𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢, 𝐜𝐡𝐮́ 𝐫𝐞̂̉ 𝐧𝐡𝐢̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐜𝐚́ 𝐧𝐚̆̀𝐦 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐨̉ đ𝐚𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨́𝐜, 𝐚𝐧𝐡 𝐦𝐮𝐚 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐚̉ 𝐩𝐡𝐨́𝐧𝐠 𝐬𝐢𝐧𝐡, 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐬𝐮̛ 𝐧𝐨́𝐢 “𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐥𝐚̀𝐦 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐨𝐧 𝐬𝐞̃ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐭𝐫𝐚̉ 𝐠𝐢𝐚́ 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐦𝐚̣𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠!”
Vương Hữu Đức là một đứa trẻ không cha không mẹ.
Từ nhỏ, Vương Hữu Đức được một người ăn xin lớn hơn 5 tuổi nhận về nuôi. Biệt danh của người ăn xin là Nhị Cẩu. Sở dĩ có biệt danh đó, là vì lúc mới sinh Nhị Cẩu ốm nặng, rồi teo liệt hai chân, cuộc sống những ngày tháng về sau không bằng một con chó.
Hàng ngày, Nhị Cẩu dắt Vương Hữu Đức lúc đó mới 3 tuổi, đi ăn xin dọc đường. Khi nhận đồ ăn của người tốt bụng bố thí, Nhị Cẩu không dành phần cho mình, mà nhường Vương Hữu Đức ăn trước, bản thân Nhị Cẩu chỉ ăn phần thừa sau khi Vương Hữu Đức đã no bụng.
Khi Vương Hữu Đức lên 8 tuổi, cậu bé ốm nặng và sốt cao. Đó là đêm 30 Tết, nhà nhà rộn ràng đón Tết, trong khi Nhị Cẩu kéo lê Vương Hữu Đức đi hết nhà này tới nhà khác để xin thuốc. Đến giao thừa, hai đứa trẻ cũng tìm thấy một hiệu thuốc, nhưng lại bị chủ hiệu cáu kỉnh đuổi ra ngoài.
Nhị Cẩu đành kéo Vương Hữu Đức trở lại nơi ở.
Đó là một ngôi chùa nhỏ, bỏ hoang từ lâu, không có sư trụ trì và cũng chăng còn tượng Phật. Nhị Cẩu đưa Vương Hữu Đức trở lại chùa. Đêm giao thừa, nhìn thấy cơn sốt của Vương Hữu Đức ngày càng nặng, Nhị Cẩu không biết phải làm sao. Trong nỗi tuyệt vọng, Nhị Cẩu chợt nhớ ra trong lúc đi ăn xin, có một thí chủ đã từng nói máu người có thể chữa được bệnh bách bệnh.
Tất nhiên điều này về khoa học là sai.
Không ngần ngừ, Nhị Cẩu nhặt mảnh bát vỡ rạch lên cổ mình, nhỏ những giọt máu vào miệng Vương Hữu Đức. Thực ra Vương Hữu Đức chỉ bị sốt vi rút. Sáng sớm hôm sau, cơn sốt của Vương Hữu Đức đã giảm bớt. Lúc mới tỉnh táo, Vương Hữu Đức cố gắng mở mắt ra, thấy Nhị Cẩu nằm bên cạnh với nụ cười trên môi, nhưng khuôn mặt trắng bệch và không còn thở nữa.
Vương Hữu Đức đã ôm Nhị Cẩu khóc rất lâu.
Cậu bé 8 tuổi, cõng người anh 13 tuổi trên lưng, đi hết cả ngày trên đường. Cho đến trước khi trời tối, Vương Hữu Đức tìm thấy một cái hang, cẩn thận đặt Nhị Cẩu nằm vào trong đó, rồi vái lạy ba lần, sau đó rời đi.
Mùng 1 Tết Nguyên Đán, Vương Hữu Đức bơ vơ một mình không thể xin nổi đồ ăn, bệnh sốt vi rút thì chưa khỏi hẳn, quần áo lại không đủ mặc. Trong cơn đói rét và mệt mỏi, Vương Hữu Đức nghe thấy những người đi chúc Tết nói rằng, ở ngôi chùa Độ Nạn đang phát cháo canh cho những người ăn xin.
Có rất nhiều người đến nhận cháo, Vương Hữu Đức bé nhỏ và ốm yếu, nên bị chen bật ra. Cuối giời chiều mùng 1 Tết, đến lượt Vương Hữu Đức cũng là cuối cùng, thì cháo trong nồi cũng vừa hết.
Hoà thượng trẻ đang chia cháo cúi đầu nói: “Tôn giả, rất xin lỗi, cháo đã được phân phát hết, ngày mai tôn giả hãy đến sớm”. Vương Hữu Đức nghe xong, bụng đói cồn cào, nhưng không còn cách nào khác, đành quay người chuẩn bị dời đi.
Bỗng sau lưng vang lên một âm thanh dày ấm: “Mời ở lại!”
Đó là một vị hoà thượng cao tuổi tên là Chí Thiện, sau khi thấy Vương Hữu Đức quay lại, hoà thượng Chí Thiện hỏi han tình hình và được biết hoàn của Vương Hữu Đức. Vị hòa thượng trầm ngâm nói: “Chùa hiện đang có khá nhiều công việc bận rộn, nếu tiểu thí chủ không có nơi nào để đi, vậy tiểu thí chủ có muốn ở lại giúp đỡ chùa không?”
Vương Hữu Đức ngẩng đầu hỏi: “Thật sự như vậy sao? Con được ăn hai bữa à?”
Nhà sư mỉm cười đáp: “Ừ, con sẽ được ăn hai bữa, được mặc chiếc áo bông ấm”.
Bằng cách này, Vương Hữu Đức đã ở trong chùa Độ Nạn cho đến mùa xuân. Hàng ngày cậu bé giúp các nhà sư vo gạo, nấu cháo canh, chia cháo cho những người hành khất. Mỗi ngày Vương Hữu Đức được ăn hai bữa cơm chay, ngôi chùa còn tặng cho cậu bé một bộ quần áo độn bông, mùa đông năm ấy là mùa đông tuyệt vời nhất mà Vương Hữu Đức từng có.
Sau này, Vương Hữu Đức tìm hiểu và được biết, trong chùa Độ Nạn kì thực không hề thiếu nhân lực, chiếc áo bông mùa đông cũng do chính hoà thượng Chí Thiện may cho.
Thấm thoắt mùa xuân đã tới, thời tiết ấm áp hơn, chùa cũng ngừng việc phát cháo canh. Vương Hữu Đức xin được rời khỏi chùa. Trước khi rời đi nhà sư già Chí Thiện nói với cậu bé: “Con hãy nhớ, luôn suy nghĩ về những điều tốt trong lòng, chịu khó lao động để nuôi sống mình và giúp ích cho đời, chứ đừng bao giờ ngửa tay xin bố thí, đừng bao giờ xem nhẹ sự sống và cái chết của bản thân và của chúng sinh.”
Vương Hữu Đức gật đầu, quay lại chào sư phụ Chí Thiện, rơi nước mắt rồi bước đi.
Nhớ lời sư phụ Chí Thiện dặn, Vương Hữu Đức lê thân nhưng không nhận cháo thí, những ngày đầu cậu bé tưởng mình sẽ chết đói. Không chấp nhận đi ăn mày, Vương Hữu Đức làm đủ các công việc trong thành phố, ban đầu chỉ để kiếm miếng ăn, sau đó kiếm những công việc để làm cũng là học và học cũng là làm. Sau nhiều tháng ngày lao động và học tập, Vương Hữu Đức từ một cậu bé ăn xin đã trở thành thành một chuyên gia kinh doanh.
30 tuổi, Vương Hữu Đức đã là một doanh nhân nổi tiếng, anh mở một chuỗi siêu thị trong thành phố, một chuỗi cửa hàng bán lẻ ở quê hương.
Sau khi nổi tiếng, việc đầu tiên Vương Hữu Đức làm, đó là quay về hang núi ngày xưa, nhặt từng mẩu xương của Nhị Cẩu, xây một ngôi một to nhất. Tiếp theo, Vương Hữu Đức bỏ ra rất nhiều tiền để trùng tu lại ngôi chùa Độ Nạn, cung tiến vào chùa những pho tượng Phật bằng vàng khối nguyên chất.
Mỗi ngày, Vương Hữu Đức trở lại chùa, vào chánh điện nguy nga bằng vàng, thành tâm cúi đầu trước tượng Phật.
Trong một lần vào chùa như thế, hoà thượng Chí Thiện xuất hiện, khi đó ngài đã hơn tám mươi tuổi, râu trắng, lông mày cũng trắng. Hoà thượng vẫn trụ trì chùa Độ Nạn. Vương Hữu Đức đứng dậy và cung kính chắp tay nói với hoà thượng Chí Thiện: “Sư phụ, nếu mùng 1 Tết năm xưa thầy không nhận con vào chùa, thì con đã chết trong cái gọi là hạnh phúc của những kẻ ăn mày từ rất lâu rồi”. Hoà thượng Chí Thiện chào và nói: “Chính thầy là người có trí tuệ, bởi vậy, những năm tháng qua thầy đã tu thành công. Tu hành không nhất thiết cứ phải ở trong chùa, càng không phải là kẻ lang thang ăn mày với cái danh xưng khất sĩ mà chẳng làm được điều gì có ích cho xã hội, ăn mày như thế dù có khoác áo cà sa thì vẫn chỉ là ăn mày, rất khó để trở thành Phật. Đức Phật không chủ trương Pháp tu khổ hạnh là khất thực. Thầy đã chọn cách tu giữa dòng đời, hôm nay thầy gặt hái được thành quả, nhưng xin thầy hãy dừng việc quyên góp tiền của cho chùa Độ Nạn, việc quyên góp đó là không phù hợp”.
Vương Hữu Đức sửng sốt nói: “Sư phụ, con đã làm điều gì sai sao?” Hoà thượng Chí Thiện lắc đầu nói: “Thầy thực sự kính trọng Phật! Nhưng Phật ở trong tâm. Tại sao thầy lại cần những vật thể lóng lánh bên ngoài này, vàng bạc rất quý nhưng hãy dành nó cho chúng sinh ngoài kia, trong chùa tượng Phật không cần vàng bạc.”
Vương Hữu Đức chưa hiểu nhưng vẫn gật đầu.
Nhưng khi trở về nhà, Vương Hữu Đức bắt đầu hoang mang, hoang mang là bởi anh nghĩ rằng nếu mình không tỏ lòng trung thành bằng cách cúng dường thật nhiều của cải châu báu, thì làm sao biết được tâm mình là thiện khi lễ Phật?
Trong lúc rối bời, thì Lưu Tài Chủ là một người bạn mới quen khi cùng đảnh lễ trong chùa Độ Nạn, tìm đến thăm Vương Hữu Đức. Lưu Tài Chủ cũng là người rất giàu có, nhưng đã ngoài sáu mươi tuổi, già hơn Vương Hữu Đức rất nhiều. Mặc dù chênh lệch lớn về tuổi tác, nhưng hai người nói chuyện rất tâm đầu ý hợp, Vương Hữu Đức hứa đến thăm tư gia, không ngờ Rich Master Lưu lại sốt ruột tìm đến trước.
Chắc chắn Rich Master Lưu có điều quan trọng cần bàn.
Sau tuần trà, không đợi Lưu Tài Chủ thổ lộ, Vương Hữu Đức chủ động trước: “Thưa Lưu tiên sinh, chẳng hay ngài đột ngột đến đây, là có việc gì quan trọng cần bàn, xin ngài đừng giấu?”
Lưu siêu giàu có nói: “Trong những năm cuối đời này, tôi đã tham gia rất nhiều hội Phật giáo, kết bạn với vô số người trong thiên hạ yêu kính Phật. Họ đều là những người rất nổi tiếng, rất giàu có, rất tài giỏi. Hiện nay họ đang muốn tổ chức một hội từ thiện. Vì vậy, tôi đến đây để bàn với ngài Vương, xem ngài có muốn tham gia hay không?”
Vương Hữu Đức hỏi: Cái hội từ thiện này sẽ làm gì?
Lưu siêu giàu trả lời: “Các thành viên trong hội chủ yếu trao đổi về Phật giáo, hướng dẫn nhau các Pháp tu, giúp nhau tu hành để gặt hái được thành quả. Mọi người đều giàu có và nổi tiếng. Họ sẽ quyên góp tiền của, kêu gọi quyên góp tiền của, để giúp đỡ những người nghèo, giúp những người bị nạn, làm những điều tốt cho nhân dân trong tỉnh và trong cả nước. Chủ trương phổ quát của tổ chức từ thiện, là sự bình đẳng, thúc đẩy khái niệm bình đẳng cho mọi loài sinh vật.”
Vương Hữu Đức nghe vậy liền nghĩ, đây chẳng phải là điều mà sư phụ Chí Thiện dạy mình năm xưa hay sao, với thiện ý tất cả chúng sinh đều bình đẳng.
Thế là Vương Hữu Đức đồng ý.
Sau hôm đó, Vương Hữu Đức thường xuyên theo ông Lưu giàu có, đến tham dự tất cả các buổi gặp mặt của tổ chức thiện nguyện. Ngoài việc uống trà cùng nhau, nghe các nhà sư thuyết pháp theo lời mời, thì các thành viên sẽ thảo luận xem ở đâu có thiên tai, nhà nào đang gặp phải hoàn cảnh éo le, rồi kêu gọi xã hội quyên góp ủng hộ từ thiện. Vương Hữu Đức là người tích cực nhất. Anh bắt đầu bằng hành động quyên góp hàng trăm lạng bạc mỗi lần, rồi nhanh chóng trở thành nổi tiếng, nổi tiếng nhất trong các thành viên.
Dưới danh nghĩa dân chủ, hội từ thiện luôn thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau, thượng vàng hạ cám.
Một ngày nọ, có một thành viên nữ, xinh đẹp và yểu điệu nhất hội, bỗng nhiên day dứt. Người phụ nữ này nói một cách thực sự xúc động trong một cuộc thảo luận: “Thưa các chư vị, Đức Phật nói rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng, hội chúng ta chủ trương bình đẳng với tất cả chúng sinh, vậy tại sao chúng ta lại chỉ chú trọng mỗi con người?”
Mọi người đều hỏi ý người phụ nữ là gì?
Người phụ nữ xinh đẹp bắt đầu rơi nước mắt: “Ý của tôi là, ngoài con người thì còn có rất nhiều loài động vật, chúng cũng rất đáng thương. Một số loài phải di dời, một số bị tiêu diệt chết, tệ hại hơn nữa một số bị con người chúng ta ăn thịt. Đây là những điều chúng ta cũng nên chú ý. Chúng ta yêu con người, nhưng chũng ta cũng nên yêu cây, yêu chó, yêu mèo, yêu cá, hay thậm chí yêu cả con ruồi con muỗi nữa.”
Một học giả hồng hào béo tốt đứng lên phe phẩy chiếc quạt rồi phát biểu: “Cô nói rất đúng! Tôi thề với tất cả mọi người có mặt hôm nay rằng, từ nay tôi sẽ không chặt cây, không ăn thịt, không ăn cá, tôi sẽ chỉ ăn đồ chay, sẽ hăng hái trồng cây ngay sau khi lời thề này được tuyên bố!”
Mọi người bắt đầu reo hò ủng hộ.
Sau buổi họp mặt, Lưu Tài Chủ kéo Vương Hữu Đức đến nhà mình, theo kế hoạch thì vợ ngài Lưu siêu giàu sẽ thiết một đãi tiệc linh đình tại gia. Khi cỗ bàn vừa bưng lên, ông Lưu bối rối nhìn Vương Hữu Đức, bản thân Vương Hữu Đức cũng bối rối nhìn ông Lưu, vì tất cả mâm cao cỗ đầy vợ ông Lưu chuẩn bị đều là rượu thịt.
Ông Lưu quay sang Vương Hữu Đức hỏi: “Anh nghĩ thế nào về bài phát biểu của người phụ nữ trong cuộc họp?”
Vương Hữu Đức trả lời: “Bài phát biểu rất hay và rất chuẩn xác. Nhưng… Nhưng tôi nghĩ, nếu yêu cầu tất cả mọi người đều ăn chay, thì tôi e khó quá!”
Lưu siêu giàu có nghe vậy liền vỗ bụng: “Đúng vậy, tôi có thể ăn thịt trong bữa tiệc hôm nay, sau đó tôi quyên góp tiền cho hội từ thiện để cứu vài con vật cũng được. Nếu muốn tôi ngừng ăn thịt thì anh z-diết tôi cũng được.
Vương Hữu Đức đồng ý.
Hai người bắt đầu gật gù ăn thịt, trong bữa tiệc có một thiếu nữ tuổi đôi mươi luôn ra vào phục vụ, đó Thốn Tâm, con gái rượu duy nhất của Lưu Tài Chủ. Mỗi khi Lưu cùng Vương cụng li, Thốn Tâm luôn đợi ở bên cạnh, nàng không ngừng cổ vũ cho doanh nhân trẻ tài ba Vương Hữu Đức.
Tình trong như đã…
Rượu ngà ngà, Vương Hữu Đức ngỏ lời, Lưu Tài Chủ nhã ý, Lưu Thốn Tâm thì gật đầu, cuộc hôn nhân được quyết định ngay tại bàn rượu và chọn ngày tốt cho đám cưới, dự kiến sẽ diễn ra trong tuần.
Trở về nhà, Vương Hữu Đức ngồi trên kiệu, bung biêng và choáng váng. Đột nhiên có một tiếng rao lớn: “Cá đây… cá đây…!!! Hôm nay có một con cá báu vật quý hiếm, ai muốn mua, sẽ phải trả ngàn lạng bạc.”
Vương Hữu Đức cảm thấy có gì đó không ổn, liền nói người khiêng dừng lại, rồi yêu cầu phu kiệu đến xem sự tình cụ thể. Cậu bé phu kiệu sau một hồi xem xét rồi quay lại nói: “Thưa ông Vương, đó là một con cá rất lạ, tôi chưa nhìn thấy bao giờ.”
Vương Hữu Đức nghe xong bỗng nổi hứng tò mò, liền xuống kiệu, đến chỗ người bán cá. Ở bên trong chiếc giỏ, có một con cá màu đen sậm dài gần ba thước, tên là Hắc Ngư, trên lưng có những dải sọc màu vàng, ánh vàng toát lên lấp lánh.
Hắc ngư quằn quại trong giỏ.
Sau một hồi kiệt sức, Hắc Ngư dừng lại và quay đầu nhìn Vương Hữu Đức, anh thấy những giọt nước mắt lăn ra từ mắt con cá, như thể nó đang cầu cứu. Rõ ràng Hắc Ngư đang khóc. Vương Hữu Đức vô cùng cảm động, lòng trắc ẩn trỗi dậy, anh bỏ ra một ngàn lạng bạc để mua Hắc Ngư từ người đánh cá.
Vương Hữu Đức tự tay xách giỏ cá hướng ra biển.
Quãng đường đi ra biển rất xa, Vương Hữu Đức đi bộ, cả đoàn khiêng kiệu theo sau, mọi người đi như chạy, để cố rút ngắn thời gian.
Vừa đến biển, Vương Hữu Đức mở ngay nắp giỏ, phóng sinh con cá xuống đại dương bao la. Thả xong cá, Vương Hữu Đức ngửa mặt lên trời, hít một hơi dài thật sảng khoái. Anh nhìn theo Hắc Ngư và nói lớn bằng câu tiếng Anh bồi: “Go home, don’t get caught again! – Về nhà đi, đừng để bọn phàm phu chúng bắt lại một lần nữa!”
Đoàn tuỳ tùng nhìn hành động của Vương Hữu Đức, tất cả đồng thanh hô vang, khen anh quá tốt bụng. Nhưng tiếng hô vừa dứt thì mọi người nhìn thấy Hắc Ngư quay lại bờ. Thế là đoàn tuỳ tùng lại hô to: “Đại nhân, ngài nhìn xem, Hắc Ngư muốn quay lại cám ơn ngài, không nỡ rời xa ngài”.
Vương Hữu Đức nghe xong, liền quay lại, thì đúng là Hắc Ngư bơi lại bờ. Anh quá ngạc nhiên mà thốt lên nhưng lần này không còn dùng tiếng Anh bồi nữa: “Vạn vật hữu linh”. Câu này có nghĩa là, vạn vật trong trời đất này đều có cảm xúc, có tinh thần, có linh giác hữu nghiệm, có lòng tốt lòng biết ơn dành cho nhau. Vương Hữu Đức tiến đến con cá, nhặt lên vuốt ve âu yếm, nói với con cá rằng anh biết cá quay trở lại cám ơn lòng tốt của anh, cá không muốn rời xa anh, nhưng biển là của cá, nói xong rồi anh vất Hắc Ngư trở lại với đại dương.
Tuy nhiên, không lâu sau Hắc Ngư lại bơi trở vào bờ, cứ như vậy 3 lần. Đoàn tuỳ tùng hỏi Vương Hữu Đức, có phải cá hữu linh, nên không nỡ rời xa. Vương Hữu Đức nói rằng, tất nhiên là như vậy, nhân chuyện này, mỗi người cần phải biết mở lòng từ bi, làm thật nhiều việc tốt hơn nữa.
Cá vào bờ rồi ném trở lại biển.
Cứ như thế nhiều lần, cuối cùng, Hắc Ngư không quay trở lại nữa, Vương Hữu Đức thanh thản lên kiệu trở về nhà, trong đầu toan tính chuyện đám cưới.
Trên đường đi, những người phu kiệu kể cho dân tình nghe chuyện họ mắt thấy tai nghe, ai ai cũng giơ một ngón tay “like” là ám hiệu Facebook. Theo sau là một đoàn hàng vạn người, Vương Hữu Đức nhanh chóng được tôn lên thành Phật sống, rất đông các youtuber và tiktoker đi theo sau để thực hiện livestream.
Ngồi trên kiệu, dù không có điện thoại di động để kết nối với thế giới bên ngoài, nhưng Vương Hữu Đức chứng kiến tất cả những tình cảm mà công chúng đi theo, anh hiểu rằng việc làm của mình là đại từ bi, đại hỉ xả, đúng lời sư phụ Chí Thiện dạy, anh sẽ nguyện làm thật nhiều hơn nữa.
Trong tuần ấy Vương Hữu Đức kết hôn.
Hoà thượng Chí Thiện được mời làm chủ trì hôn lễ, vừa đến gặp Vương Hữu Đức, hoà thượng hoảng hốt, sắc mặt của hoà thượng tái nhợt. Hôn lễ vừa cử hành xong, Vương Hữu Đức đang bước vào phòng hoa chúc, thì hoà thượng Chí Thiện túm lấy cổ áo anh giật lại. Hoà thượng nói: “Con sẽ bị tắc tử trong lúc động phòng!”
Đến lượt Vương Hữu Đức sửng sốt.
Hoà thượng Chí Thiện nói tiếp: “Giữa huyệt ấn đường của con, hiện đang toát ra một luồng năng lượng đen, gần đây nhất định con đã phạm tội d-ziết người, việc làm của con sẽ phải trả giá bằng mạng sống”.
Huyệt ấn đường nằm giữa hai cung mày.
Vương Hữu Đức mỉm cười, nói rằng sư phụ yên tâm, anh luôn làm việc thiện, cứu người chẳng hết nữa là d-ziết. Sư phụ Chính Thiện nghe vậy, liền đưa cho anh một chuỗi tràng hạt và dặn anh đeo vào cổ, nếu gặp bất trắc sẽ cứu được mạng sống.
Vương Hữu Đức không tin nhưng vẫn đeo.
Bước vào phòng tân hôn, Lưu Thốn Tâm quấn khăn choàng lụa đang ngồi bên giường chờ đợi, Vương Hữu Đức gỡ khăn ra, chậm rãi đẩy Thốn Tâm nằm ngửa xuống giường, rồi nói “phu nhân, chúng ta chén nhau thôi!’
Sau màn mây mưa, Thốn Tâm đưa tay lên cổ Vương Hữu Đức, vô tình chạm phải chuỗi tràng hạt. Nàng vốn không tin Phật nên đã nói: “Chồng ơi, chuỗi hạt này vướng quá, anh tháo nó ra đi”.
Hai người nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Nửa đêm, Vương Hữu Đức cảm thấy ngột ngạt, rồi thấy một con cá đen lớn xuất hiện. Hắc Ngư nói: “Ngươi đã d-ziết ta, ngươi làm ta ngạt thở trước khi die, vậy bây giờ ngươi hãy nếm thử cảm giác ấy.”
Hắc Ngư nói xong, Vương Hữu Đức cảm thấy như có ai đó bóp cổ, giống hệt nước biển ập vào mũi, không tài nào thở được. Trong lúc vùng vẫy, anh vớ được chuỗi tràng hạt, những hạt ngọc bắt đầu phát sáng báo hiệu hoà thượng Chí Thiện.
Ngoài phòng khách, hoà thượng Chí Thiện hét lớn, yêu cầu Hắc Ngư không được làm hại Vương Hữu Đức. Rồi hoà thượng đọc chú đại bi. Một cảnh tượng hãi hùng trong đêm tân hôn. Vương Hữu Đức trần như nhộng chạy ra ngoài, Hắc Ngư thì vùng vẫy quằn quại cố ra sức d-ziết bằng được Vương Hữu Đức, hoà thượng Chí Thiện ra sức vận công lực.
Hắc Ngư nói: “Đại sư Chí Thiện, xin ngài đừng can thiệp vào chuyện của tôi, hắn đã hành hạ tôi năm lần bảy lượt, rồi đoạt lấy mạng sống của tôi trong niềm vui sướng, thì bây giờ tôi phải đòi lại mạng sống của hắn mới là công bằng.”
Hoá ra, hồn ma Hắc Ngư đã hiện về trong đêm tân hôn, chính là con cá đen bán ngoài chợ mấy hôm trước. Phiên chợ hôm đó người dân rất đông. Hắc Ngư đã phải lộ rõ thân phận, với những dải sọc vàng, những ánh hào quang lấp lánh, để người bán cá đưa giá thật cao không ai mua được.
Hắc Ngư đặt hi vọng vào Vương Hữu Đức.
Khi thấy Hắc Ngư nhỏ nước mắt cầu cứu, Vương Hữu Đức chạnh lòng, sẵn sàng bỏ ra một ngàn lạng bạc để mua Hắc Ngư. Với giá ấy người dân thường sẽ không mua được. Nếu dân thường mua, Hắc Ngư dẽ bị ăn thịt, nào là món hầm, món chả, món rán, món canh… rất nhiều món. Điều mà Hắc Ngư hi vọng, là khi Vương Hữu Đức bỏ ra một số tiền lớn mua Hắc Ngư, thì chắc chắn anh sẽ không dễ dàng vứt bỏ cá, mà sẽ mang về nhà nuôi trong bể, chăm sóc thật tốt, khi Hắc Ngư bình phục sức khoẻ trở lại thì với lòng nhân từ của Vương Hữu Đức, anh sẽ thả Hắc Ngư về ao hồ nước ngọt.
Nhưng mọi chuyện lại đi chệch hướng.

Hắc Ngư không thể ngờ rằng, Vương Hữu Đức lại thiếu hiểu biết, sau khi mua cá không mang về nhà nuôi, cũng không tìm một cái ao nước ngọt để thả, mà lại chọn cách ném Hắc Ngư xuống biển mặn chát.
Cá đen là loài cá nước ngọt, sẽ không thể sống nổi ở môi trường nước mặn, vì thế mà Vương Hữu Đức ném Hắc Ngư ra biển, con cá đã cố bơi vào bờ, nhiều lần cố bơi liên tiếp, nhưng Vưỡng Hữu Đức với tấm lòng từ bi đã ôm Hắc Ngư ném trả lại biển, cuối cùng Hắc Ngư phải chết vì ngạt thở.
Hắc Ngư chết vô ích, trong lòng có rất nhiều oán hận, nên đã tìm cách trả thù Vương Hữu Đức.
Hoà thượng Chí Thiện là người đắc đạo.
Hắc Ngư biết điều này, con cá sau một hồi trả thù làm Vương Hữu Đức sợ hãi đái ướt hết phòng khách, Hắc Ngư đã nghe lời hoà thượng Chí Thiện, biến thành ngọn gió và cuốn đi.
Sau sự việc này, Vương Hữu Đức hiểu lời dạy của sư phụ Chí Thiện, rằng Phật ở trong tâm. Anh một lòng một dạ theo Phật, bằng cách chăm chỉ học tập nâng cao hiểu biết, chăm chỉ làm việc kiếm thật nhiều tiền, rồi lấy những đồng tiền và trí tuệ xây dựng các bệnh viện tốt nhất, các hiệu thuốc nhất, để giúp ích cho những người dân.

𝐏/𝐬: 𝐕𝐚̀𝐢 𝐥𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐮𝐨̂́𝐢.
Là một cậu bé ăn xin, Vương Hữu Đức đã gặp được những người tốt bụng, từ Nhị Cẩu đến hòa thượng Chí Thiện, rồi những thương nhân, họ đã giúp cho Vương Hữu Đức luôn có những suy nghĩ và hành động tử tế.
Tuy nhiên, ban đầu Vương Hữu Đức chỉ coi làm việc thiện là một cách thể hiện bản thân, là phương tiện để thoả mãn những ham muốn tự phát, mà thiếu hẳn kiến thức và những suy nghĩ sâu sắc, việc phóng sinh cá nước ngọt xuống biển mặn là một ví dụ.
Chỉ khi gặp những sự cố như Hắc Ngọc báo thù, thì Vương Hữu Đức mới hiểu được ý nghĩa câu nói “Phật ở trong tâm” mà sư phụ Chí Thiện đã dạy. Người xưa nói “Duy thiện kiến thiện, thiện thiện tương sinh”, có nghĩa là chỉ cần người tốt nhìn vào điều tốt, thì điều tốt và điều tốt cùng phát triển sẽ tự nhiên có phúc.
Làm việc thiện chẳng cần phô diễn nhưng lại cần trí tuệ.
Câu chuyện này tôi được nghe kể đã rất lâu, nay chép lại, nhân ngày Lễ Phật đản 15/4 âm lịch, xin được chia sẻ cùng mọi người với hi vọng, mỗi chúng ta khi đọc câu chuyện này sẽ nhớ “Phật ở trong tâm” và thực hành làm thật nhiều hơn nữa những điều tốt đẹp./.