Tổng hợp

QUÊN TÚI XÁCH TRÊN Ô TÔ KHÁC VỚI VIỆC BỎ QUÊN MỘT ĐỨA TRẺ

𝐋𝐚̣𝐢 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐦𝐚̂̃𝐮 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝟓 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐨̉ 𝐪𝐮𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐨̂ 𝐭𝐨̂ 𝟗 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝟑𝟒 đ𝐨̣̂ 𝐧𝐠𝐨𝐚̀𝐢 𝐭𝐫𝐨̛̀𝐢, đ𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐚́𝐮 𝐛𝐞́ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐧𝐨̂̉𝐢 𝐪𝐮𝐚́ 𝟏 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠.

Trước đó, là sự việc gây cú sốc lớn với toàn xã hội, xảy ra vào ngày 6/8/2019 với cháu bé 6 tuổi là học sinh Trường PTLC Quốc tế Gateway, trẻ bị tử vong vì bỏ quên trên xe ô tô 9 tiếng.

Thật tiếc, vẫn có những người làm công việc giáo dục nhưng lại rất lười học, nên vẫn xảy các vụ tương tự.

Cụ thể, chỉ một tháng sau sự cố Gateway, lại một cháu bé 3 tuổi bị bỏ quên 7 tiếng trên ô tô, khi phát hiện cháu đã quá nặng. Vào tháng Sáu năm ngoái, một trường ở Hà Nội tổ chức cho 20 học sinh đi dã ngoại, có 5 giáo viên cùng nhân viên hỗ trợ đi cùng chưa kể tài xế, vậy mà vẫn có một cháu bé bị bỏ quên trên xe, may mắn được phát hiện sau 10 phút.

Phơi nắng đã không sống nổi chứ đừng nói bị bỏ quên trên ô tô.

Mới hôm qua, một người đàn ông 47 tuổi đi bộ giữa trời nắng theo sư Thích Minh Tuệ, đã bị sốc nhiệt rồi tử vong. Danh tính nạn nhân được xác nhận là người Việt quốc tịch Mỹ, mới trở về Sài Gòn 4 ngày, đi bộ theo sư Thích Minh Tuệ được 3 ngày.

Người lớn tử vì đạo là chuyện khác.

Còn những đứa trẻ vô tội, chỉ cần những người làm giáo dục không lười học, thì mạng sống của trẻ sẽ không bị tước đoạt.

Khi sự việc Trường Quốc tế Gateway xảy ra, tôi đã từng viết một bài đầy đủ kiến thức về bỏ quên trẻ trên ô tô, nhưng chỉ có 295 người đọc. Vài ngàn người trực tiếp đam mê trực tiếp đi theo sư Thích Minh Tuệ để học khất thực, triệu triệu người trên mạng xã hội đam mê dõi theo bước chân sư Thích Minh Tuệ mỗi giờ mỗi phút để học khất thực, nhưng khi động tới bài viết có chút kiến thức cần phải sử dụng một tí chất xám, thì ngay cả giáo viên cũng rất lười. Mỗi ngày trên mạng xã hội, nhiều nhân sĩ trí thức tường thuật từng bước đi của sư Thích Minh Tuệ, like và share nghiêng ngả, nhưng sau vụ việc thương tâm của cháu bé 5 tuổi thì tôi chưa tìm thấy nhân sĩ trí thức nào viết nổi vài dòng kiến thức về bỏ quên trẻ trên ô tô.

Những người có nhiều đam mê, nhưng lại thiếu trí tuệ, thì đó là những người rất nguy hiểm.

Nhà giáo dục và tâm lí học đương đại Suhomlinsky có một câu nói nổi tiếng: “Điều quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta là dành tình yêu thương cho con trẻ”.

Trẻ được yêu thương sẽ không mất mạng oan uổng.

Tại sao bài học vẫn chưa được rút ra từ vụ Gateway, để liên tiếp những đứa trẻ bị bỏ quên trên xe ô tô, mới đây nhất là cháu bé 5 tuổi đã tử vong 9 tiếng không ai biết? Nếu câu trả lời chỉ dừng lại ở sự vô tâm, vô trách nhiệm của nhà trường, của người đưa đón trẻ, thì chưa đủ; và sự việc sẽ còn tiếp tục xảy ra thêm nữa nếu xã hội không có kiến thức về bỏ quên trẻ.

Vậy kiến thức ấy là gì?

👶

 Đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒊𝒆̂𝒏, 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒍𝒐̛́𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒍𝒂̀𝒎 𝒈𝒊𝒂́𝒐 𝒅𝒖̣𝒄 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈, 𝒌𝒉𝒂́𝒊 𝒏𝒊𝒆̣̂𝒎 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒃𝒊̣ 𝒃𝒐̉ 𝒒𝒖𝒆̂𝒏 𝒄𝒉𝒐 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒂̂́𝒕 𝒎𝒂̣𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒙𝒆 𝒐̂ 𝒕𝒐̂ 𝒍𝒂̀ 𝒓𝒂̂́𝒕 𝒎𝒐̛́𝒊 𝒎𝒆̉ 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̣ 𝒍𝒂̂̃𝒎 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒂, 𝒏𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒈𝒊𝒐̛́𝒊, đ𝒂̂𝒚 𝒍𝒂̀ 𝒕𝒂𝒊 𝒏𝒂̣𝒏 𝒑𝒉𝒐̂̉ 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 𝒉𝒐̛𝒏 𝒔𝒖𝒚 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ 𝒄𝒉𝒖̉ 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊.

Canada trung bình mỗi năm có một trẻ tử vong theo cách này. Mỹ khá nhiều, từ năm 1998 đến nay có hơn 800 trẻ vì bố mẹ bỏ quên trên xe ô tô bị thiệt mạng, riêng năm 2019 đã có 26 trẻ không qua nổi.

👶

 𝑻𝒉𝒖̛́ 𝒉𝒂𝒊, 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒐̂ 𝒕𝒐̂ 𝒍𝒂̀ 𝒃𝒂̂̃𝒚 𝒕𝒖̛̉ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏, 𝒄𝒂̉ 𝒙𝒆 𝒄𝒂́ 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒙𝒆 𝒄𝒉𝒐̛̉ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒔𝒊𝒏𝒉.

Trẻ em với diện tích da ít, nên lượng mồ hôi thoát ra để làm mát cơ thể sẽ không nhiều như người lớn, vì thế mà trẻ bị bỏ quên trong một chiếc ô tô, nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ tăng nhanh hơn từ 3 đến 5 lần so với người lớn.

Khi nhiệt độ cơ thể lên đến 40°C thì các cơ quan bắt đầu rối loạn, trên 41°C bắt đầu say nóng và đe dọa tính mạng, cao hơn 42°C sẽ sốc nhiệt và tử vong nhanh chóng.

Một nghiên của Đại học California, vừa công bố trên Tạp chí Nhiệt độ Mỹ ngày 24/5/2018, thực nghiệm 6 chiếc ô tô trong điều kiện thời tiết 35°C, tương đương nền nhiệt độ ngày 6/8 ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) nơi cháu bé tử vong.

Theo đó, nếu ô tô đỗ ngoài trời nắng, thì sau 1 giờ nhiệt độ không khí trong xe lên tới 47°C, bảng điều khiển 69°C, tay lái 53°C, ghế ngồi 51°C.

Nếu ô tô đỗ trong bóng râm, sau 1 giờ nhiệt độ không khí trong xe là 38°C, bảng điều khiển 48°C, ghế ngồi 41°C; mô phỏng đứa trẻ 2 tuổi, thì sau 2 giờ sẽ bị sốc nhiệt.

Ngay cả khi trời lạnh thì một đứa trẻ bị bỏ trên ô tô cũng sẽ nguy hiểm.

Nghiên cứu của Đại học bang San Francisco cho thấy một chiếc xe hơi đóng cửa trong thời tiết lạnh 21°C, nhiệt độ trong xe tăng lên khá nhanh, ngay cả khi đã kéo hé một chút cửa kính thì nhiệt độ cũng thay đổi không đáng kể.

– Sau 10 phút tăng lên 32°C.
– Sau 20 phút tăng lên 37°C.
– Sau 30 phút tăng lên 40°C.
– Sau 60 phút tăng lên 45°C.
– Sau 2 tiếng tăng lên 49°C.

Nghiên cứu này cũng sử dụng dữ liệu mô hình đứa trẻ 2 tuổi, đặt vào trong ô tô với điều kiện thời tiết 35°C, kết quả nhiệt độ cơ thể đạt đến độ say nóng sau 1 giờ ô tô phơi ngoài trời nắng, sau 2 giờ ở trong bóng râm.

👶

 𝑻𝒉𝒖̛́ 𝒃𝒂, 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒍𝒊́ 𝒅𝒐 𝒕𝒂̣𝒊 𝒔𝒂𝒐 𝒍𝒂̣𝒊 𝒃𝒐̉ 𝒒𝒖𝒆̂𝒏 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒐̂ 𝒕𝒐̂?

Qua số liệu thống kê hàng năm ở Mỹ cho thấy, những người bỏ quên trẻ trên ô tô dẫn đến tử vong hầu hết là cha mẹ, nghề nghiệp của họ có thể là giáo viên, bác sĩ, nha sĩ, y tá, nhân viên xã hội, nhân viên thực thi pháp luật, sĩ quan quân đội, có cả một nhà khoa học tên lửa.

David Diamond, giáo sư tâm lí học tại Đại học Nam Florida, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu về cái chết của những đứa trẻ bị bỏ quên trên ô tô, ông cho rằng đây là vấn đề của trí nhớ.

Diamond giải thích, trí nhớ thông qua hạch nền, vỏ não và hồi hải mã, nó cho phép con người làm những công việc quen thuộc ở chế độ tự động, mà không cần phải suy nghĩ có ý thức.

Thông thường, mọi việc làm theo chế độ tự động đều trôi chảy, thậm chí là rất tốt.

Nhưng khi cơ thể mệt mỏi hay căng thẳng, nhận thức sẽ không được rõ ràng bởi não bộ suy giảm khả năng phân tích, suy giảm khả năng lập kế hoạch và tư duy phê phán. Hệ quả, đó là sự lãng quên những điều rất quan trọng gây nên hậu quả thảm khốc, như phẫu thuật viên giỏi bỏ quên dao kéo trong bụng bệnh nhân, phi công kì cựu hạ cánh nhầm đường băng.

Sự thật, não bộ con người là đa nhiệm, bộ nhớ của con người là thiếu sót. Khi một phần của đa nhiệm bị mất, tức là quên mất một đứa trẻ, không nhận thức được sự bỏ quên đứa trẻ ấy trên xe ô tô, hậu quả đứa trẻ bị chết sau đó một vài giờ.

👶

 𝑻𝒉𝒖̛́ 𝒕𝒖̛, 𝒉𝒂̃𝒚 𝒏𝒉𝒐̛́ 𝒃𝒐̉ 𝒒𝒖𝒆̂𝒏 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒕𝒖́𝒊 𝒙𝒂́𝒄𝒉 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒐̂ 𝒕𝒐̂, 𝒌𝒉𝒂́𝒄 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒃𝒐̉ 𝒒𝒖𝒆̂𝒏 𝒎𝒐̣̂𝒕 đ𝒖̛́𝒂 𝒕𝒓𝒆̉.

Hầu hết mọi người đều nghĩ mình không thể mắc sai lầm khủng khiếp là bỏ quên một đứa trẻ trên xe ô tô ngoài trời nắng. Thực tế ngược lại, cho dù bỏ quên một túi xách khác với bỏ quên một đứa trẻ, nhưng đều là sự lãng quên nên vẫn có thể xảy ra.

Mất một túi xách có thể mua túi khác thay thế. Nhưng một đứa trẻ chết đi sẽ không bao giờ có đứa trẻ khác thay thế.

Những người bỏ quên đứa trẻ trên ô tô để gây ra cái chết, họ sẽ phải đối diện với cảm giác tội lỗi, đối diện với những hậu quả pháp lí nghiêm trọng; ngoài ra, còn sự phán xét của truyền thông, bạn bè, đặc biệt là những người xa lạ “hoàn hảo” sẵn sàng đăng tải những lời bình luận lăng mạ xúc phạm.

Hiểu rõ khái niệm bỏ quên trẻ trên ô tô là cách tốt nhất để phòng tránh thảm họa này.

Với các phương tiện đưa đón học sinh bắt buộc nhà trường phải xây dựng quy trình chuẩn; giáo viên, người phụ trách học sinh, lái xe phải tuân thủ chặt chẽ từng bước của quy trình ấy.
Với các bậc phụ huynh, để không bỏ quên con mình trên xe, cần thiết phải có một số kĩ năng căn bản. Ví dụ, trẻ ngồi ghế sau thì để cặp sách hay đồ chơi ở phía trước để nhắc nhở có sự hiện diện của con. Để đồ dùng các nhân của cha mẹ như túi xách, ba lô, hay điện thoại di động ngay cạnh chỗ ngồi của con ở ghế sau. Thiết lập hệ thống dịch vụ nhắn tin hay gọi điện nhắc nhở với nhà trường khi con không đến lớp. Luôn kiểm tra lại bên trong xe trước khi khóa xe.

🚎

 𝐕𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝐥𝐚̀ 𝐪𝐮𝐲 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡!

Sự thiếu sót của bộ nhớ có thể gây nên hậu quả thảm khốc, như phẫu thuật viên giỏi bỏ quên dao kéo trong bụng bệnh nhân, phi công kì cựu với kinh nghiệm nhiều giờ bay bị hạ cánh nhầm đường băng. Và trong các ngành đó, không ai dám phụ thuộc vào khả năng xử lí của bất kì một cá nhân nào, cho dù anh ta có thể được tuyển chọn theo những tiêu chí nghiêm ngặt và đào tạo kĩ lưỡng tới đâu, như phi công và bác sĩ.

Người ta trông vào những quy trình.

Bản thân tôi, khi hè năm ngoái mở 2 camp của Trại hè Nghệ thuật Artstation, việc đầu tiên chúng tôi làm là xây dựng bộ quy trình, nội quy và quy định về an toàn. Việc xe buýt đưa đón trẻ, chúng tôi có một loạt hệ thống như đếm số lượt lên xuống, điểm danh, kiểm tra chéo… đảm bảo dù xe chỉ chở vài học sinh nhưng vẫn luôn tuân thủ quy trình chuẩn.

Theo tôi được biết, đến nay các trường đã có quy trình đưa đón học sinh, đảm bảo không bỏ quên trẻ trên ô tô.

Nhưng tất cả các hệ thống đều được thực hiện bởi con người.

Đặt ra các quy trình, quy tắc và quy định nhưng không tuân thủ, thì còn đáng sợ hơn việc không có quy trình quy tắc nào cả.

Nếu không có quy trình, không có nội quy và quy định, thì người thực thi công việc có thể vẫn có tinh thần trách nhiệm để nương tựa. Ngược lại, nếu có quy trình, thì nhiều khi người thực hiện lại quên đi tinh thần trách nhiệm, hậu quả xảy ra như chúng ta đã nhìn thấy.

Đã đến lúc xã hội cần phải nhận thức rằng, có một loại hiểm họa đe dọa đến tính mạng con trẻ, đó là “quên trong xe”, để từ đó xây dựng cơ chế bảo đảm, và trừng phạt nghiêm khắc những ai không tuân thủ các nguyên tắc phòng chống thảm họa./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *