Tổng hợp

VẼ TRÁI TIM TÌNH YÊU

𝐕𝐚̀𝐨 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐛𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐜𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐚𝐮 𝐜𝐨̛𝐧 𝐦𝐮̛𝐚, 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐫𝐮̛̣𝐜, 𝐚́𝐧𝐡 𝐧𝐚̆́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐚̆́𝐭 𝐝𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐡𝐨̛𝐧 𝐜𝐚̉ 𝐩𝐡𝐚 𝐥𝐞̂. 𝐃𝐞𝐬𝐜𝐚𝐫𝐭𝐞𝐬 𝐧𝐠𝐨̂̀𝐢 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐩𝐡𝐨̂́ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐞̣̂. 𝐁𝐞̂𝐧 𝐜𝐚̣𝐧𝐡 𝐜𝐨́ 𝐦𝐚̂́𝐲 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡 𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐞̃ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 đ𝐨́ 𝐯𝐚̀𝐢 𝐧𝐠𝐚̀𝐲. 𝐃𝐞𝐬𝐜𝐚𝐫𝐭𝐞𝐬 𝐭𝐫𝐚̂̀𝐦 𝐧𝐠𝐚̂𝐦 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐚́𝐧𝐡 𝐧𝐚̆́𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐢̉𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐨𝐚̉𝐧𝐠 𝐱𝐨𝐚𝐲 𝐭𝐫𝐨̀𝐧 𝐭𝐨̛̀ 𝐠𝐢𝐚̂́𝐲, 𝐨̂𝐧𝐠 𝐬𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐡𝐢̃ 𝐯𝐞̂̀ 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐯𝐞̃ 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 “𝐭𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐲𝐞̂𝐮”.

Đúng lúc Descartes đang chìm trong thế giới toán học kì diệu, một cỗ xe ngựa sang trọng đột nhiên xuất hiện phi nước đại từ xa đến, xung quanh có những hiệp sĩ cưỡi ngựa. Người đi bộ trên đường phố Stockholm tránh xa cảnh này. Nhưng với Descartes thì vẫn ngồi im đó. Các hiệp sĩ định lao tới, nhưng có một giọng nói nhẹ nhàng ấm áp vang lên từ cỗ xe ngựa, đã ngăn những hiệp sĩ lại.

– Ông đến từ đâu?
– Pháp.
– Ông làm nghề gì?
– Tôi là một nhà toán học.

Cô gái này tên là Christine, một công chúa 18 tuổi, con gái của Quốc vương Thuỵ Điển. Không giống như những cô gái khác, công chúa không thích văn học đại chúng thời bấy giờ, mà rất thích toán học. Điều khiến Descartes ngạc nhiên, là Christine rất có năng khiếu toán học, công chúa đã say sưa bàn luận về những bài toán, khả năng tư duy rất nhanh nhạy và có thể giải quyết nhiều thuật toán phức tạp.

Vì kính trọng Descartes, công chúa đã ra lệnh kể từ giờ phút ấy, tất cả các xe cung đình không được phép đi vào khu phố Descarter ngồi, con phố này bây giờ vẫn mang tên Descartes.

Thời gian trôi qua, Descartes dần quên mất giọng nói và nụ cười của công chúa Christine, nhà toán học vẫn ngồi trên phố mỗi ngày để vẽ tranh bán, ăn xin và giải toán. Vào buổi trưa một ngày nọ, lính triều đình mang theo châu báu và một lá thư bổ nhiệm màu đỏ, nói rằng Quốc vương Thuỵ Điển mời Descartes về cung điện, trở thành giáo viên dạy toán cho công chúa Christine.

Descartes sinh ngày 31/03/1596, ông là nhà triết học, nhà toán học, nhà vật lí học nổi tiếng người Pháp. Ông đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của toán học hiện đại và được coi là cha đẻ của hình học giải tích. Ông là đại diện của những người theo chủ nghĩa duy tâm nhị nguyên, đưa ra tư tưởng “ nghi ngờ phổ quát” , đồng thời là người sáng lập tư tưởng triết học phương Tây hiện đại. Hegel gọi Descartes là “cha đẻ của triết học hiện đại”. Tư tưởng triết học của ông ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ người châu Âu sau này, đi tiên phong trong cái gọi là triết học “Chủ nghĩa duy lí lục địa”. Descartes đã hình thành hệ thống triết học của riêng mình, tích hợp chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Ông là một trong những bậc thầy có ảnh hưởng nhất đối với triết học và khoa học châu Âu vào thế kỷ 17, được mệnh danh là ” Tổ tiên của triết học hiện đại”.

Descarter trở thành thầy dạy toán cho Christine khi ông đã 52 tuổi.

Thời gian ở cung điện, Descartes chỉ ra cho công chủa thấy, hình học rất sâu sắc nhưng cũng rất khó hiểu, nếu sử dụng kiến thức đại số để phân tích và diễn giải, thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản, Christine rất ngạc nhiên về điều này, công chúa đã khuyến khích Descartes tìm tòi và nghiên cứu.

Hệ toạ độ Descartes đã manh nha theo cách như thế.

Câu chuyện tình yêu giữa Descartes và công chúa Thuỵ Điển Christine, tôi đã kể ở bài viết trước, cùng với sự ra đời của phương trình “trái tim yêu” nổi tiếng, tôi viết đến đây và xin không nhắc lại.

Nhưng tôi thích Descartes nói với Christine trong lúc hai người chia tay dưới đêm trăng rằng: “Trái tim con người, thực ra là một hàm số, mà hình của nó khi vẽ ra sẽ rất đẹp. Hoạ tiết của trái tim không chỉ thuộc phạm trù nghệ thuật, mà còn là một biểu thức giải tích rất đẹp, đẹp nhất trong các hình đại số”.

r = a(1-sinθ)

Có rất nhiều cách để vẽ trái tim yêu!

Tôi lấy ví dụ, rất đơn giản như trong hình minh hoạ, từ một elip, tôi chỉ cần xoay trục 45 độ chẳng hạn, rồi lấy giá trị tuyệt đối để trở thành hàm chẵn, khi đó sẽ ra được hình trái tim yêu.

Với những người yêu toán học, quá trình đạo hàm của phương trình đường trái tim không có gì là phức tạp, có thể được thực hiện từ các hàm lượng giác, hoặc là elip, hình tròn, để tạo nên nhiều trái tim có đặc tính và sắc thái rất khác nhau.

Ở bài viết trước, chị @pham.thilungha có bình luận rằng, chị rất tiếc khi Euro 2024 tôi chẳng có bài viết nào về bóng đá. Thực ra tôi định viết, nhưng lại thôi, vì kiểu viết của tôi luôn bị coi là lạc đề, lan man và dài dòng, người yêu bóng đá sẽ không thích.

Euro 2024 tôi ấn tượng nhất về Christian Eriksen.

Với tôi, trận đấu rạng sáng ngày 17/6/2024 như một câu chuyện huyền thoại, khi mà Christian Eriksen, tiền vệ 32 tuổi mang áo số 10 nhận đường chuyền từ đồng đội ở phút 17, bằng một cú chặn ngực tuyệt vời, anh tung cú sút cực mạnh trong vòng cấm, phá vỡ thế bế tắc, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Đan Mạch. Điều đáng nói, nơi anh dừng bóng lại là ngực trái, cách ngực anh vài cm là một trái tim đã ngừng đập cách đây 3 năm.

Ba năm trước, cũng tại cúp châu Âu và trận đấu đầu tiên của đội tuyển Đan Mạch, Eriksen bất ngờ ngã xuống đất vì ngừng tim. Lúc này, cả sân vận động rơi vào im lặng, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào anh, tất cả người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới đều nín thở chờ đợi.

Ngừng tim là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử do tim, nó xảy ra đột ngột, tình trạng vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ cứu sống thành công ngoài bệnh viện chỉ là 1-2% với điều kiện phải có phương tiện cấp cứu là máy khử rung tim AED.

Khử rung tim kịp thời là một trong những biện pháp hữu hiệu để cấp cứu bệnh nhân ngừng tim. Sau khi Eriksen ngã xuống đất, bác sĩ đã nhanh chóng có mặt, thực hiện ép tim và sơ cứu. Vào giây thứ 52 sau khi Erikssen ngã xuống, máy AED đã được chuyển đến. Sau khi tự động nhận dạng và khử rung tim, Erikson đã tỉnh lại. Trong thời gian này, các đồng đội cũng dựng thành bức tường người để bảo vệ Eriksen ở trung tâm, tạo môi trường cách li cho nhân viên y tế thực hiện cấp cứu, đồng thời đảm bảo không khí lưu thông bình thường để tập trung cho việc cứu hộ.

Được các bác sĩ điều trị tích cực, Eriksen đã trở lại đội tuyển quốc gia, đúng 1.100 ngày sau, cũng trận đấu ở cúp Euro 2024, cú chặn ngực tuyệt vời và bàn thắng đầu tiên của Đan Mạch đã công bố với thế giới, rằng trái tim mong manh từng suýt cướp đi mạng sống của Eriksen, giờ đã giúp đội tuyển Đan Mạch có được bàn thắng đầu tiên.

Đó là cuộc “lội ngược dòng” vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá.

Nhưng không phải trái tim nào cũng lội ngược dòng được như trái tim của Eriksen, mà điển hình là trái tim của nhà toán học thiên tài Descartes, nó đã ngừng đập ngay sau khi ông viết xong bức thư tình thứ 14 cho công chúa Christine.

r = a(1-sinθ)

Nhà vua Thuỵ Điển cũng qua đời ngay sau đó, Christine kế thừa ngai vàng, công chúa lập tức cử người đi tìm kiếm dấu vết của Descartes khắp châu Âu, nhưng không còn tìm thấy nữa. Những ngày cuối đời, trong sự buồn bã và nhớ thương Descartes đến tột cùng, Christine đã tặng lại bức thư chỉ vỏn vẹn hàm số trái tim yêu r = a(1-sinθ) cho Hội Toán học Paris. Hiện nay, bức thư tình nổi tiếng vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Tưởng niệm Descartes ở châu Âu, như để tưởng nhớ đến câu chuyện tình rất cảm động này.

❤️

 𝐕𝐨̛́𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐝𝐚̂𝐧 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦, 𝐡𝐨̂𝐦 𝐪𝐮𝐚 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐫𝐚̂́𝐭 đ𝐚𝐮 𝐛𝐮𝐨̂̀𝐧, 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐥𝐨̛́𝐧 đ𝐚̃ 𝐧𝐠𝐮̛̀𝐧𝐠 đ𝐚̣̂𝐩, 𝐭𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐜𝐮̉𝐚 𝐓𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐁𝐢́ 𝐭𝐡𝐮̛ 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂̃𝐧 𝐏𝐡𝐮́ 𝐓𝐫𝐨̣𝐧𝐠!

(Bài viết ngày 20/07/2024 trên Fanpage Bác sĩ Trần Văn Phúc)./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *