Lựa chọn trở thành bác sĩ có nghĩa là phải làm việc chăm chỉ, tận tụy và hy sinh; lựa chọn trở thành bác sĩ cũng có nghĩa là thực hiện sứ mệnh cứu sống và bảo vệ mạng sống người khác;
Khi mặc chiếc áo blouse, bác sĩ thách thức mọi giới hạn của cơ thể mình, thách thức mọi giới hạn của tạo hoá;
Khi bước vào khoa, bác sĩ là chỗ dựa vững chắc của bệnh nhân;
Bác sĩ chiến đấu chồng lại cái chết;
Bác sĩ không bao giờ lùi bước;
Là những người ở tuyến đầu chống lại bệnh tật, bác sĩ trực diện đối mặt với những nguy hiểm, để bảo vệ mạng sống của mọi người.
Mặc dù bác sĩ đều là những con người bình thường, có xương có thịt, cũng mệt mỏi và yếu đuối, nhưng khi khoác lên mình chiếc áo choàng trắng, bác sĩ lại trở thành những thiên thần áo trắng, đến với bệnh nhân bằng sự ấm áp chân thành, dùng lòng nhân từ để cứu giúp mọi người.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày lễ ngành lớn thứ ba, sau Ngày Nhà giáo, Ngày Nhà báo. Các lễ hội ngành thường có ý nghĩa kép: một là khơi dậy sự gắn kết giá trị nội tại và phản ánh chuyên môn của nhóm nghề nghiệp; hai là tượng trưng cho sự quan tâm và tôn vinh của toàn xã hội đối với một nhóm nghề nghiệp nhất định, tương ứng với sự công nhận của xã hội và bảo vệ quyền lợi.
𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐭𝐨̂𝐢 𝐥𝐚̣𝐢 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃?
Tôi sinh ra ở một miền quê nghèo Bắc Bộ, trong một ngôi làng nhỏ có dân số chưa đến 1000 người, lí lịch thành phần gia đình tôi xếp loại bần cố nông. Bố tôi là nông dân, tuổi đã cao, nên không được cấp ruộng. Mẹ tôi bị tàn tật từ nhỏ, nên cũng không được cấp ruộng, mặc dù bà cũng là nông dân.
Ảnh hưởng của gia đình đối với tôi là sự đói nghèo.
Thuở ấu thơ, tôi lớn lên trong đói khổ và bệnh tật, nên tôi hiểu sâu sắc hơn về nghề bác sĩ cao quý và thiêng liêng. Tể tướng Phạm Trọng Yêm từng nói: “Cách tốt nhất để giúp ích cho thế gian là làm tể tướng; nếu không thể làm tể tướng, cách tốt nhất để giúp ích cho nhân dân bằng kiến thức của mình là làm bác sĩ. Nếu bạn làm một bác sĩ giỏi, bạn có thể chữa khỏi bệnh cho vua và cha mẹ, cứu sống nhân dân thế gian, dạy mọi người giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Có nghề nào tốt hơn nghề bác sĩ để cứu người và giảm bớt đau khổ cho nhân dân ngay cả khi bạn ở dưới đáy xã hội?”
“Bất vi lương tướng – Tắc vi lương y”
Câu nói của người xưa có nghĩa là, sống ở trên đời, nếu không làm được tể tướng giỏi, thì hãy chọn làm một bác sĩ giỏi. Ngay từ bé tôi đã hiểu sâu sắc câu nói này. Và tôi mơ ước trở thành bác sĩ. Tôi nhớ hồi học tiểu học, cô giáo hỏi tất cả học sinh rằng sau này lớn lên các em muốn làm nghề gì? Lúc đó tôi đã trả lời không chút do dự: “Làm bác sĩ”. Học ngành y luôn là ước mơ của tôi. Mặc dù tôi khi đó chỉ là một học sinh tiểu học, ước mơ trở thành một bác sĩ dường như rất xa vời và ngoài tầm với đối với tôi, nhưng tôi vẫn mơ ước và quyết tâm thực hiện. Lớn lên một chút, tôi đọc nhiều sách và nghiệm thấy đối với mỗi người chúng ta, dù không thể quyết định chiều dài của cuộc đời mình nhưng lại có thể kiểm soát chiều rộng của cuộc sống. Chúng ta không thể kiểm soát thời tiết nhưng có thể thay đổi tâm trạng. Chúng ta không thể thay đổi ngoại hình nhưng có thể mỉm cười. Chúng ta không thể kiểm soát người khác nhưng có thể kiểm soát chính mình. Chúng ta không thể dự đoán ngày mai nhưng bạn có thể tận dụng ngày hôm nay. Chúng ta không thể làm tốt mọi thứ nhưng có thể cố gắng hết sức trong mọi việc. Vì vậy, tôi tin rằng mỗi người đều có một đôi cánh, giống như đôi cánh trên lưng chim. Chỉ cần chúng ta muốn bay và sẵn sàng dang rộng đôi cánh, thì chúng ta có thể bay qua những đám mây trắng vào bầu trời xanh. Tôi cũng tin rằng nếu tôi biết nắm bắt ngày hôm nay, làm chủ bản thân và cố gắng hết sức trong mọi việc, tôi sẽ có thể sải cánh và bay tới ước mơ khó khăn là trở thành một bác sĩ.
Mỗi người đều có những ước mơ khác nhau.
Một số người có ước mơ, họ dành cả đời nằm trên giường để mơ ước, nhưng không bao giờ ước mơ thành hiện thực. Một số số khác thậm chí né tránh ước mơ, sống vạ vật, vô hồn như một thân xác di động. Con người phải biết đặt ra mục tiêu và hướng tới thành công. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể tạo ra động lực, khơi dậy quyết tâm đấu tranh để đạt được điều mình mơ ước. Tôi biết sẽ phải mất nhiều năm để trở thành một bác sĩ, nhưng đó là điều tôi mơ ước, vì vậy tôi chắc chắn sẽ cố gắng hết sức và tìm cách thực hiện ước mơ của mình.
Khi tôi thi tuyển sinh đại học, lựa chọn đầu tiên của tôi là Trường Đại học Y Hà Nội, sau 4 năm tôi đăng kí chuyên ngành bác sĩ đa khoa. Tại sao tôi lại chọn bác sĩ đa khoa? Đây là một câu hỏi rất thú vị. Ý tưởng của tôi rất đơn giản, tôi thích lao động và làm việc thực tế từ khi còn nhỏ, tôi nghĩ mình có đôi bàn tay khéo léo và tôi muốn trở thành một bác sĩ phẫu thuật.

Thời của tôi, học 4 năm đa khoa xong, có thể chọn học chuyên khoa nhi hoặc đông y để học hai năm cuối, đặc biệt là chuyên khoa răng hàm mặt vừa nhàn vừa kiếm được nhiều tiền, hay chuyên khoa vệ sinh dịch tễ đang rất hót với những siêu dự án nước ngoài.
Trong thời gian thực tập ở bệnh viện, tôi đã theo chân các thầy ở khoa ngoại, những tua trực đi phụ mổ 24/24 giờ. Tôi giúp các thầy theo dõi bệnh nhân lưu trú, xử trí tiểu phẫu, giải quyết những bệnh nhân nhẹ cho về nhà theo dõi. Các thầy là những người tốt bụng, nghiêm khắc và nghiêm túc với sinh viên, rất kiên nhẫn với bệnh nhân và học trò, nhưng cũng luôn ân cần nhẹ nhàng. Lời nói và hành động của các thầy đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi, tôi rất kính trọng, điều này càng củng cố thêm quyết tâm trở thành bác sĩ ngoại khoa của tôi.
Tháng 10, nắng bắt đầu vàng, gió bắt đầu thổi nhẹ trên ao sen tàn, tiếng ve kêu trên cành cây đã tắt, mùa tốt nghiệp đã đến.
Mùa này, điều không thể diễn tả bằng lời chính là niềm vui và hạnh phúc, việc trở thành một bác sĩ rất khác với những sinh viên tốt nghiệp bình thường. Con đường tương lai của bác sĩ sẽ là “lạc trôi trên hành trình”, những ngày sắp tới sẽ là những ngày rất bận rộn, cuộc sống tương lai của họ sẽ là những chuyến “du hành” bất tận trong sự “tàn khốc” của nghề y.
Cầm tấm bằng tốt nghiệp, tôi trở thành bác sĩ ngoại tiêu hoá, sau đó là ngoại tiết niệu, cuối cùng thì chuyển sang làm bác sĩ Xquang hạng 3 cho đến nay. Trong ngành y chúng tôi, có sự phân cấp hạng bậc theo tứ tự cao thấp, bao gồm chuyên gia đặc biệt, chuyên gia cao cấp, chuyên gia, bác sĩ hạng 1, bác sĩ hạng 2, cuối cùng là bác sĩ hạng 3.
𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐤𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐬𝐨́𝐧𝐠 𝐤𝐢̉ 𝐧𝐢𝐞̣̂𝐦 𝟐𝟕/𝟐 𝐧𝐚̆𝐦 𝐧𝐚𝐲, 𝐌𝐂 𝐏𝐡𝐢́ 𝐋𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐨̉𝐢 𝐭𝐨̂𝐢, 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐧𝐨́𝐢 𝐠𝐢̀ 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐲 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠? 𝐓𝐨̂𝐢 𝐭𝐫𝐚̉ 𝐥𝐨̛̀𝐢 𝐏𝐡𝐢́ 𝐋𝐢𝐧𝐡 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐨̂𝐢 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 đ𝐮̛𝐚 𝐫𝐚 𝟓 𝐥𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂𝐮 𝐠𝐨̣𝐢 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝐧𝐚̆𝐦 𝐧𝐚𝐲:
➊ Giảm các vụ tấn công bạo lực vào nhân viên y tế, coi bác sĩ là tài sản quốc gia, bảo vệ nhân viên y tế bằng mọi giá cả về tinh thần lẫn thể chất;
➋ Tăng lương cho nhân viên y tế;
➌ Cho nhân viên y tế thêm nhiều kì nghỉ và nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn;
➍ Giảm áp lực công việc cho nhân viên y tế;
➎ Nhân viên y tế cần được xã hội tôn trọng hơn./.