Âm nhạc

CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ ÂM NHẠC

Đ𝐞̂𝐦 𝐧𝐡𝐚̣𝐜 Đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐝𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐫𝐚 𝐭𝐨̂́𝐢 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝐁𝐚̉𝐲 (𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝟏/𝟔/2024), đ𝐚̃ 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐧𝐨̂́𝐢 𝐚̂𝐦 𝐧𝐡𝐚̣𝐜 𝐝𝐚̂𝐧 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 đ𝐚̣𝐢, 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐧𝐨̂́𝐢 𝐚̂𝐦 𝐧𝐡𝐚̣𝐜 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 Đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐓𝐚̂𝐲, đ𝐚̣̆𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐧𝐨̂́𝐢 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐯𝐚̆𝐧 𝐡𝐨𝐚́ 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐚̂𝐦 𝐧𝐡𝐚̣𝐜.

Đó là câu chuyện cổ tích về âm nhạc.

Sở dĩ tôi nói đó là câu chuyện cổ tích, bởi ngay trong Dàn nhạc Dân tộc Sức sống mới với biên chế đầy đủ các loại nhạc cụ truyền thống, còn thêm hai cây Cello, một cây Guitar Bass, cùng bộ gõ của dàn nhạc giao hưởng phương Tây.

Ngoài 5 giọng ca sẵn có của dàn nhạc, tham gia chương trình còn có khách mời là NSƯT Trần Thu Thuỷ, rất tiếc ca sĩ trẻ Trần Tùng Anh bị ốm phải truyền dịch trong bệnh viện. Đêm nhạc cũng có sự tham gia của 44 thành viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới của Dàn Hợp xướng Quốc tế Hà Nội Voices, 29 thành viên của Dàn Hợp xướng Nhật Bản Hà Nội Freude, cùng nghệ sĩ Lê Quỳnh Anh, nghệ sĩ Hàn Quốc Kim Yeo Won, nghệ sĩ piano Clair Shuangshuang Mo, ghệ sĩ piano Nguyễn Thuỳ Linh.

Đúng như tên gọi: Dàn nhạc Dân tộc Sức sống mới!

Giám đốc Âm nhạc Đồng Quang Vinh, anh cũng là người chuyển soạn các tác phẩm, chỉ huy dàn nhạc, đồng thời kiêm luôn nghệ sĩ trình diễn. Có thể nói, đêm nhạc Đồng Thanh là một chương trình nghệ thuật không biên giới, sử dụng những âm thanh truyền thống khác nhau của mỗi nhạc cụ dân tộc, kết hợp với dân ca cổ truyền hay ca khúc mới của Việt Nam, ca khúc phương Tây, âm nhạc dân gian Ấn Độ và Trung Quốc, hay ca khúc đương đại của Hàn Quốc. Xuyên suốt chương trình, các tác phẩm được thể hiện bằng nhiều thể loại âm nhạc, như jazz, pop, rap, rock, nhạc giao hưởng, thính phòng, thêm cả vũ đạo múa…

Đó là chương trình âm nhạc xuyên quốc gia.

Đúng 20 giờ, ánh sáng xanh vàng lấp lánh chiếu xuống sân khấu, phòng hoà nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia không còn chỗ trống, nhiều khán giả phải đứng hoặc ngồi giữa lối đi. Có rất nhiều khán giả nước ngoài, gồm cả châu Âu, châu Á và châu Phi, hoặc khách từ các Đại sứ quán như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Đúng như chủ đề được xây dựng, trên tình hữu nghị và hợp tác xuyên biên giới, kết hợp quá khứ và hiện tại, nội dung gói gọn trong hai chữ “Đồng Thanh”, tất cả khán giả đều mong chờ buổi biểu diễn của Dàn nhạc Dân tộc Sức sống mới được trang điểm khác thường, ai cũng tự hỏi những bài hát truyền thống của đất nước họ sẽ vang lên như thế nào.

Những tác phẩm trong đêm diễn gồm “Ngồi tựa mạn thuyền” (quan họ Bắc Ninh), “Trống cơm” (dân ca Bắc Bộ), “Tình ca Tây Bắc” (Bùi Đức Hạnh), “Ước mơ của mẹ” (Hứa Kim Tuyền); “Gà gáy sáng – O Sole Mio” (dân ca Kống Khao – Edurado Di Capua); “My neighbour Totoro” (Joe Hisaishi), trò chơi điện tử Mario, “Gangnam Style” (Psy)…

Phần 2 của chương trình là nhạc kịch Carmina Burana của nhạc sỹ người Đức Carl Orff do Dàn Hợp xướng Hanoi Voices, Dàn hợp xướng Nhật Bản Hanoi Freude thể hiện cùng Dàn nhạc thính phòng Chamber Ensemble.

Mở đầu đêm diễn là bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh “Ngồi tựa mạn thuyền”, giai điệu nhẹ nhàng trôi trảy, nội dung kể về câu chuyện tình yêu lãng mạn giả tưởng, phần trình diễn không chỉ do 4 nghệ sĩ đàn Bầu và đàn Tranh tự hát, mà các nhạc công đều tham gia hát.

Chủ đề tình yêu sau đó cũng được phát triển qua bài “Tình ca Tây Bắc” của nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh, mặc dù là ca khúc nói về tình yêu nhưng thực chất là cổ động cho phòng trào di dời Thủ đô Hà Nội lên Tây Bắc, một chủ trương mới ở thời điểm năm 1959. Vì ca sĩ Trần Tùng Anh bị ốm, nên thay vì giọng hát, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh kiêm luôn biểu diễn sáo trúc.

Các bài hát của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ hay phương Tây, không phải tất cả các giai điệu đi kèm tiếng hát, mà được Dàn nhạc Dân tộc Sức sống mới thể hiện ở nhiều nhạc cụ khác nhau, từ những vòng hoà thanh rất đặc sắc của bài hát mà nhạc trưởng Đồng Quang Vinh chuyển soạn những phức điệu cực kì tinh tế và rất tài tình, đặc biệt là bộ gõ của dân tộc với bộ gõ của phương Tây, Bầu, Tranh và Tam thập lục, Tứ, Nguyệt, Tì bà… đều tạo nên những ấn tượng rất kì lạ.

Tại sao phải nỗ lực kết hợp âm nhạc truyền thống với âm nhạc hiện đại?

Có lẽ câu chuyện bắt đầu từ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc diễn ra ngày 1 đến tháng 6 năm 2009,, thời điểm đó nước chủ nhà Hàn Quốc đã cấp tốc thành lập Dàn nhạc truyền thống ASEAN-Hàn Quốc, gồm 80 nghệ sĩ đến từ 11 quốc gia khác, sẽ biểu diễn 12 bản nhạc dân gian đại diện cho mỗi quốc gia với 52 nhạc cụ khác nhau.

Âm nhạc truyền thống châu Á khi đó bị coi là cực kì yếu kém, không thể thích ứng với thời thế thay đổi, đã bị âm nhạc đại chúng phương Tây đẩy sang một bên. Nhưng trong thực tế, âm nhạc châu Á có nét độc đáo ở chỗ nó có ý nghĩa lịch sử, tính nghệ thuật và tính đại chúng không hề thua kém âm nhạc phương Tây.

Đêm công diễn ở Seoul là một ví dụ minh chứng.

Khi chứng kiến Dàn nhạc truyền thống ASEAN-Hàn Quốc biểu diễn, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã phải thốt lên rằng, không có lí do gì mà âm nhạc châu Á lại kém phát triển so với phương Tây, chẳng có lời giải thích nào hợp lí cho việc châu Á không có dàn nhạc truyền thống đủ sánh ngang với dàn nhạc giao hưởng phương Tây.

Trước đó, những quốc gia có nền âm nhạc truyền thống tốt nhất, như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều chỉ manh nha thành lập các nhóm nhạc. Ví dụ Hàn Quốc thành lập nhóm nhạc dân tộc đầu tiên vào năm 1993 chỉ để biểu diễn ở các lễ hội truyền thống. Việt Nam cũng vậy, các tốp nhạc cụ truyền thống chỉ hoà đàn, chứ không có hẳn dàn nhạc chính quy, không có hệ thống bài vở như âm nhạc phương Tây.

Ngay sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc 2009, hàng loạt các dàn nhạc châu Á ra đời, như Dàn nhạc truyền thống ASEAN-Hàn Quốc cộng Nhật Bản, sau lại cộng thêm cả Trung Quốc. Không những vậy, âm nhạc truyền thống châu Á kết hợp phát triển ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, thậm chí cả châu Phi. Các nghệ sĩ châu Á, trong đó có nhiều nghệ sĩ Việt Nam, đã rất nỗ lực khẳng định bản thân và âm nhạc Việt Nam trên trường quốc tế.

Đồng Quang Vinh cũng là một trong những người ấy.

Thực sự, nỗ lực phát triển âm nhạc truyền thống, kết hợp văn hoá và âm nhạc truyền thống Việt Nam với âm nhạc phương Tây, luôn là điều thách đố.

Ví dụ, trong giai đoạn đầu hội nhập với thế giới, âm nhạc truyền thống Việt Nam sẽ rất khó để trộn vào nhạc metal, kể cả grunge. Các nghệ sĩ tài năng như Đồng Quang Vinh, hay nhiều giảng viên xuất sắc khác ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cho đến các nghệ sĩ âm nhạc truyền thống đang hoạt động âm nhạc ở nước ngoài, đa số cũng chỉ sử dụng nhạc cụ truyền thống để thay thế cho guitar hay keyboard của phần intro, interlude và outro, nhưng đây chỉ là sự thay thế và tô điểm đơn giản.

Âm nhạc phương Tây có được như ngày nay là do sự phát triển đồng thời của cấu trúc nhạc cụ và hệ thống hòa âm. Trong thời đại âm nhạc cổ điển chưa có những đổi mới chấn động, nhưng sau sự ra đời của guitar điện, phong cách âm nhạc đã có những thay đổi mạnh mẽ, các nghệ sĩ Việt Nam cũng nhanh chóng tiếp thu và đổi mới. Ví dụ như, Trống Việt hay còn gọi là Vinahouse, được coi là một dòng “Nhạc Việt” đang làm mưa làm gió khắp thế giới, bởi sự đặc sắc và phong phú có một không hai của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Chừng đó vẫn chưa đủ.

Bởi vì, Việt Nam chưa thực hiện bất kỳ cải cách mạnh mẽ nào đối với nhạc cụ truyền thống của mình. Chẳng những không cải cách, mà hệ thống luật được truyền lại bao đời cũng không hề thay đổi, đến tận hôm nay vẫn giữ nguyên. Thái độ thờ ơ này không chỉ lỗi ở những người làm âm nhạc, mà có phần đóng góp của tất cả công chúng yêu nhạc, không có công chúng biết thưởng thức những tác phẩm âm nhạc truyền thống được làm mới, thì sẽ không có một nền âm nhạc truyền thống phát triển.

Chúng ta cần biết rằng, âm nhạc truyền thống phương Đông trong đó bao gồm cả Việt Nam, vẫn còn rất bí ẩn và có lịch sử lâu đời hơn nhiều so với âm nhạc phương Tây. Âm nhạc chính là văn hoá. Chúng ta thiếu tiền thì có thể chăm làm sẽ ra tiền, thiếu kiến thức nếu chăm học sẽ có kiến thức, nhưng một khi văn hoá mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được.

Nỗ lực của nhạc trưởng Đồng Quanh Vinh như viên ngọc quý!

Thật là một trải nghiệm bất thường khi nghe một đêm diễn quá khác so với các dàn nhạc truyền thống vẫn biểu diễn những bài bản cổ, càng khác xa dàn nhạc tiêu chuẩn của phương Tây, nhưng từ sự khác biệt của biên chế dàn nhạc cho đến bài vở, khán giả trong nước và quốc tế được thưởng thức một đêm công diễn chất lượng rất cao, điều đó gieo vào lòng người niềm hi vọng rằng những thử nghiệm kết hợp âm nhạc truyền thống với âm nhạc hiện đại, âm nhạc phương Đông với âm nhạc phương Tây, sẽ gặt hái được những thành công lâu dài và có ý nghĩa./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *