Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa

LÀM VIỆC QUÁ SỨC

 𝐊𝐚𝐫ō𝐬𝐡𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 đ𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐚𝐢 đ𝐨́ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐪𝐮𝐚́ 𝐬𝐮̛́𝐜 đ𝐞̂́𝐧 𝐦𝐮̛́𝐜 𝐠𝐢𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐡𝐨̣.

Khi được hỏi điều gì làm ông ngạc nhiên nhất về con người, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói:

“Con người, để kiếm tiền, họ đã hi sinh sức khỏe của mình. Sau đó, họ lại hi sinh tiền bạc để sửa chữa và hồi phục sức khỏe. Và rồi, họ lo lắng cho tương lai đến mức không thể tận hưởng được cuộc sống hiện tại. Kết quả là, họ không sống ở hiện tại hay tương lai, cho đến khi họ nhận ra cuộc sống thật ngắn ngủi, thì họ sống như thể họ sẽ không bao giờ chết, nhưng đến lúc chết họ mới chợt hiểu rằng họ chưa bao giờ được sống”.

Làm việc hơn 55 giờ mỗi tuần sẽ đưa bạn tới cái chết.

Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 2 triệu người chết đột ngột vì làm việc quá sức. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thống kê từ năm 2000 đến năm 2016, trung bình mỗi năm thế giới có hơn 745.000 người chết đột ngột vì làm việc hơn 55 giờ một tuần, đàn ông chiếm ¾ trong tổng số, tập trung nhiều ở các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Úc).

WHO và ILO chọn con số cảnh báo 55 giờ/tuần.

WHO cũng đưa ra ước tính, có tới 9% dân số toàn cầu hiện đang làm việc trong thời gian dài nguy hiểm, tăng 29% so với năm 2000, WHO cho biết con số này vẫn đang tăng lên.

Trường hợp chết do làm việc quá sức đầu tiên được mô tả năm 1969, một người đàn ông 29 tuổi ở Nhật Bản đột ngột qua đời do làm việc quá sức trong thời gian dài, ông là nhân viên bộ phận phát hành của một công ti báo chí lớn nhất Nhật Bản, nguyên nhân tử vong là do đột quỵ.

Năm 1978, người Nhật bắt đầu sử dụng thuật ngữ karoshi để chỉ những cái chết đột ngột sau một cơn đột quỵ não hoặc đột tử do bệnh tim, ở những người làm việc quá sức.

Năm 1982, ba bác sĩ Nhật Bản gồm Tajiri Seiichiro, Hosokawa và Uehata đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề Karoshi, nội dung đề cập đến nhiều nam thanh niên trẻ khoẻ, họ làm việc quá sức hơn 60 giờ mỗi tuần, dẫn đến cái chết vì đau tim hoặc đột quỵ não.

Vào giữa thập niên 198x, trong thời kì kinh tế bong bóng, nhiều giám đốc điều hành ở Nhật Bản đã chết trẻ theo cách tương tự. Xã hội Nhật Bản bắt đầu thực sự quan tâm đến karōshi. Năm 1987, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản bắt đầu thu thập số liệu thống kê về karoshi, kết quả thật bất ngờ, khoảng 1/4 nhân viên nam ở Nhật Bản làm việc hơn 60 giờ một tuần.

Khái niệm karōshi (過労死), một từ tiếng Nhật dịch theo nghĩa đen là “cái chết do làm việc quá sức”, còn được gọi là cái chết đột ngột do nghề nghiệp. Ở Hàn Quốc, nó được gọi là gwarosa (과로사) và ở Trung Quốc, được gọi là guolaosi (过劳死).

Karōshi không phải là một thuật ngữ y học thuần túy, mà là một thuật ngữ y tế xã hội, nó đề cập đến quá trình lao động phi sinh lí, trong đó mô hình cuộc sống và công việc bình thường của người lao động bị phá hủy, sự mệt mỏi tích tụ trong cơ thể và chuyển sang trạng thái làm việc quá sức, có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Thuật ngữ karoshi sau khi ra đời, nhiều học giả tin rằng nếu một người làm việc >60 giờ một tuần, hoặc làm thêm giờ >50 giờ một tháng, hoặc làm việc hơn một nửa số ngày nghỉ trong suốt cuộc đời, thì có thể bị coi là làm việc quá sức. Trong số đó, các học giả nhấn mạnh đến tình trạng thiếu ngủ, làm việc liên tục hơn 24 giờ mà không có thời gian ngủ, chẳng hạn như cảnh sát, nhân viên y tế phải trực vào ban đêm.

👷

 𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐪𝐮𝐚́ 𝐬𝐮̛́𝐜, đ𝐞̂̉ 𝐝𝐚̂̃𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝐤𝐚𝐫ō𝐬𝐡𝐢, 𝐡𝐚̣̂𝐮 𝐪𝐮𝐚̉ 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐢 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐨̣̂𝐭?

Đây là một vòng lặp vô tận.

Trước hết, giới trẻ thế hệ này đang phải đối mặt với áp lực từ mọi phía. Cụ thể là xe, nhà, hôn nhân, con cái, cha mẹ, thực phẩm, mua sắm, du lịch, ham muốn vật chất… Thành thật mà nói, tất cả những thứ này đều tốn tiền.

Vậy tiền đến từ đâu?

Nếu người có nhiều tiền, đương nhiên sẽ không vấn đề gì. Tôi có một người bạn, gia đình giàu có, lấy một người đàn ông giàu có, cô ấy đã là mẹ của bốn đứa con, nay đã bước vào tuổi trung niên nhưng trên môi vẫn nở nụ cười ở độ tuổi đôi mươi rất nữ tính. Nói chung, những người xuất phát ở vạch đích, sinh ra đã ngậm thìa vàng, thì cuộc sống của họ không có gì là áp lực.

Còn với những người bình thường khác, ngoài việc họ phải đối mặt với những bộn bề của cuộc sống, thì áp lực trong công việc có thể khiến mọi người trở nên đau khổ từng phút giây.

Người bình thường xuất phát điểm thấp, dù có chăm chỉ đến đâu, thì cả đời cũng chỉ có thể đảm bảo cuộc sống cơ bản dư giả chút ít, chứ đừng nói đến giàu sang phú quý.

Nhưng khi đến một thời điểm nào đó, những người trẻ tuổi phải mua một căn nhà, một chiếc ô tô, kết hôn, sinh con, chu cấp tiền cho cha mẹ già… áp lực ngày càng nặng trong khi tiền lương vẫn không tăng. Để giải quyết, không cách nào khác là phải làm thêm giờ.

Làm thêm giờ sẽ dẫn tới không còn thời gian.

Lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian, giới trẻ bị cuốn vào nhịp sống gấp gáp, mọi việc đều phải đặt tốc độ nhanh chóng và hiệu quả lên hàng đầu. Ví dụ ăn uống, thay vì đi chợ nấu cơm, thì sử dụng dịch vụ ăn uống, thức ăn nhanh. Thay vì đi bộ hay đi xe đạp, thì sử dụng xe ôm công nghệ, taxi, chuyển phát nhanh express. Thay vì chờ đợi lao động kiếm tiền, thì chuyển sang vay tiền, vay nhanh.

Văn hóa Mỹ xâm nhập: chủ nghĩa tiêu dùng.

Sống là để vui chơi, là mua sắm để mang lại hạnh phúc cho bản thân, để thêm chút sảng khoái cho cuộc đời. Bốn nhăm năm cuộc đời như gió thổi thoáng qua. Những đứa trẻ lớn lên trong xã hội thời hiện đại này, cuộc sống là theo đuổi sự cá nhân hóa và giải trí. Vậy giới trẻ đang có thể dùng gì để giải trí? Để giải trí, giới trẻ phải làm việc chăm chỉ, để kiếm được nhiều tiền, tiêu tiền nhanh chóng và “khoe” sự giàu có của mình với bạn bè. Những cách giải trí như phải nhuộm tóc, uống rượu, sử dụng ma tuý, đến hộp đêm, đổi điện thoại di động, thường xuyên thức khuya. Ban ngày lại phải đi làm, công việc luôn cấp bách phải tăng ca, phải làm thêm giờ. Cuộc sống tiêu dùng nhanh chóng khiến giới trẻ hài lòng. Sự hài lòng chậm trễ trước đó là thay thế bằng sự thỏa mãn nhanh chóng, tần số hưng phấn thần kinh cao hơn trước, sự xâm lấn theo thời gian cũng nghiêm trọng hơn trước, sức chịu đựng của thần kinh có hạn, dưới sự kích thích kép của khoái cảm và mệt mỏi.

Khi tâm trí ngày càng không theo kịp được sự “nhanh chóng” và “hiệu quả” mà thời đại ban cho, giới trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và bất lực, cảm thấy mình là một người cô đơn trong thành phố, cô đơn và không thể thoát ra được.

Mệt mỏi và cô đơn thì phải tìm cách xả bớt.

Cách xả stress thông dụng là, uống trà sữa, say sưa xem TikTok, mê mải xem các clip ngắn, chơi game online như điên.

Những thói quen sinh hoạt xấu ngày càng trở nên tồi tệ, vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại, giới trẻ chìm đắm trong cái vòng luẩn quẩn ấy, áp lực cứ tăng lên cho đến khi họ gục ngã.

👷

 𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐨̛ 𝐜𝐡𝐞̂́, 𝐭𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐤𝐚𝐫𝐨𝐬𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́𝐜 𝐥𝐚̀ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐪𝐮𝐚́ 𝐬𝐮̛́𝐜, 𝐥𝐚̣𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐝𝐚̂̃𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝐜𝐚́𝐢 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐨̣̂𝐭?

Có hai hệ thống quan trọng liên quan đến karoshi = Tuỷ thượng thận + Hệ thống thần kinh giao cảm.

Tủy thượng thận tiết ra hai catecholamine: epinephrine (Adrenaline) và norepinephrine (Noradrenaline). Hai chất sinh hóa này đóng vai trò “sứ giả” trong cơ thể con người. Cơ thể con người phát ra mệnh lệnh thông qua các “sứ giả” để điều chỉnh chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, thuật ngữ chuyên môn gọi là chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng chuyển các tín hiệu thần kinh để nhiều cơ quan.

Hai chất sinh hóa này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong trạng thái lo âu.

Khi con người ở trạng thái lo lắng, epinephrine và norepinephrine nhanh chóng được giải phóng vào máu, tác động lên hệ tim mạch, làm tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu, tăng nồng độ axit béo tự do trong máu, đây thực chất là một phản ứng bản năng sinh học – còn gọi là phản ứng stress.

Cái gọi là phản ứng căng thẳng đề cập đến một phản ứng vật lí xảy ra khi một người hoặc động vật phải đối mặt với một tình huống bất ngờ, bất ngờ hoặc khẩn cấp, phản ứng này cho phép động vật tập trung, kích thích thần kinh, huy động năng lượng cơ thể và phản ứng với những thay đổi bất cứ lúc nào. Trong những thời điểm quan trọng của thế giới hoang dã, phản ứng với căng thẳng có thể cứu sống con người. Ví dụ, nếu chúng ta đi xe máy thấy một chiếc ô tô ngược chiều lấn làn lao thẳng vào chúng ta với một vận tốc lớn, ngay lập tức chúng ta đánh lái và tránh được cú tai nạn. Muốn phản ứng như vậy, thì cơ thể phải đột ngột tiết ra lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh này, giúp truyền đạt tín hiệu từ não đến tay chỉ huy đánh lái. Nhưng hai chất này tăng đột ngột, cũng làm chúng ta lo lắng, hoảng sợ, tim đập dồn dập, hơi thở gấp gáp.

Nếu một người ở trạng thái lo lắng trong thời gian dài, nồng độ epinephrine và norepinephrine trong máu sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài, điều này cực kì có hại cho sức khỏe.

Bởi vì nồng độ epinephrine và norepinephrine cao trong thời gian dài sẽ làm tăng huyết áp, huyết áp tăng sẽ làm dày thành động mạch, thu hẹp lòng mạch máu và tăng sức cản dòng máu, từ đó sẽ làm tăng thêm huyết áp cao, hình thành một chu kỳ luẩn quẩn.

Epinephrine và norepinephrine cũng có thể gây tăng lipid máu và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Tăng huyết áp và mỡ máu cao là những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các bệnh tim và não, làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim và não.

👷

 𝐂𝐡𝐮́ 𝐲́, 𝐜𝐨́ 𝟏𝟎 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐨̣̂𝐭 𝐯𝐢̀ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐪𝐮𝐚́ 𝐬𝐮̛́𝐜, 𝐝𝐨 𝐇𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐤𝐫𝐚𝐨𝐬𝐡𝐢 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐚̉𝐧 đ𝐞̂̀ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭.

1. Bụng tướng quân: Tỉ lệ eo/hông nữ > 0,85 và nam > 0,9 là “bụng tướng quân”.

2. Rụng tóc: rụng từng vùng, rụng nhiều khi chải hoặc gội.

3. Suy giảm trí nhớ, dễ quên những điều nhỏ nhặt.

4. Đi vệ sinh thường xuyên.

5. Càng ngày càng khó tập trung.

6. Giảm ham muốn tình dục và giảm khả năng tình dục.

7. Giảm khả năng tính nhẩm.

8. Mất ngủ, mơ nhiều, tỉnh dậy cảm thấy mệt mỏi yếu ớt, chất lượng giấc ngủ kém.

9. Thường xuyên đau đầu, tức ngực, ù tai, tim đập nhanh.

10. Dễ cáu kỉnh, tiêu cực, bi quan, khó kiểm soát cảm xúc.

Với những người làm việc >60 giờ một tuần, hoặc làm thêm giờ >50 giờ một tháng, hoặc làm việc hơn một nửa số ngày nghỉ trong cả năm, thì nên thử test 10 dấu hiệu trên.

✓ Nếu ≤ 3 dấu hiệu: Chấp nhận được.
✓ Từ 4 đến 6 dấu hiệu: Đang làm việc quá sức.
✓ Nếu ≥ 7 dấu hiệu: Đang ở trong vùng đỏ.

Để dễ nhớ, dân gian có câu “tóc rụng, bụng to, hay lo, hay nghĩ” đó là những dấu hiệu dễ thấy nhất karoshi theo cách người Việt.

👷

 𝐍𝐞̂́𝐮 𝐛𝐚̣𝐧 𝐫𝐨̛𝐢 𝐯𝐚̀𝐨 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐪𝐮𝐚́ 𝐬𝐮̛́𝐜, đ𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐨 𝐥𝐚̆́𝐧𝐠, 𝐡𝐚̃𝐲 𝐚́𝐩 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝟕 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐝𝐮𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐮.

1. Cứ sau 20 phút làm việc hãy đứng dậy và vận động 1 phút: Kể cả khi đang họp, cũng cần phải đứng dậy và di chuyển sau khi ngồi được 20 phút.

2. Uống nước thường xuyên: Duy trì thói quen uống trên 2 lít nước mỗi ngày, tương đương với 8 cốc nước, uống nước đều đặn mỗi giờ là cách tốt nhất để giảm axit uric.

3. Tập thể dục thường xuyên: Bơi lội, chạy bộ, leo núi, đi bộ, cầu lông, v.v., bất cứ điều gì thuận tiện đều có thể áp dụng ngay.

4. Máy tính, bàn, ghế, màn hình, mua một bộ phù hợp với mình.

5. Đi ngủ sớm và thức dậy sớm.

6. Áp dụng thuật “câu cá” công sở.

7. Thỉnh thoảng đi du lịch để thư giãn.

👷

 𝐂𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 “𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐜𝐚̂𝐮 𝐜𝐚́ 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐬𝐨̛̉”?

Hãy nhớ rằng, tiền kiếm được thuộc về ông chủ, mạng sống thuộc về bạn, nếu không may rơi vào tình thế bắt buộc phải làm thêm giờ, thì hãy học cách “câu cá” nơi công sở, tức là thỉnh thoảng buông thả bản thân.

Sau đây là 9 kĩ thuật “câu cá” nơi công sở bạn có thể áp dụng dễ dàng.

1. Đồng ý: Ví dụ ngồi họp lãnh đạo nói nhiều, thì không quan tâm nội dung, hãy gật đầu cơ học cứ sau 10 giây để biểu thị sự chấp thuận.

2. Giả dạng: Từng cái cau mày, từng nụ cười dường như đều đang suy nghĩ nghiêm túc.

3. Lướt internet: Mọi lúc, mọi nơi, thấy căng thẳng là vào lướt mạng.

4. Đọc tiểu thuyết.

5. Che đậy: Bê con mới sinh không sợ hổ, nhưng khi lãnh đạo đi qua, cũng phải biết khéo léo che thân đừng để lãnh đạo phát hiện ra mình đang nghỉ ngơi.

6. Nguỵ tạo: Ví dụ sử để hàng loạt các tài liệu trên mặt bàn, trên màn hình, thể hiện đang làm việc rất nhiều, được lãnh đạo khen ngợi.

7. Khoe khoang thành tích: Đôi khi cần phải thể hiện mình làm việc rất tốt, để lãnh đạo không chú ý xét nét, giúp bản thân có thời gian giảm áp lực công việc.

8. Chịu khó nói chuyện với khách hàng: Đây là cách câu giờ cực kì hiệu quả.

9. Ra ngoài đi vệ sinh hoặc làm việc vặt.

Nói chung, kĩ thuật “câu cá” rất rộng và sâu, mỗi người có một cách khác nhau, nhưng cái kết thường giống nhau là giúp bản thân giảm tải áp lực công việc. Cái dở là, cho dù kĩ năng câu cá và chèo thuyền có cao thủ đến đâu, thì cũng không thể tránh khỏi việc không thoàn thành nhiệm vụ công việc đúng thời hạn. Trên thực tế, hành vi câu cá được gọi là “hành vi nghỉ ngơi vi mô” trong tâm lí học, nó là một chiến lược quản lí nguồn lực tâm lí. Thông qua các hành vi nghỉ ngơi ngắn hạn, chúng ta có thể khôi phục nguồn lực tâm lí đã tiêu hao trong suốt quá trình làm việc và có được nhiều cảm xúc tích cực hơn, từ đó nâng cao hiệu quả công việc tổng thể và cải thiện hiệu suất tổng thể.

Đây cũng là lí do tại sao nhiều công ti tổ chức tiệc trà chiều.

👷

 𝐕𝐢̃ 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡!

“Không ai chết vì làm việc chăm chỉ – Hard work never killed anyone”.

Thật không may, câu ngạn ngữ nổi tiếng của người phương Tây là kim chỉ nam cho giới trẻ theo đuổi “văn hoá chiến thắng – a winning culture” ở thế kỉ 21, trong y học thì câu ngạn ngữ này chắc chắn là không chính xác.

Mới đây ông Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến phát biểu trên truyền thông rằng: “Đam mê thực sự phải bằng hành động, hành động đêm ngày. Tôi rất tự hào mình có thể làm việc 12, 14, 16 giờ/ngày, không có thứ 7, Chủ nhật, làm từ năm này qua năm khác, nhưng tôi vẫn cảm thấy xấu hổ khi gặp các bạn trẻ làm việc 20 giờ/ngày. Các bạn ấy bị vợ mắng nếu mà có vợ, các bạn bị người yêu bỏ, chắc chắn bỏ rồi, bởi vì không còn thời gian nào. Các bạn sống bằng đam mê, bằng hành động của mình và làm việc điên cuồng mỗi ngày”.

Tôi đã có bài viết về phát biểu của ông Tiến.

Và tôi cũng biết, cái gọi là “văn hóa chiến thắng trong thế kỉ 21 – a winning culture in the 21st Century”, nơi các bạn trẻ hối thúc nhau làm việc hơn 16 giờ mỗi ngày để đưa sự nghiệp từ con số 0 lên con số 1000 trở lên, các ông chủ luôn đánh giá cao thứ văn hoá này. Các bạn hãy cẩn thận, cái gọi là “văn hoá chiến thắng” ấy cực kì nguy hiểm, độc hại và tự hủy hoại bản thân. Làm thế nào một người có thể thực sự ở trạng thái tốt nhất và mang lại kết quả tuyệt vời, nếu họ dành cả tinh thần, cảm xúc và thể chất vào công việc trên 8 giờ mỗi ngày, chứ đừng nói tới 16 giờ hay 20 giờ như ông Hoàng Nam Tiến phát biểu.

Làm việc > 55 giờ/tuần là đang tiến đến cái chết: karoshi.

Thật tuyệt vời, khi mà sắp tới chúng ta có thêm một ngày nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, hãy tận dụng điều này để làm đảo ngược lại thứ “văn hoá chiến thắng”, bằng cách dành thời gian cho bản thân, cho gia đình và bạn bè, với những giây phút nghỉ ngơi tuyệt vời nhất.

Sẽ tuyệt vời hơn nữa, khi các bạn mở kênh youtube “Bác sĩ Trần Văn Phúc Official”, xem lại chủ đề “Người trẻ chết đột ngột”.

Chúc quý vị một ngày nghỉ vui vẻ!/.

Xem chương trình chủ đề "Người trẻ chết đột ngột" bằng cách nhấn vào ảnh

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *