𝐕𝐨̛̣ 𝐜𝐡𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐧𝐠𝐨̂𝐧 𝐧𝐠𝐮̛̃ 𝐭𝐨𝐚́𝐧 𝐡𝐨̣𝐜, 𝐬𝐞̃ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐡𝐚𝐢 𝐯𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨̀𝐧 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐧𝐡𝐚𝐮 𝐫𝐨̂̀𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐥𝐚̣𝐢 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐯𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨̀𝐧 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜, 𝐦𝐚̀ 𝐡𝐚𝐢 𝐯𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨̀𝐧 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐡𝐚𝐢 𝐯𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨̀𝐧, 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐥𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚𝐮, 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐠𝐢𝐚𝐨 𝐧𝐡𝐚𝐮, 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐚́𝐜𝐡 𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐡𝐚𝐮 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐤𝐡𝐨𝐚̉𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐡𝐚̂́𝐩 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜. 𝐍𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐥𝐢́ 𝐭𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭, đ𝐨́ 𝐥𝐚̀ 𝐡𝐚𝐢 𝐯𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨̀𝐧 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐱𝐮́𝐜 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐡𝐚𝐮, đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐯𝐞̃ 𝐥𝐞̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐲𝐞̂𝐮.
Trái tim yêu đó, chính là công thức tình yêu của Descartes, cực kì nổi tiếng.
r=a(1-sinθ)
Công thức tình yêu này xuất phát từ chuyện tình của Descartes.
Vào một buổi chiều yên tĩnh năm 1650, Descartes đang ngồi trên đường phố Stockholm như thường lệ, tắm nắng và nghiên cứu các bài toán. Công chúa Christine đi ngang qua và tò mò hỏi: “Ông đang làm gì vậy?” Biết Descartes là một nhà toán học, công chúa có niềm yêu thích đặc biệt với toán học liền quỳ xuống lấy cuốn sách toán và giấy nháp, bắt đầu cùng Descartes giải toán.
Vài ngày sau, Descartes bất ngờ nhận được thông báo nhà vua Thuỵ Điển thuê ông làm thầy dạy toán cho công chúa Christine. Trong quá trình dạy, Descartes phát hiện công chúa có tư duy toán học rất tốt, ông đã giới thiệu cho công chúa một lĩnh vực nghiên cứu mới của ông – hệ tọa độ Descartes. Thông qua hệ toạ độ này, đại số và hình học có thể được kết hợp, đây là nguyên mẫu của hình học giải tích sau này được Descartes sáng lập.
Dưới sự hướng dẫn của Descartes, Christine bước vào thế giới tọa độ tuyệt vời và công chúa bị mê hoặc bởi những đường cong. Và như một tất yếu, chẳng bao lâu, công chúa Christine và Descartes bắt đầu yêu nhau say đắm. Ở Thụy Điển, một đất nước lãng mạn, một tình yêu trong sáng và đẹp đẽ đã lặng lẽ nảy mầm, công chúa Christine cùng Descartes chính thức thề nguyện với nhau là vợ chồng.
Chẳng mấy chốc tin đồn giữa hai người đến tai nhà vua.
Nhà vua vô cùng tức giận, ông ra lệnh xử tử Descartes ngay lập tức. Theo lời cầu xin của Christine, nhà vua đày Descartes về nước, công chúa bị quản thúc tại gia trong cung điện.
Vào thời điểm đó, cái chết đen do bệnh dịch hạch đang lan rộng khắp châu Âu. Descartes lâm bệnh nặng ngay sau khi trở về Pháp. Trong những ngày cuộc đời đang đếm ngược, điều nhà toán học ngày đêm nhớ nhung là hình ảnh công chúa Christine, người đã coi ông là chồng. Descarter viết thư cho vợ mỗi ngày, nhưng thật tiếc, những bức thư tình đã bị nhà vua chặn lại, công chúa không bao giờ nhận được tin tức gì.
Descartes đã gửi 13 bức thư cho Christine.
Không nhận được hồi âm, Descarter viết bức thư cuối cùng, nội dung chỉ có một phương trình: r= a(1-sinθ), ngay sau đó nhà toán học thiên tài vĩnh viễn rời bỏ thế giới này.
Ở đất nước Thuỵ Điển xa xôi, Christine đang bị quản thúc trong cung, công chúa vẫn đang ngày đêm lang thang trên các hành lang, nhớ nhung người yêu ở phương xa.
Nhà vua đọc bức thư tình thứ 14, nhưng không thể hiểu được và cho rằng phương trình ẩn chứa bí mật giữa hai người. Ông triệu tập tất cả các nhà toán học ở đất nước Thuỵ Điển về cung, nhưng không ai có thể giải được phương trình hàm số kì lạ ấy.
Biết tin Descartes đã qua đời, nhà vua cũng không thể chịu nổi khi nhìn thấy cô con gái yêu quý của mình mỗi ngày chán nản, nên ông đã đưa cho công chúa lá thư này.
Christine vui mừng nhận được lá thư.
Christine tìm giấy và bút và bắt đầu vẽ đồ thị phương trình. Thật ngoạn mục, có một đường tròn đơn vị với tâm là gốc toạ độ luôn đứng cố định, thêm một đường tròn thứ hai cùng bán kính nhưng chuyển động, hai đường tròn luôn tiếp xúc với nhau. Trên đường tròn thứ hai, nếu chọn một điểm cố định, thì quỹ đạo của nó vẽ lên một hình trái tim của tình yêu vĩnh cửu.
Christine đã rơi nước mắt.
Bức thư tình là công thức “đường tròn trái tim yêu” trở nên nổi tiếng thế giới, nay vẫn được lưu giữ trong phòng tưởng niệm Descartes ở châu Âu, cùng với lời giải của công chúa Christine.
Xúc động trước phương trình này, nhà thơ Goethe đã dành cả cuộc đời đi tìm cho mình một tình yêu đích thực, cuối cùng ông gặp được cô gái 17 tuổi Ulrike, khi ấy nhà thơ đã 74 tuổi, ông đã viết bài thơ trữ tình sâu sắc và mạnh mẽ nhất – “Marienbad Elegy”.
“Niềm đam mê của chúng tôi thực sự là một con phượng hoàng trong lửa. Cái cũ tự thiêu, và cái mới sinh ra từ đống tro tàn.”
r=a(1-sinθ)
𝐍𝐞̂́𝐮 𝐚𝐢 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡, 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐜𝐨́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐨́ đ𝐚𝐧𝐠 𝐲𝐞̂𝐮 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐲𝐞̂𝐮 đ𝐢́𝐜𝐡 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜, 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐲𝐞̂𝐮 𝐚̂́𝐲 𝐦𝐨̛́𝐢 đ𝐮́𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐨̛̣, 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐡𝐨̂̀𝐧𝐠.
Tôi quan sát và thấy một hiện tượng, có những cặp đôi yêu nhau, đăng kí kết hôn rồi về sống chung một nhà, nhưng họ vẫn không phải là vợ chồng. Tại sao lại như vậy? Tại vì, việc sống chung dưới một ngôi nhà đôi khi sẽ chỉ là hình thức, tờ giấy đăng kí kết hôn chỉ là thủ tục pháp lí, cả hai thứ ấy chỉ đơn giản là để ràng buộc trách nhiệm giữa người này với người kia.
Khi hai người yêu nhau, để trở thành vợ chồng, thì họ phải trở nên giống nhau.
Trên thực tế, sự giống nhau của hai vợ chồng không phải là bẩm sinh, mà là kết quả của sự điều chỉnh không ngừng và bao dung, để rồi họ chính là cái gương soi vào nhau, người vợ soi vào chồng để thấy mình trong đó, người chồng soi vào vợ để thấy có bóng dáng của mình.
Hai người yêu nhau, dù tình yêu có lớn đến thế nào chăng nữa, thì vẫn luôn có rất nhiều mâu thuẫn.
Trên đời này, không bao giờ có hai người giống nhau hoàn hảo, mà luôn có sự khác biệt rất lớn. Người đàn ông muốn đi về phía đông thì người phụ nữ lại muốn đi về phía tây, người phụ nữ muốn nhìn về phương nam thì người đàn ông lại thích ngắm về phương bắc, người này thích mặt trời thì người kia thích mặt trăng, người yêu rừng kẻ yêu biển, những mâu thuẫn như vậy sẽ thường xảy ra. Nhưng trong mâu thuẫn ấy, có những cặp đôi cãi nhau rồi chia tay mãi mãi, có những cặp đôi sau khi cãi vã thì quay lại với nhau để cùng nhìn chung về một hướng.
Tôi chơi rất thân với một cặp vợ chồng.
Người chồng là bạn thân của tôi, anh rất tài giỏi và kiếm được rất nhiều tiền, anh mua cho vợ ô tô xịn đi làm, hàng tháng đưa cho vợ tiền mua quần áo và túi xách hàng hiệu, mua đủ thứ đồ trang sức sang trọng. Nhưng người vợ vẫn cảm thấy lạnh lẽo cô đơn. Cho đến một ngày kia, anh vào phòng tắm và phát hiện hòn đá vợ dùng tẩy da chết đã mòn cũ kĩ, nên anh đã mua một hòn mới ở siêu thị vào buổi chiều.
Không ngờ đêm ấy vợ anh trở nên nồng nàn.
Thấy người vợ tâm trạng rất vui, rất phấn khích, người chồng đã vô cùng ngạc nhiên. Anh mang thắc mắc của mình nói với vợ, rõ ràng anh đã cho vợ nhiều thứ đắt tiền gấp ngàn vạn lần hòn đá tắm, nhưng chưa bao giờ anh thấy vợ lại vui mừng như thế.
Cô vợ âu yếm nói với anh rằng: “Anh yêu không biết đâu, cuộc sống không phải cứ có nhiều tiền là mua được hạnh phúc, hòn đá chỉ vài chục ngàn nhưng nó chứa đựng sự quan tâm rất tinh tế mà chồng yêu đã dành cho vợ, tất nhiên điều đó làm cho vợ rất vui.”
Vợ chồng đòi hỏi sự hoà hợp.
Hoà hợp là điều rất quan trọng, nó là nền tảng để tạo nên sự hấp dẫn, vợ chồng cần phải hoà hợp trong từng chi tiết. Để có được sự hoà hợp, không cách nào khác, là người này phải quan sát người kia mà điều chỉnh, cùng nhau nỗ lực phát triển sự hiểu nhau, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau.
Người ta vẫn nói rằng, vợ chồng là bài toán 1 + 1 = 2, hoặc 1 + 1 = 3 hay bằng 4, 5, 6… với hàm ý đó là cuộc hôn nhân để sinh con đẻ cái, tạo nên một gia đình hoàn hảo. Tôi lại không nghĩ như vậy. Vợ chồng phải là (1 – 0,5) + (1 – 0,5) = 1. Có nghĩa là, để trở thành vợ chồng, thì hai người phải loại bỏ đi một nửa cá tính và cái tôi của mình. Vợ chồng, theo quan niêm của tôi thì không chỉ đơn giản là phép cộng, mà còn phải có thêm phép trừ, phép trừ là cực kì quan trọng và nó không thể thiếu.
Đã là con người, ai cũng đều có những tính cách riêng, sở thích riêng, thói quen riêng, niềm đam mê riêng, khả năng riêng, khát khao theo đuổi mục đích riêng. Tất cả những cái riêng ấy, nó được hình thành ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, dựa trên nền tảng sinh học tức là gen di truyền, dựa trên kết quả giáo dục, dựa trên môi trường mà người đó sống. Khác nhau là bản tính của con người. Không ai giống với ai. Vậy nhưng trong vô thức, nhiều người chỉ ham muốn kiểm soát người khác, chiếm hữu người khác, ép buộc người kia phải sống theo ý mình. Quan niệm vợ chồng như vậy chính là 1 + 1 = 2 như tôi đã nói. Với quan niệm như vậy, vô hình trung đã có sự nhầm lẫn ranh giới giữa mình và đối tác, mà không hiểu rằng hai người dù yêu nhau đến mấy vẫn có một khoảng cách rất lớn phải lấp đầy, mà cách lấp đầy duy nhất là thực hiện phép trừ.
Nhiều người quan niệm vợ chồng là phải dính chặt lấy nhau làm một.
Họ cho rằng, khi hai người đã yêu nhau hết mình, yêu nhau đến mức không thể rời xa nhau được, vậy chỉ cần trở về sống dưới một mái nhà với tời giấy đăng kí kết hôn, thế là sẽ trở thành vợ chồng, cùng nhau sống trăm năm hạnh phúc.
Quan niệm này là cực kì sai lầm.
Tôi đã từng đọc ở đâu đó rằng, vợ chồng cũng giống như hai con nhím giữa đêm đông, nếu ở quá xa nhau sẽ không thấy được hơi ấm, nếu sáp lại quá gần thì sẽ làm tổn thương nhau. Khoảng cách luôn tồn tại. Để thu hẹp khoảng cách, thì mỗi con nhím phải chịu đau một chút, tức là chấp nhận nhổ bớt những chiếc lông gai rất cứng của riêng mình. Nhưng nếu cứ mải mê nhổ lông, nhổ hết sạch để hai con nhím áp sát được vào nhau, thì cả hai sẽ chết vì lạnh cóng.
Vợ chồng nếu hiểu theo ngôn ngữ toán học, sẽ không phải là hai vòng tròn gặp nhau rồi nhập lại thành một vòng tròn không phân biệt được, mà hai vòng tròn vẫn phải là hai vòng tròn, có thể chồng lên nhau, có thể giao nhau, cũng có thể tách rời nhau bằng một khoảng cách chấp nhận được. Nhưng lí tưởng nhất, đó là hai vòng tròn luôn tiếp xúc với nhau, đồng thời vẽ lên được một trái tim yêu như phương trình toán học của Descartes gửi công chúa Christine.
Vợ chồng, không chỉ đơn giản là anh yêu em và em cũng yêu anh, mà phải là chúng ta cùng yêu nhau!
