nhiễm trùng huyết, viêm màng não, bệnh nấm aspergillus. Bệnh nhân cúm cần phải cảnh giác nếu họ bị sốt kéo dài hơn 3 đến 5 ngày, nếu bị sốt trở lại sau khi cơn sốt đã thuyên giảm hoặc nếu các triệu chứng tiếp tục trở nên trầm trọng hơn sau 3 đến 5 ngày phát bệnh.

🦠 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐥𝐚̂𝐲 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?

① 𝙇𝐚̂𝙮 𝙩𝙧𝙪𝙮𝒆̂̀𝙣 𝙦𝙪𝙖 𝙜𝙞𝒐̣𝙩 𝙗𝒂̆́𝙣: Các giọt bắn (chứa các hạt vi-rút) bắn ra khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi được người khác hít vào.

② 𝙇𝐚̂𝙮 𝙩𝙧𝙪𝙮𝒆̂̀𝙣 𝙦𝙪𝙖 𝙩𝙞𝒆̂́𝙥 𝙭𝒖́𝙘: Chạm vào các vật dụng bị nhiễm vi-rút (như tay nắm cửa, nút bấm thang máy), sau đó chạm vào các niêm mạc như miệng, mũi, mắt.

③ 𝙇𝐚̂𝙮 𝙩𝙧𝙪𝙮𝒆̂̀𝙣 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙠𝙝𝒐̂𝙣𝙜 𝙜𝙞𝙖𝙣 𝙝𝒂̣𝙣 𝙘𝙝𝒆̂́: Ở những nơi lưu thông không khí kém (như lớp học, văn phòng, trên phương tiện giao thông công cộng), vi-rút có thể lơ lửng trong nhiều giờ.

𝙇𝒖̛𝙪 𝒚́: Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm thường là 1-4 ngày và người bị nhiễm thường có khả năng lây nhiễm 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng!

🦠 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?

① 𝙏𝙞𝒆̂𝙢 𝙥𝙝𝒐̀𝙣𝙜:

Tiêm vắc-xin cúm hàng năm, đặc biệt tiêm trước mùa cúm từ 2 tuần đến 1 tháng để cơ thể đủ thời gian sinh kháng thể, vì cao điểm mùa cúm là Đông – Xuân, nên thời điểm tiêm có thể tốt nhất là từ tháng 10 đến tháng 11.

Tại sao chúng ta cần phải tiêm vắc-xin hàng năm? Do vi-rút cúm A liên tục đột biến, mỗi năm có một biến thể mới nên vắc-xin của năm ngoái có thể không nhận diện được biến thể vi-rút mới của năm nay, vì thế mà phải tiêm chủng hàng năm.

Nhóm đối tượng chính nên tiêm chủng: người già, trẻ em, nhân viên y tế và người mắc bệnh nền mãn tính.

② 𝙏𝒖̛̣ 𝙥𝙝𝒐̀𝙣𝙜 𝙫𝒆̣̂ 𝙘𝒂́ 𝙣𝙝𝐚̂𝙣:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thường, rửa dưới vòi nước chảy, thời gian rửa ít nhất 20 giây; đây là biện pháp phòng vệ cực kì quan trọng.

Giữ khoảng cách với người xung quang là rất quan trọng, nên giữ khoảng cách trên 1 mét, lí tưởng là 2 mét. Tránh đến những nơi đông người trong mùa cao điểm của dịch bệnh cúm.

Đeo khẩu trang, hoặc che miêng khi ho hay hắt hơi bằng khăn giấy, khuỷu tay.

Uống nhiều nước, có thể uống nước gừng tươi, ăn tỏi, ăn nhiều rau, bổ sung đủ vitamin và các vi chất để nâng cao sức khoẻ. Chú ý tập thể dục mỗi ngày, tăng cường hoạt động ngoài trời, mở cửa sổ và cửa chính để căn phòng hay nhà ở thoáng khí và có thêm ánh nắng ít nhất 30 phút mỗi ngày.

🦠 𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐞̂𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐠𝐢̀ 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐮́𝐦?

Cúm công bằng với tất cả mọi người.

Bất kể đó là chính trị gia, người nổi tiếng, các ngôi sao, người giàu có ngủ trên nệm hàng chục tỉ đồng cho đến người bình thường, đều có thể bị cúm. Một khi mắc cúm nếu bị trì hoãn, bệnh nhẹ có thể trở thành bệnh nặng, bệnh nặng có thể chuyển thành giai đoạn sau, việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, khi đó tính mạng mọi người đều mong manh như nhau.

Mùa đông và mùa xuân là mùa cao điểm của bệnh lí viêm nhiễm đường hô hấp trên, với các triệu chứng sốt, ho, thở khò khè. Có hơn 200 loài vi-rút gây viêm đường hô hấp trên. Bởi vậy, hiểu được sự nguy hiểm của bệnh cúm, cách lây truyền, biện pháp phòng bệnh là cực kì quan trọng.

👉 Đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑘ℎ𝑜̉𝑒 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑡𝑢̛̀ 15 đ𝑒̂́𝑛 65 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖, 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑐𝑜́ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑐𝑢́𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑜̣̂𝑛𝑔 đ𝑜̂̀𝑛𝑔, 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̣𝑐, 𝑣𝑎̆𝑛 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔, 𝑣.𝑣. 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢̀𝑎 𝑐𝑢́𝑚, 𝑏𝑎̉𝑛 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 đ𝑜̣̂𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑏𝑖̣ 𝑠𝑜̂́𝑡, ℎ𝑜, đ𝑎𝑢 𝑐𝑜̛ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑦𝑒̂́𝑢 𝑐𝑜̛, 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑛𝑔ℎ𝑖 𝑛𝑔𝑜̛̀ 𝑚𝑎̆́𝑐 𝑐𝑢́𝑚 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑙𝑎̂𝑚 𝑠𝑎̀𝑛𝑔, 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑜̛̉ 𝑛ℎ𝑎̀.

Hiện tại, không cần xét nghiệm cúm để xác nhận chẩn đoán. Việc tự mua xét nghiệm kháng nguyên tại nhà không được các bác sĩ và ngành y tế khuyến khích, do ảnh hưởng của kĩ thuật lấy mẫu, cùng chất lượng kit – test, mà tỉ lệ chính xác dương tính có thể không đạt được mức mong đợi là 50% đến 70%. Trường hợp cần thiết, có thể liên hệ với các cơ sở ý tế có dịch vụ xét nghiệm tại nhà, để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Đối với bệnh cúm không biến chứng, sốt và các triệu chứng hô hấp ở người lớn thường kéo dài khoảng 3 ngày và hầu hết sẽ cải thiện sau đó. Quá trình phục hồi hoàn toàn có thể mất từ 10 đến 14 ngày, các triệu chứng mệt mỏi có thể kéo dài trong vài tuần ở một số bệnh nhân.

Vì các thuốc kháng vi-rút là các thuốc kê đơn, không nên tự ý mua thuốc sử dụng, việc dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ. Trong những trường hợp cần thiết như công việc hay học tập, người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc kháng vi-rút, thì hãy gặp bác sĩ để cân nhắc nên hay không nên dùng, để tránh nguy cơ tăng kháng thuốc, cũng như các tác dụng không mong muốn; nên nhớ “48 giờ vang” tức là thuốc kháng vi-rút chỉ nên uống trong thời gian 48 giờ.

👉 𝑉𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑘ℎ𝑜̉𝑒 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑡𝑢̛̀ 15 đ𝑒̂́𝑛 65 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑐𝑢́𝑚 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑑𝑎̂́𝑢 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 đ𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑐𝑜̛ 𝑠𝑜̛̉ 𝑦 𝑡𝑒̂́ đ𝑒̂̉ 𝑘ℎ𝑎́𝑚 𝑣𝑎̀ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑖̣:

① Sốt cao liên tục trong hơn 3 ngày.

② Khó thở, nhịp thởi trên 24 lần/phút, đau ngực.

③ Lú lẫn, co giật.

④ Màu da kém, da nhợt nhạt hoặc có triệu chứng mất nước (như khát nước, lượng nước tiểu giảm đáng kể, nước tiểu sẫm màu).

🦠 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐬𝐚𝐮 đ𝐚̂𝐲 𝐜𝐚̂̀𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̛́𝐦 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭, đ𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐚̂̉𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐱𝐚́𝐜 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐮́𝐦, 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐭𝐚̣̂𝐧 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 “𝟒𝟖 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐯𝐚̀𝐧𝐠” đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐤𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐯𝐢-𝐫𝐮́𝐭.

① 𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑐𝑢́𝑚 𝑐𝑜́ 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐𝑜̛ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜: Bao gồm trẻ dưới 15 tuổi hoặc người bệnh trên 65 tuổi, người mắc các bệnh nền mãn tính, nên điều trị bằng thuốc kháng vi-rút bất kể triệu chứng nặng hay nhẹ.

② 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑐𝑢́𝑚 𝑐𝑜́ 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑥𝑢́𝑐 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑜́𝑚 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐𝑜̛ 𝑐𝑎𝑜: Những người dù không thuộc nhóm nguy cơ cao bị biến chứng, nhưng tiếp xúc với nhóm người có nguy cơ cao (ví dụ trong gia đình có trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền mãn tính), thì khi bị cúm người đó nên điều trị thuốc kháng vi-rút bất kể triệu chứng hay thời gian quá 48 giờ, để giảm tải lượng vi-rút nhằm phòng lây nhiễm cho người thân trong gia đình.

③ 𝐶𝑢́𝑚 𝑑𝑎𝑖 𝑑𝑎̆̉𝑛𝑔 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑛𝑎̣̆𝑛𝑔: Các triệu chứng giống cúm tiếp tục tiến triển trong hơn 3 ngày hoặc xảy ra biến chứng cúm hoặc bệnh nặng. Trong trường hợp nặng hoặc khi bệnh kéo dài hơn 2 ngày, nên tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và sử dụng các loại thuốc kháng vi-rút tương ứng để điều trị kịp thời.

🦠 𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐮́𝐦 𝐜𝐨́ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐭𝐚̆́𝐦 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐧𝐨́𝐧𝐠 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝐱𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐨̛𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?

Những trường hợp bị cúm không có biến chứng, điều trị ở nhà, có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện triệu chứng, giúp nhanh khỏi bệnh.

✓ 7 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒔𝒂́𝒏𝒈: có thể tắm nước nóng.

Khoảng 7 giờ sáng thức dậy, có thể tắm nước nóng, nhiệt độ nước làm giãn mạch máu ngoại vi, máu tăng cường lưu thông, giúp cơ thể khoan khoái, nhẹ nhõm, giảm đau cơ bắp, giảm đau đầu, giảm mệt mỏi.

Tuy nhiên, không nên tắm nước qúa nóng, cũng không tắm quá lâu, thời gian tắm chỉ nên kéo dài 5 – 7 phút, đặc biệt là khi cơ thể đang ở pha sốt tăng, để tránh mất nhiệt quá mức ngược sinh lí với cơ chế sốt làm cho bệnh lâu khỏi hơn, hoặc tạo điều kiện cho nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn và nấm.

Sau tắm, có thể uống trà gừng, hoặc nước gừng. Ngoài ra, có thể uống một cốc nước cam để bổ sung vitamin C hoặc thêm một số loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa, hay ăn một bát yến mạch.

✓ 10 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒔𝒂́𝒏𝒈: có thể xông hơi mặt.

Khi bị cúm, có thể bị chảy nước mắt nước mũi mũi, hoặc tệ hơn mũi có thể bị tắc hoàn toàn và gây ra tình trạng đau đầu liên tục. Chuẩn bị một chậu nước nóng và xông hơi mặt trong 5 phút để giúp làm dịu chứng sổ mũi và làm sạch đường hô hấp.

Chú ý, xông hơi toàn thân bằng nước nóng không nên thực hiện khi cơn sốt đang tăng, vì sẽ gây mất nhiệt, trong khi cơ thể đang cài đặt tăng thân nhiệt để tiêu diệt vi-rút. Chỉ nên xông hơi toàn thân khi đã hết sốt và tốt nhất là khi bệnh đã lui. Xông hơi nước nóng khoảng 40 độ trong 5 – 10 phút là được. Có thể xông hơi bằng lá chanh, sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu… nhưng cũng không cần thiết cầu kì lắm.

✓ 12 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒕𝒓𝒖̛𝒂: đi dạo.

Mặc dù thời tiết lạnh, nhưng đi bộ trước bữa ăn trưa vào khoảng 12 giờ, có thể giúp người bệnh có tâm trạng tốt hơn và tăng cường chức năng miễn dịch. Nếu triệu chứng cúm nhẹ, bệnh nhân cũng có thể vận động, có thể tập thể dục nhẹ nhàng.

Sau đó, có thể ăn rau như salat, các thực phẩm protein như thịt gà, cá để tăng cường phản ứng miễn dịch.

✓ 3 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒄𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖: tăng cường uống nước ấm.

Khi bị cúm, chất nhầy trong đường hô hấp, chẳng hạn như nước mũi và đờm, sẽ tăng lên, được sử dụng để đẩy các vi-rút hoặc vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tốt nhất, uống nước Oresol để bù điện giải, bệnh sẽ khỏi rất nhanh, cơ thể không mệt mỏi. Nhưng có nhiều người không quen uống Oresol, vậy có thể uống đồ uống ấm khác, chẳng hạn như trà thảo mộc, có thể làm loãng chất nhầy và giúp chất nhầy dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể hơn. Ngoài ra, mặc dù nước cam tươi không thể giải quyết ngay các triệu chứng nhưng vitamin C trong nước cam có thể giúp cơ thể phục hồi và tăng cường chức năng miễn dịch trong tuần tiếp theo.

✓ 6 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒕𝒐̂́𝒊: ăn các thức ăn có vị ấm nóng.

Nên ăn các món ăn hầm, sử dụng các loại gia vị cay như gừng, tỏi và ớt có thể chống lại vi-rút và vi khuẩn, đồng thời có thể làm sạch xoang và toàn bộ đường hô hấp.

✓ 9 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒕𝒐̂́𝒊: tắm nước nóng để loại bỏ đau nhức và mệt mỏi.

Sau một ngày các cơ bắp mệt mỏi và đau nhức, người bệnh có thể tận hưởng bồn tắm nước ấm và kết thúc một ngày tuyệt vời. Hơi nước từ bồn tắm nước nóng giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh cảm lạnh và ngăn chặn chúng tiếp tục gây hại cho cơ thể, nhưng cũng đừng ngâm lâu, chỉ khoảng 5 – 10 phút là cùng.

✓ 10 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒕𝒐̂́𝒊: đi ngủ.

Ngủ đủ giấc 8 tiếng là rất quan trọng, để cơ thể nạp lại năng lượng, giấc ngủ ngon có thể giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức lực hoàn toàn. Để duy trì hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, hãy thử hình thành thói quen ngủ đều đặn. Cố gắng tránh các đồ uống kích thích như cà phê và rượu vào buổi tối, không xem TV, không làm việc trên giường./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *