
𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐱𝐮̛̉𝐚 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐱𝐮̛𝐚, 𝐜𝐨́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐭𝐮 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐤𝐢̀ 𝐤𝐡𝐨̂̉ 𝐡𝐚̣𝐧𝐡, 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐢̉ 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭 đ𝐚̂̀𝐲 𝐭𝐮̛̣ 𝐠𝐢𝐚́𝐜 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐦 𝐤𝐡𝐚̆́𝐜, 𝐜𝐨𝐢 𝐤𝐢𝐞̂𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐞𝐦 𝐠𝐢𝐮̛̃ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐬𝐮̛́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢.
Năm tháng trôi qua, nhà tu hành già đi, cao tuổi rồi chết.

Có một đệ tử quá ngưỡng mộ nhà tu khổ hạnh, ngưỡng mộ đến mức không thể chịu đựng được cái chết của nhà tu khổ hạnh, người đệ tử này chết sớm ở tuổi thanh xuân vì trầm cảm.
Khi người đệ tử đến một thế giới khác, anh ta không thể tin vào những gì mình nhìn thấy, nhà tu hành khổ hạnh mà anh ngưỡng mộ đang ngồi trên một chiếc ngai vàng, xung quanh đầy những người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, thậm chí có một người trẻ nhất và xinh đẹp nhất đang ngồi trên đùi nhà tu khổ hạnh.
Một lúc sau, người đệ tử thức tỉnh sau cú sốc và nhận ra rằng, đó hẳn là do những thành quả mà người tu khổ hạnh đã gặt được, nhờ kiêng cữ tự giác và nghiêm khắc nơi trần thế, mà sau khi chết đã được khen thưởng bằng chiếc ngai vàng cùng những cô gái.
Nghĩa đến đó, người đệ tử liền bước đến chỗ người khổ hạnh và nói: “Thưa Thầy, bây giờ thì con đã hiểu Thượng đế rất công bằng, vì sự tu hành quá khổ hạnh của thầy ở thế gian, nên ở thiên đường thầy đã được thưởng”.
Người tu khổ hạnh nghe xong liền tức giận.
“Ngươi sai rồi! Thứ nhất, đây không phải thiên đường; thứ hai, ta không có nhận phần thưởng; thứ ba, những nữ nhân này đang bị trừng phạt. Ta là công cụ để Thượng đế trừng phạt những mĩ nhân.”

𝐏𝐡𝐚́𝐩 𝐭𝐮 𝐤𝐡𝐨̂̉ 𝐡𝐚̣𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?
Pháp tu khổ hạnh như rất nhiều người đang nói trên mạng xã hội, là giống như những nhà tu khổ hạnh ở Ấn Độ mặc quần áo của người chết ở bãi tha ma, thậm chí y phục của họ là những mảnh vải chắp vá nhặt được từ dưới nấm mồ, sống trong rừng sâu hoặc trên núi cao, cả tháng mới tắm một lần, không bao giờ bỏ tay xuống trong hơn mười năm.
Theo tôi hiểu thì đây không phải là chủ nghĩa khổ hạnh.
Khổ hạnh là vượt qua những ham muốn thể xác, làm những việc có ích cho bản thân và xã hội, để nghiệp chướng của bạn được tiêu trừ và bạn sẽ nhận được phước lành.
Tôi lấy ví dụ như giới kinh doanh.
Thế hệ tôi qua thời bao cấp, cơ chế thị trường mở cửa để mọi người có cơ hội bước vào kinh doanh, tôi chứng kiến nhiều người làm ông chủ vào ban ngày và ngủ trên sàn nhà trọ vào ban đêm. Thậm chí họ phải ngủ vạ vật bất cứ nơi nào có thể. Sau khi chịu đựng những khó khăn như vậy, họ đã trở nên giàu có, tiền của rất nhiều.
Tuy nhiên, sau khi nhiều ông chủ trở nên giàu có, họ bắt đầu hưởng thụ vật chất, có nhân tình, cờ bạc, ăn chơi trác táng. Lối sống của họ dần sa đoạ, họ bắt đầu làm ăn phi pháp, chạy chức chạy quyền để cầu danh cầu lợi, tham ô tham nhũng gây hoạ cho xã hội, cuối cùng không ít người bị mất đi của cải, cuối đời lại bị tù đày, có khi mất đi cả mạng sống.
Tôi giả sử những người kiếm được rất nhiều tiền ấy, nếu họ vẫn giữ lối sống khắc khổ như lúc mới khởi nghiệp, tức là vẫn ăn uống đạm bạc, vẫn ở trong những căn nhà trọ, vẫn đi bộ hay đi xe đạp mỗi ngày, tiền làm ra gửi hết cho những người làm từ thiện, hoặc mang tới bệnh viện giúp đỡ người nghèo, thì cuộc sống của họ sẽ không rơi vào thảm hoạ.
Vì vậy, khổ hạnh có thể tiêu trừ nghiệp chướng, trong khi sự hưởng thụ có thể làm tăng thêm nghiệp chướng và đem lại điều xui xẻo cho cá nhân, thậm chí gây hoạ cho xã hội.
Có lẽ giới y bác sĩ chúng tôi là thực hành tu khổ hạnh tốt nhất.
Để trở thành bác sĩ, phải học 12 năm phổ thông xuất sắc, thi vào trường y ở tốp điểm gần như tuyệt đối, học 6 năm không kể ngày nghỉ hay ngày lễ, mỗi ngày học 18-24 giờ miệt mài. Ra trường lại vẫn phải học tiếp 3 năm như vậy mới có thể hành nghề độc lập. May mắn xin được vào bệnh viện, mỗi ngày khám hàng trăm bệnh nhân, không dám uống nước để không phải đi vệ sinh. Mỗi tháng nhận mức lương 4,2 triệu theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, buổi sáng nhịn đói, buổi trưa ăn suất cơm 25k, tối về ăn bữa cơm rau, thuê căn phòng trọ tồi tàn vài mét vuông không điều hoà và chỉ dám bật quạt số 1 phe phẩy để tiết kiệm điện, nhưng họ vẫn vui vẻ không kêu ca phàn nàn. Điều có ích cho bản thân bác sĩ là gì? Đó là sự thanh thản, là không vướng vào những tệ nạn xã hội, không mắc phải những thảm hoạ do lối sống xa đoạ của người nhiều tiền.

𝐊𝐡𝐨̂̉ 𝐡𝐚̣𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐭 𝐪𝐮𝐚 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐡𝐚𝐦 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐱𝐚́𝐜, 𝐥𝐚̀𝐦 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐜𝐨́ 𝐢́𝐜𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢, đ𝐞̂̉ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐜𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐭𝐫𝐮̛̀ 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐛𝐚́𝐨.
Nếu bạn đi làm, thấy mình làm việc quá nhiều quá vất vả nhưng lương lại rất thấp, cảm thấy cay đắng nhưng nếu thực hành tu khổ hạnh thì cay đắng là đúng, bởi vì theo quan điểm khổ hạnh thì chỉ khi đau khổ bạn mới có được hạnh phúc. Nếu bạn chọn hạnh phúc ngắn hạn, tức là muốn làm việc ít nhưng hưởng mức lương thật cao, thì bạn chỉ có thể đau khổ.
Khổ hạnh để tiêu trừ nghiệp.
Khi một người mắc nợ cờ bạc, họ phải bán nhà để trả nợ, thì bán nhà là nỗi khổ giúp tiêu trừ nghiệp lực. Một người phạm tội và phải vào tù, ở tù thì rất khổ, nhưng sẽ được thả sau khi mãn hạn tù. Đây là dùng đau khổ để tiêu trừ nghiệp lực.
Người sáng lập Wal-Mart, ông chùm kinh doanh người Mỹ nổi tiếng với việc thành lập các nhà bán lẻ Walmart và Sam’s Club, mỗi sáng Sam Walton thức dậy lúc 5 giờ để làm việc, ông nói rằng nếu sau này ông chết đi, con cháu mua một chiếc du thuyền và tận hưởng cuộc sống trên một hòn đảo, thì ông sẽ bò ra khỏi mộ và mắng họ.
Cũng như vậy với nhiều tỉ phú, ví dụ như Buffett, ông là người điển hình của thực hành tu khổ hạnh

𝐂𝐡𝐢̉ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐡𝐢̣𝐮 đ𝐮̛̣𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐤𝐡𝐨̂̉ 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐚𝐨 𝐭𝐡𝐮̉.
Ví dụ như Đức Phật, hay đệ tử của Ngài là Ca Diếp tu luyện theo hạnh đầu đà, đã trở thành Phật cứu độ chúng sinh. Đức Phật dạy rằng, nếu một vị tì kheo không hài lòng với sắc, thọ, tưởng, hành và thức thì tâm vị ấy sẽ được giải thoát.
Mặc Tử, người sinh sau Đức Phật 100 năm, ông chủ trương sống “bất hạnh” nên từ một người nông dân trở thành nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà khoa học và chiến lược quân sự nổi tiếng thời Xuân Thu.
Nói cách khác, bạn có thể thực sự đạt được hạnh phúc khi không theo đuổi hạnh phúc thể xác ngắn hạn!
𝙑𝒂̣̂𝙮 𝙗𝒂̣𝙣 𝙘𝙝𝒐̣𝙣 𝙨𝒐̂́𝙣𝙜 𝙝𝒖̛𝒐̛̉𝙣𝙜 𝙩𝙝𝒖̣ 𝙝𝙖𝙮 𝙩𝙪 𝙠𝙝𝒐̂̉ 𝙝𝒂̣𝙣𝙝?
Khi giày vừa chân, thì bàn chân bị lãng quên. Khi thắt lưng quấn quanh eo để giữ cho quần khỏi tụt, thắt lưng bị lãng quên. Khi mọi thứ hài hòa thì “cái tôi” bị lãng quên.
Vậy thì lợi ích của tu khổ hạnh là gì?./.