𝐃𝐮̀ 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐲𝐞̂𝐮 𝐭𝐚𝐧 𝐯𝐨̛̃, 𝐡𝐚𝐲 𝐠𝐢𝐚̂́𝐜 𝐦𝐨̛ 𝐭𝐚𝐧 𝐯𝐨̛̃, 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐦 𝐜𝐡𝐢́ 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐦𝐚́𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐡𝐚̂𝐧, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐜𝐮̛́ 𝐚𝐢 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 đ𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐛𝐮𝐨̂̀𝐧. 𝐌𝐨̂̃𝐢 𝐤𝐡𝐢 𝐪𝐮𝐚́ đ𝐚𝐮 𝐛𝐮𝐨̂̀𝐧, 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐨̂́ 𝐠𝐚̆́𝐧𝐠 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐠𝐮̛̃ 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐚𝐮 đ𝐞̂̉ 𝐦𝐨̂ 𝐭𝐚̉, 𝐜𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐡𝐚̣𝐧 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐭𝐚𝐲 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐨̂ 𝐠𝐚́𝐢 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐚̀𝐧 𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐧𝐨́𝐢 “𝐚𝐧𝐡 𝐬𝐞̃ 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 𝐯𝐢̀ 𝐪𝐮𝐚́ 𝐲𝐞̂𝐮 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐡𝐨̛́ 𝐞𝐦”. 𝐍𝐠𝐡𝐞 𝐜𝐨́ 𝐯𝐞̉ 𝐜𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̣̂𝐮. 𝐍𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐲 𝐡𝐨̣𝐜 𝐜𝐨́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐥𝐢́, 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐦𝐨̂𝐧 𝐠𝐨̣𝐢 𝐥𝐚̀ “𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐭𝐚𝐧 𝐯𝐨̛̃ – 𝐛𝐫𝐨𝐤𝐞𝐧 𝐡𝐞𝐚𝐫𝐭 𝐬𝐲𝐧𝐝𝐫𝐨𝐦𝐞”, 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐚𝐲 𝐦𝐚̆́𝐜 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐚̀𝐲 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐨̣̂𝐭.
Năm 2014, một người đàn ông ở nước Anh đã quá đau buồn khi bạn gái qua đời vì bệnh ung thư phổi. Trước khi cô gái chết người đàn ông nói rằng: “Nếu em nhắm mắt thì anh cũng sẽ chết cùng em!” Thật bất ngờ, chỉ vài giờ sau khi cô gái chết, người đàn ông ấy cũng đã qua đời.
Bác sĩ chẩn đoán anh bị “hội chứng trái tim tan vỡ”.
Trong cuốn tiểu thuyết “Khi lỗi thuộc về những vì sao – The fault in our stars”, chàng trai Augustus 17 tuổi bị ung thư xương đã nói với cô gái Hazel 16 tuổi bị ung thư tuyến giáp di căn phổi rằng: “Ồ, anh không phiền đâu, Hazel Grace. Sẽ là một đặc ân nếu trái tim anh tan vỡ vì em – Oh, I wouldn’t mind, Hazel Grace. It would be a privilege to have my heart broken by you.” Giải thích lí do trái tim tan vỡ, nhà văn John Green cho rằng, do tình yêu ở giai đoạn quá khát khao, trái tim vượt quá sức chịu đựng, trong khi yêu bằng cả trái tim, thì sẽ dẫn đến hiện tượng trái tim bị tan vỡ.
Lời giải thích đó trong y học không thuyết phục.
Hội chứng trái tim tan vỡ, hay còn gọi là hội chứng Takotsubo, còn một tên gọi khác nữa là bệnh cơ tim do căng thẳng (stress induced cardiomyopathy), để nói về một bệnh tim cấp tính cực kì nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Năm 1990, một học giả người Nhật tên là Sato và cộng sự lần đầu tiên báo cáo 5 trường hợp mắc hội chứng này, biểu hiện lâm sàng giống hệt nhồi máu cơ tim cấp, nhưng kết quả chụp động mạch vành của tim hoàn toàn bình thường, trong khi chụp buồng thất trái cho thấy nó giãn to giống như chiếc giỏ bắt bạch tuộc cổ hẹp của ngư dân Nhật Bản, tên gọi giỏ cá này là Takotsubo.
Về bệnh học, hội chứng trái tim tan vỡ chủ yếu đề cập đến rối loạn chức năng tâm thất trái thoáng qua, do căng thẳng nghiêm trọng về cảm xúc. Biểu hiện lâm sàng là đau ngực dữ dội, khó thở, điện tâm đồ, xét nghiệm dấu ấn sinh học như Troponin hay BNP, tất cả đều giống hệt bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp, nhưng chụp động mạch vành lại bình thường, chụp buồng thất trái thấy giãn to ở đỉnh trông giống như chiếc giỏ Takotsubo. Hội chứng trái tim tan vỡ bắt chước hội chứng vành cấp tính, có nghĩa là biểu hiện lâm sàng và điện tâm đồ cũng như xét nghiệm có thể không thể phân biệt được với căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Trong trường hợp này, chẩn đoán phân biệt là rất khó khăn, nhưng là điều cần thiết để đảm bảo điều trị đúng cách.
Tại sao lại xảy ra hội chứng trái tim tan vỡ?
Hội chứng trái tim tan vỡ thường do cảm xúc hoặc căng thẳng gây ra, chẳng hạn như hai người yêu nhau rồi chia tay, bị từ chối khi tỏ tình, li hôn, bệnh tật hoặc cái chết của người thân, tức giận, thất nghiệp, tin xấu về tài chính, v.v. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cảm xúc tích cực, chẳng hạn như quá hạnh phúc, cũng có thể gây ra hội chứng tan vỡ.
Về cơ chế bệnh sinh, hội chứng trái tim tan vỡ được cho là có liên quan đến catecholamine, do hiện tượng căng thẳng dẫn đến tăng hoạt động thần kinh giao cảm gây giải phóng quá nhiều catecholamine, làm cho con tim bị choáng váng. Cụ thể, hiện tượng này liên quan đến chuỗi adrenergic thông qua trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận. Cơ chế gây bệnh này liên quan đến hai giai đoạn. Giai đoạn 1 liên quan đến việc kích hoạt trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, dẫn đến tăng nồng độ catecholamine trong máu. Giai đoạn 2 liên quan đến rối loạn chức năng cơ tim do hoạt động quá mức của hệ giao cảm, tức là độc tính tim của catecholamine gây ra rối loạn chức năng cơ tim, trong đó nổi bật nhất là tình trạng choáng váng cơ tim trực tiếp do catecholamine và co thắt vi mạch.
Hiện tượng choáng váng cơ tim, là do nồng độ catecholamine tăng cao tác động lên các thụ thể beta-adrenergic, gây ra rối loạn chức năng cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng tim co bóp. Trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng, epinephrine lưu thông đạt đỉnh, khiến các thụ thể beta-adrenergic nhạy cảm nhất với tác dụng co bóp tiêu cực của cơ tim. Các thụ thể beta-adrenergic có nồng độ cao nhất ở cơ tim ở đỉnh buồng thất trái, với sự giảm dần độ dốc từ đỉnh đến đáy thất trái, điều này có thể giải thích mô hình rối loạn chức năng thất trái thường thấy nhất ở những bệnh nhân mắc hội chứng trái tim tan vỡ. Về mô học, tổn thương cơ tim nghiêm trọng do độc tính trực tiếp của catecholamine, cũng như các rối loạn vi tuần hoàn do catecholamine gây ra sau đó là thiếu máu cục bộ, tuy nhiên, khả năng phục hồi khá nhanh chóng. Tổn thương cơ tim cũng được chứng minh trong các phát hiện quan sát được trên hình ảnh cộng hưởng từ tim, với dấu hiệu phù nề cơ tim đáng kể mà không có bằng chứng về sự tăng cường gadolinium muộn, tức là tổn thương ở cơ tim chỉ là rối loạn chức năng là tạm thời.
Hiện tượng co thắt vi mạch, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim thoáng qua cấp tính, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng khả năng co bóp của thất trái, liên quan đến các khu vực có áp lực thành tim tăng lên, chẳng hạn như thành giữa thất trái và đỉnh tim.
Bệnh gặp ở hai giới, đàn ông và phụ nữ đều có thể mắc hội chứng trái tim tan vỡ, nhưng nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc hội chứng trái tim tan vỡ ở phụ nữ thực sự cao hơn nam giới, đặc biệt ở lứa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Lí do, nội tiết tố buồng trứng estrogen suy giảm trong thời kì mãn kinh làm tăng rối loạn chức năng nội mô, tức là mất cân bằng giữa các yếu tố co mạch và giãn mạch, dẫn đến co thắt vi mạch, một trong những cơ chế sinh bệnh cực kì quan trọng của hội chứng trái tim tan vỡ.
Thật sự là quá đau lòng với chị em phụ nữ.
Thôi đành chấp nhận, gạt cảm giác đau lòng sang một bên đã, dành chút thời gian tìm hiểu sâu hơn về hội chứng trái tim tan vỡ.
Hội chứng trái tim tan vỡ có biểu hiện lâm sàng, hình ảnh điện tâm đồ, xét nghiệm men cơ tim đều rất giống với nhồi máu cơ tim cấp tính. Thế nên nhiều ca bệnh sẽ bị chẩn đoán nhầm. Nhắc nhở mọi người, nếu bản thân xuất hiện tâm trạng thay đổi thất thường, căng thẳng về tinh thần, cảm xúc quá mức, kèm theo các triệu chứng đau ngực, suy nhược, khó thở, thì hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Để chẩn đoán chính xác hội chứng trái tim tan vỡ, bác sĩ cần phải dựa vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, như siêu âm tim, chụp CT hay MRI tim và mạch vành, chụp mạch vành hay buồng thất trái bằng DSA.
Đáng sợ nhất của hội chứng trái tim tan vỡ là tử vong đột ngột!
Đừng tưởng hội chứng trái tim tan vỡ rất xa với chúng ta, mà ngược lại nó rất gần gũi, liên quan đến sự kích thích cảm xúc mạnh mẽ, vì vậy việc ngăn chặn sự “đau lòng” chính là chìa khóa để phòng ngừa, cần phải biết cách ngăn chặn hoặc kiểm soát cảm xúc trước khi trái tim trở nên quá sức.
𝐂𝐚́𝐜 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐡𝐢̉𝐧𝐡 𝐜𝐚̉𝐦 𝐱𝐮́𝐜 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?
𝑯𝒊́𝒕 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒉𝒐̛𝒊 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒕 𝒔𝒂̂𝒖:
Khi gặp sự kích thích cảm xúc mạnh mẽ, hãy điều hòa hơi thở để bản thân bình tĩnh lại và tránh bị tổn thương quá mức.
𝑲𝒉𝒐́𝒄:
Các nhà tâm lí học từng tiến hành thí nghiệm và phát hiện ra rằng nước mắt do dao động cảm xúc có chứa catecholamine, một chất có hại cho sức khỏe của tim. Thực tế, khóc là một cách tốt để trút bỏ cảm xúc. Tiếng hú hét, hoặc khóc có thể giúp giải tỏa cảm xúc và giảm bớt căng thẳng. Khóc là cách tiết kiệm nhất, an toàn nhất, tiện lợi và hiệu quả nhất. Nhưng cần lưu ý, không nên khóc quá lâu, vì có thể bị thiếu oxy, bị trầm cảm.
𝑻𝒂̣̂𝒑 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒅𝒖̣𝒄 𝒗𝒂̀ 𝒄𝒉𝒐̛𝒊 𝒄𝒂́𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒐̛𝒊:
Đây là những lựa chọn tuyệt vời, khi đắm chìm trong thế giới tập thể dục hoặc chơi trò chơi, chúng ta có thể tạm thời gác lại những điều khiến mình cảm thấy tồi tệ. Nhưng khi cảm xúc dâng trào, đừng chọn những môn thể thao hay trò chơi quá vất vả, vì chúng có thể gây hại cho cơ thể.
𝑻𝒂̂𝒎 𝒔𝒖̛̣:
Hãy tìm người bạn tin tưởng để tâm sự, tốt nhất là tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lí. Hãy nói về những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Ngay cả khi không có giải pháp, thì việc tâm sự cũng có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Hãy nhớ rằng, khi tâm sự được nỗi lòng của mình với ai đó, thì niềm vui sẽ được nhân đôi, nỗi buồn sẽ giảm đi một nửa.
𝐓𝐨́𝐦 𝐥𝐚̣𝐢 𝐥𝐚̀:
Mỗi chúng ta, ai cũng giống như một con tàu đang ra khơi, thật khó để đoán trước khi nào chúng ta sẽ gặp phải những cơn gió mạnh và sóng lớn. Cuộc sống có rất nhiều điều khủng khiếp mà chúng ta không đoán trước được. Bởi vậy, điều quan trọng nhất là phải có một trái tim đủ mạnh mẽ để có thể khiến chúng ta bình tĩnh trước sóng gió, giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của mình./.