
“𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚̉, 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐨̉𝐢 𝐭𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐬𝐚̆́𝐜 𝐭𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢 𝐥𝐨̂́𝐢 𝐬𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐡𝐢̃.”
Khi còn học tiểu học, tôi thuộc lòng bài tập đọc “Con quạ uống nước” trong sách giáo khoa, thực sự tôi rất ngạc nhiên với trí thông minh của con quạ.
Lớn lên tôi nghi ngờ…
Cho đến khi có dịp ra nước ngoài, tôi thấy loài quạ rất thông minh, rồi chứng kiến các nhà khoa học Mỹ làm thí nghiệm “quạ uống nước”, thì tôi không còn nghi ngờ gì về tính chân thực trong câu chuyện ngụ ngôn Aesop.
Internet có một phiên bản khác.
Con quạ muốn uống nước trong lọ, nó nhặt từng hòn sỏi bên bờ sông bỏ vào lọ như bao lần trước, sau một thời gian dài làm việc cật lực, nó thấy nước chẳng thể dâng lên, trong khi cả dòng sông ở bên cạnh.
Chúng ta thường gặp những tình huống thế này:
Trong nhiều năm học tập, tôi luôn dành rất nhiều thời gian để cố gắng chăm chỉ hơn tất cả những người khác, nhưng khi ra trường đi làm tôi luôn tụt hậu so với họ.
Ở cơ quan, tôi luôn đi sớm hơn rồi về muộn hơn mọi người, tập trung toàn bộ tâm trí và sức lực vào công việc, nhưng mấy đồng nghiệp chơi bời bên cạnh thì lại được khen thưởng, còn tôi thì bị phê bình vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực ra, sự khác biệt lớn nhất giữa con người với con người không phải là chỉ số IQ, mà là cách suy nghĩ. Một khi bạn suy nghĩ sai, dù cố gắng thế nào, thì kết quả cuối cùng vẫn trở nên vô ích.
Nhiều năm trước tôi tham gia ê kíp ghép tạng.
Với bệnh nhân ghép thận, một trong những công việc quan trọng trước đó là đo thể tích bàng quang, bác sĩ phẫu thuật yêu cầu đo càng chính xác càng tốt.
Một giáo sư và mấy tiến sĩ siêu âm đo bàng quang.
Với bệnh nhân suy thận mãn quá lâu ngày, hình dạng của bàng quang sẽ rất kì quái, nó là khối chóp, khối elip, khối cầu, khối trụ, hay đường bờ đa cung sẽ rất khó tính toán.
Tất nhiên giáo sư tính theo máy siêu âm.
Tôi đứng cạnh giáo sư, sau một thời gian đo đạc trên siêu âm, giáo sư cứ tính ra những con số là tôi cho là không chính xác. Giáo sư bối rối. Tôi hỏi giáo sư, liệu còn cách nào tính chính xác gần như tuyệt đối hay không, thì giáo sư thực sự bó tay.
Đáp án của tôi là, giáo sư hãy để ý bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối bàng quang không một giọt nước tiểu, vậy cô y tá bơm bao nhiêu mLnước vào bàng quang, thì đó là thể tích chính xác của bàng quang vậy.
Phép tính toán chỉ mất vài giây.
Trưa hôm qua, một bệnh nhân đến nhờ tôi khám, đi kèm có một người nhà, một người nữa là anh bạn tôi.
Ra về mọi người phải mở cửa.
Nhưng cửa phòng tôi không mở được, bệnh nhân nói đã bị sập khoá, người nhà nói khoá cửa bị hỏng, anh bạn tôi nói tay hai người quá yếu.
Thực ra tất cả đều sai.
Kết qủa cuối cùng là, mọi người quen với cửa đẩy, tức là mọi rủi ro đưa ra bên ngoài, để người khác phải gánh chịu.
Cửa phòng tôi là kéo vào bên trong.
Triết gia Schopenhauer đã từng nói: “Nhà tù lớn nhất thế giới chính là tâm trí con người”.
Nhiều khi, điều thực sự hạn chế một con người không phải là sự nghèo khó về tiền bạc, mà là những khó khăn về tư duy.
Tôi đã từng nghe nói: “Người bình thường thay đổi kết quả, người giỏi thay đổi nguyên nhân, người xuất sắc thay đổi lối suy nghĩ.
Trong cuộc sống, chỉ cần chúng ta có những tư duy khác nhau, quan niệm khác nhau, thì dù có làm cùng một công việc, kết qủa cũng sẽ khác nhau.
Suy nghĩ quyết định lối thoát!
Nếu được hỏi, điều gì giúp người này thành công hơn người kia, thì câu trả lời của tôi sẽ là sự khác biệt trong cách suy nghĩ.
Năm 2021, hãng công nghệ Xiaomi nổi tiếng Trung Quốc thay đổi logo, đã thuê nhà thiết kế Nhật Bản nổi tiếng Kenya Hara – giáo sư của Đại học Mỹ thuật Musashino kiêm Chủ tịch Trung tâm thiết kế Nippon.
Hợp đồng thiết kế trị giá 7 tỉ.
Sau ba năm thiết kế, Kenya Hara công bố kết quả, logo mới i hệt cũ, chỉ thay đường viền ở bốn góc uốn cong hơn một chút.
Sự việc làm cả thế giới xôn xao.
Hầu hết bình luận nói rằng, Xiaomi đã bị lừa, hãy báo cảnh sát, hãy kiện Kenya Hara, kiện Đại học Mỹ thuật Musashino và Trung tâm thiết kế Nippon ra toà, vì logo đó hoàn toàn không có gì thay đổi.
Kenya Hara giải thích rằng, chi phí 7 tỉ đồng thay đổi logo là quá rẻ, vì logo đó là kết quả của hàm giải tích, mang vẻ đẹp của toán học siêu elip.
Thực ra, đường viền logo được Kenya Hara thiết kế mới, lấy cảm hứng từ một câu trong đề thi toán tuyển sinh đại học ở Trung Quốc.
Cho đường cong (C):
f\left ( x,y \right

\left | x \right |^{n}+\left | y \right |^{^{n}}-1
Xét đường cong (C) với f(x,y) = 0, thì phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đường cong (C) đối xứng qua gốc toạ độ.
B. Khi n = -2, đường cong (C) có giá trị nhỏ nhất từ một điểm trên (C) đến gốc toạ độ là 2.
C. Khi n > 0, đường cong (C) có giá trị nhỏ nhất của diện tích là pi.
D. Khi n > 0, đường cong (C) có giá trị nhỏ nhất của diện tích > 4.
Đề toán này, thực chất là một đường cong liên quan đến định lí cuối cùng của Fermat. Năm 1922, nhà toán học Model đã đề xuất một phỏng đoán nổi tiếng, mang tên ông, chính là câu hỏi trong đề thi đại học này.
Kenya Hara giải đề thi kiếm 7 tỉ đồng.
Tôi cũng đã giải bài toán này, thực sự đây là một đề toán quá hay, nên tôi không ngạc nhiên khi nhà thiết kế Kenya Hara nổi tiếng thế giới đã ứng dụng nó để thiết kế logo mới cho hãng Xiaomi.
Câu chuyện con quạ uống nước cũng vậy.
Tôi đã lập phương trình hàm đa biến, giải các tình huống, cho ra kết quả với bình thế nào và mực nước như nào thì quạ thả sỏi vào sẽ uống được nước, còn như nào thì không uống được. Tôi thực sự hào hứng với điều này. Từ cảm hứng ấy, tôi cùng đội ngũ làm kênh youtube “Bác sĩ Trần Văn Phúc Official” đã thực hiện chủ đề “Uống nước đúng cách”.
Chương trình sẽ phát sóng lúc 9:00 sáng nay.
Đường link chương trình, tôi để dưới comment, rất mong bạn đọc vào xem, bình luận, like, chia sẻ, đăng kí kênh để ủng hộ đội ngũ chúng tôi.
Cũng trong sáng nay, vào lúc 10 giờ, tôi có buổi Livestream “Con đường tới Chẩn đoán Hình ảnh”, do Trường Đại học VinUni tổ chức.
Chương trình có sự tham dự:
✓ MC Đỗ Bạch Dương – Giảng viên Học Viện Ngoại Giao, Cựu BTV Đài TH Việt Nam.
✓ GS. TS. Lâm Khánh – Chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
✓ BS. Trần Văn Phúc – Trung tâm Kĩ thuật cao và Tiêu hoá Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Saint Paul.
✓ PGS. TS. Bùi Văn Giang – Chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh Trường đại học VinUni, Giám đốc khối Chẩn đoán Hình ảnh Hệ thống Y tế Vinmec.
✓ BS. Vũ Huy Tuân – Bác sĩ nội trú Chẩn đoán Hình ảnh Trường University of Pennsylvania (Hoa Kỳ).
Tôi cho rằng, điều quan trọng trong cuộc sống là tư duy, nếu tư duy không đúng thì con đường sẽ sai lầm, phương hướng sẽ sai lầm, và dù có chăm chỉ đến đâu thì cũng chỉ đạt được kết quả rất hạn chế.
Nhiều người hỏi tôi cách để tới thành công?
Tôi trả lời, đó là sự khác biệt trong cách nghĩ, nếu chúng ta chỉ rập khuôn câu chuyện con quạ uống nước đã học ở cấp 1, hay chỉ xem người khác giải bài toán Fermat thế nào, thì sẽ rất khó đi tới thành công.
Để thành công, thì hãy bắt tay vào giải quyết bài toán, khi đó sẽ xuất hiện rất nhiều tình huống, từ đó mới chọn ra được tình huống đúng nhất, tối ưu nhất.
Hãy chọn cách suy nghĩ cho riêng mình.

Bởi lẽ, cách một người nhìn và suy nghĩ về các vấn đề, có liên quan đến cách xử lí vấn đề đó và liên quan đến kết quả trong cuộc đời.
Người xuất sắc sẽ biết cách phá vỡ lối suy nghĩ theo thói quen.
Nhiều khi, vấn đề trở nên rắc rối và khó khăn, là bởi chúng ta cứ bám vào suy nghĩ theo quán tính, tin rằng mọi thứ chỉ có một hoặc hai, đã mặc định như vậy.
Trước khi phát hiện ra thiên nga đen ở Australia, người châu Âu đóng đinh trong đầu rằng, thiên nga chỉ có duy nhất màu trắng.
Cuộc sống luôn thay đổi, kiến thức luôn thay đổi, nếu bạn đóng khung những suy nghĩ của mình, thì bạn chỉ có thể đứng an toàn trên đôi chân của mình, tức là không thể chạy nhanh được về phía trước, càng không thể nhảy cao hoặc nhảy xa.
Phải thoát khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm.
Chỉ khi dám thoát khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm, thì chúng ta mới có thể phá vỡ xiềng xích của nhận thức, thoát khỏi xiềng xích của trực giác và kinh nghiệm, để đạt tới mốc thành công mới trong cuộc sống./.