Tổng hợp

ĐÔI LỜI VỀ TÌNH YÊU

 𝐕𝐨̛́𝐢 đ𝐚 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢, 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐨̀𝐧 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐨̛𝐢, 𝐛𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐬𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐧𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐲𝐞̂𝐮 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐮̣𝐜 đ𝐢́𝐜𝐡 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐞𝐨 đ𝐮𝐨̂̉𝐢, đ𝐞̂́𝐧 𝐤𝐡𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐠𝐢𝐚̀ 𝐜𝐨̂ đ𝐨̛𝐧 𝐛𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐜𝐡𝐚́𝐧 𝐧𝐞̂𝐧 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐲𝐞̂𝐮 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐡𝐮̛́ đ𝐞̂̉ 𝐡𝐨𝐚̀𝐢 𝐧𝐢𝐞̣̂𝐦.

Tình yêu, một từ quyến rũ và nguy hiểm. Nó có thể khiến người ta cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới, chẳng hạn như cảm thấy cuộc sống tươi đẹp như hoa mùa hè, mùa đông dù lạnh lẽo nhưng có tình yêu vẫn cảm thấy vô cùng ấm áp. Tình yêu cũng có thể khiến một người nhận thức được sự u ám của thế giới, đó là khi người ta không yêu nhưng vẫn phải sống cùng nhau, làm đủ thứ chuyện với nhau giống hệt một cặp đang yêu nhau, để khi về già mới cảm thấy hối tiếc vì mình là một kẻ ngốc.

Tình yêu luôn có hai mặt.

Có người khao khát sự lãng mạn, nhưng người khác theo năm tháng dường như ngày càng không tin vào tình yêu. Nói chung, xã hội càng phát triển, thì tình yêu con người lại càng mong manh.

Tình yêu đích thực sẽ không có tuổi tác.

Khi người ta yêu nhau đích thực, phụ nữ sẽ muốn đổi họ và tên của mình, tức là muốn sử dụng họ hoặc tên của người mình yêu. Người Việt ngày xưa, phụ nữ lập gia đình sẽ gọi theo tên chồng, ví dụ chị Lan lấy anh Hợi thì dân làng sẽ gọi tên là chị Hợi hoặc bà Hợi, không ai còn nhớ đến tên Lan trong giấy khai sinh.

Trung Quốc và Nhật Bản thì đổi họ.

Xã hội Nhật Bản từ ngàn xưa quy định, phụ nữ lấy chồng bắt buộc phải đổi họ, ví dụ cô Anita Konishi lấy anh Kaiwei Yoshida, thì giấy tờ sẽ đổi sang thành cô Kaiwei Konishi.

Luật dân sự ban hành ở Nhật Bản năm 1898 quy định bắt buộc “vợ và chồng cùng họ”, nghĩa là sau khi kết hôn, người vợ phải lấy họ của chồng.

Chỉ gần đây Nhật Bản mới thay đổi.

Cụ thể, luật dân sự ban hành ở Nhật Bản năm 1947 tại Điều 750 quy định vẫn tiếp tục chế độ “vợ đổi họ cùng chồng”, nhưng không đặt ra yêu cầu bắt buộc, nghĩa là người vợ có quyền lựa chọn nếu thực sự rất yêu chồng thì sẽ đổi họ, không yêu nhiều thì không cần đổi, nhưng hầu hết người vợ vẫn chọn cùng họ với chồng.

Người phương Tây ngàn đời nay vẫn vậy.

Văn hoá phương Tây cho đến hôm nay vẫn mặc định, người phụ nữ sẽ đổi tên theo cách đặt họ của người chồng phía sau họ người vợ, thêm cái gạch nối. Ví dụ người đàn ông là họ Smith, người phụ nữ họ là Miller, thì đổi tên mới sẽ là Miller – Smith.

Người Việt hiện đại không chấp nhận tên gọi “thể khảm”.

Đã từ lâu, phụ nữ Việt không chấp nhận sử dụng tên hay họ của chồng, đến nay cái tên đột biến “thể khảm” dần trở nên xa lạ, có lẽ do tình yêu của phụ nữ dành cho chồng không còn mặn nồng như ngày xưa./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *