
𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐢 𝐧𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐜𝐨̛ 𝐛𝐚̉𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐩𝐡𝐚̉𝐧 𝐚́𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐨̣𝐢 𝐤𝐡𝐢́𝐚 𝐜𝐚̣𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐚̂̉𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐯𝐚̀ đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐲 𝐭𝐞̂́: “𝐐𝐮𝐚́ 𝐦𝐮̀ 𝐬𝐚𝐧𝐠 𝐦𝐮̛𝐚 – 𝐐𝐮𝐚́ 𝐝𝐮 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̣̂𝐩 – 𝐓𝐨𝐨 𝐦𝐮𝐜𝐡 𝐢𝐬 𝐧𝐨𝐭 𝐞𝐧𝐨𝐮𝐠𝐡”. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐚̀𝐲 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 đ𝐮́𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜𝐚̉ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨̉𝐞. 𝐍𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐧𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨𝐞̉ 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭. 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐧𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐚̂́𝐲 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐬𝐮̛̣ 𝐬𝐚𝐢 𝐥𝐚̂̀𝐦. 𝐂𝐨̛ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐨𝐧 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐩𝐡𝐮̛́𝐜 𝐭𝐚̣𝐩, 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐦𝐨̂̃𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐦 𝐚̂̉𝐧, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨𝐞̉ 𝐜𝐨̂́ 𝐭𝐢̀𝐦 𝐤𝐢𝐞̂́𝐦 𝐜𝐡𝐚̂̉𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐝𝐚̂̃𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝐜𝐚́𝐜 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣𝐢, “𝐨𝐯𝐞𝐫𝐝𝐢𝐚𝐠𝐧𝐨𝐬𝐢𝐬” 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛̃ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐀𝐧𝐡 𝐦𝐨̂ 𝐭𝐚̉ 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐡𝐮𝐨̂́𝐧𝐠 𝐧𝐚̀𝐲, 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐫𝐚 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐥𝐚̀ “𝐜𝐡𝐚̂̉𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐪𝐮𝐚́ 𝐦𝐮̛́𝐜”.
“𝐿𝑎̃𝑜 𝑔𝑖𝑎̀, 𝑔𝑎̂̀𝑛 đ𝑎̂𝑦 𝑙𝑎̃𝑜 𝑐𝑜́ 𝑘ℎ𝑎́𝑚 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑘ℎ𝑜𝑒̉ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔?”
“𝐿𝑎̃𝑜 đ𝑎̃ 𝑠𝑎̆́𝑝 𝑥𝑒̂́𝑝 𝑟𝑜̂̀𝑖, 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎́ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑔𝑜́𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑚, 𝑔𝑜́𝑖 𝑟𝑒̉ 𝑡ℎ𝑖̀ ℎ𝑜̛𝑛 𝑡𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢, 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑣𝑎̀𝑖 𝑡𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢, đ𝑎̂̀𝑦 đ𝑢̉ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ ℎ𝑎𝑖 𝑐ℎ𝑢̣𝑐 𝑡𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢. 𝑉𝑎̣̂𝑦 𝑐ℎ𝑜̣𝑛 𝑔𝑜́𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 đ𝑎̂𝑦? 𝐶ℎ𝑜̣𝑛 𝑔𝑜́𝑖 đ𝑎̂̀𝑦 đ𝑢̉ 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑙𝑎̣𝑖 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛, 𝑐ℎ𝑜̣𝑛 𝑔𝑜́𝑖 ℎ𝑜̛𝑛 𝑡𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑙𝑜 𝑞𝑢𝑎́ 𝑠𝑜̛ 𝑠𝑎̀𝑖, 𝑐ℎ𝑜̣𝑛 𝑔𝑜́𝑖 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑙𝑎̣𝑖 𝑠𝑜̛̣ 𝑏𝑜̉ 𝑠𝑜́𝑡 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ ℎ𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑛𝑔ℎ𝑒̀𝑜.”
Như chúng ta đã biết, việc khám sức khỏe định kì rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Với nhịp sống và công việc ngày càng tăng của con người, cùng với áp lực tâm lí, nhiều căn bệnh đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy hoạt động liên tục, nó cần được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên. Khám sức khỏe là một cuộc kiểm tra tổng thể các hệ thống khác nhau của cơ thể con người. Thông qua khám sức khoẻ, có thể phát hiện sớm tình trạng sức khỏe và các bệnh tiềm ẩn, từ đó có thể điều chỉnh, điều trị càng sớm càng tốt.
Phát hiện sớm, phòng ngừa sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm, đó là những cách tiết kiệm và hợp lí nhất để bảo vệ chất lượng cuộc sống; khám sức khoẻ giúp thực hiện những mục tiêu ấy.

𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨̉𝐞 𝐧𝐞̂𝐧 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐨̛̉ đ𝐨̣̂ 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐧𝐚̀𝐨?
Cơ thể con người là một cá thể phức tạp, một em bé khỏe mạnh phải có các cơ quan hoàn chỉnh ngay từ khi sinh ra, nhưng sự phát triển và chức năng của chúng chưa hoàn hảo. Nói chung, cơ thể dần dần phát triển và trưởng thành sau 3 tuổi, từ thuở thơ ấu, thiếu niên đến tuổi thanh niên và trung niên, già, hoàn thành toàn bộ vòng đời của con người. Việc khám sức khỏe định kì là rất cần thiết. Tuỳ theo từng giai đoạn của vòng đời, từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi về già, mỗi giai đoạn có cách thức khám sức khoẻ rất khác nhau.
❶ 𝑻𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒊̀ 𝒃𝒂̀𝒐 𝒕𝒉𝒂𝒊:
Khám thai bản chất là khám sức khoẻ cho thai nhi trong bụng mẹ, quan sát và hiểu được sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau như chiều cao, cân nặng của thai nhi và liệu thai nhi có phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không, có dị tật bẩm sinh hay không, cần can thiệp bào thai hay can thiệp sau sinh không. Tùy theo những đặc điểm thay đổi khác nhau của từng giai đoạn của thai kì, chúng ta chia toàn bộ quá trình mang thai thành ba giai đoạn: khám thai sớm (trong vòng 12 tuần), quý hai (13-27 tuần), khám thai muộn (28-40 tuần).
✓ 𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑖 𝑠𝑜̛́𝑚: Trong vòng 12 tuần đầu tiên.
✓ 𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑖 𝑞𝑢𝑦́ 𝐼𝐼: Chu kì khám 4 tuần một lần, tổng cộng 4 lần (16, 20, 24, 28 tuần).
✓ 𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑖 𝑚𝑢𝑜̣̂𝑛: Thai được 28-36 tuần, khám 2 tuần 1 lần, tổng cộng 3 lần (30, 32, 34 tuần). Sau 36 tuần khám một tuần 1 lần, tổng cộng 5 lần (36, 37, 38, 39, 40 tuần).
Trong trường hợp bình thường, số lần khám thai trong toàn bộ thai kì là 12-13 lần. Nếu mẹ bầu mắc các bệnh hoặc có những phản ứng, triệu chứng bất lợi rõ ràng khi mang thai, bản thân thai nhi có những bất thường, thì số lần khám thai sẽ tăng lên và cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ.
❷ 𝑵𝒈𝒂𝒚 𝒔𝒂𝒖 𝒌𝒉𝒊 𝒔𝒊𝒏𝒉:
Ngay khi đứa trẻ chào đời, ít nhất một bác sĩ nhi khoa sẽ đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình và nếu trẻ có yếu tố nguy cơ cao, sẽ có một đội ngũ bác sĩ có mặt luôn sẵn sàng bảo vệ sự an toàn của đứa trẻ.
Đầu tiên bác sĩ sẽ đánh giá điểm APGAR, nghĩa là, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của trẻ khi sinh từ năm khía cạnh: màu da, nhịp thở, nhịp tim, trương lực cơ, phản ứng. Căn cứ vào đó, bác sĩ đánh giá xem trẻ có bị ngạt khi sinh, hay bị ảnh hưởng của gây mê hay không.
Tiếp theo, trẻ được khám ngoại hình, như chiều cao, cân nặng, vòng đầu, hậu môn, tinh hoàn, hay các dị tật bẩm sinh khác. Ngoài ra, trẻ cũng được sàng lọc thính lực, sàng lọc bệnh chuyển hoá di truyền, sàng lọc bệnh tim bẩm sinh.
❸ 𝑻𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒊̀ 𝒂̂́𝒖 𝒕𝒉𝒐̛ 3 – 13 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊: Việc khám sức khỏe thường được thực hiện mỗi lần khi vào nhà trẻ, vào tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, mục đích chính là tìm hiểu tình trạng sinh trưởng, phát triển và các bệnh lí bẩm sinh, di truyền.
❹ 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒊𝒆̂́𝒖 𝒏𝒊𝒆̂𝒏 𝒕𝒖̛̀ 14 – 19 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊: Trong giai đoạn này, học sinh THCS, THPT đang có sự phát triển thể chất nhanh chóng, cần được khám sức khỏe định kì mỗi học kì, tức là mỗi năm khám 2 lần. Mục đích khám, ngoài việc hiểu rõ về sự tăng trưởng và phát triển còn cần hiểu rõ nguy cơ mắc bệnh sớm, các yếu tố và bệnh truyền nhiễm, giúp điều chỉnh các thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh, nâng cao thể lực và sức đề kháng bệnh tật.
❺ 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒊𝒆̂𝒏 𝒕𝒖̛̀ 20 – 30 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊: Có thể nói đây là thời kì cơ thể và sinh lực mạnh mẽ nhất, nhiều người cho rằng nếu cơ thể cường tráng thì không cần khám sức khỏe, thực tế là rất cần phải khám, phải được chú ý từ khi còn trẻ. Chúng ta ngày càng thấy “nhồi máu cơ tim đột ngột” và “đột quỵ đột ngột” ở tuổi thanh niên. Thực ra không phải là “đột ngột”. Xơ vữa động mạch bắt nguồn từ tuổi trẻ, cụ thể là 20 tuổi có thể mắc, đến 30 tuổi thì hơn một nửa số mạch máu đã bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây xơ vữa, ví dụ cơ thể tiềm ẩn mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, đường huyết cao, tăng huyết áp. Đây là một quá trình tích lũy lâu dài, nên cần phát hiện từ sớm, điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt và làm việc, thì mới phòng được nhồi máu cơ tim và đột quỵ, cũng như phòng nhiều bệnh tật khác như tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Ở độ tuổi này, khám 2 năm một lần nếu hoàn toàn khoẻ mạnh, khám 1 năm một lần nếu có các tình trạng bệnh tật.
❻ 𝑻𝒓𝒆̂𝒏 30 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊: Tuổi tác ngày càng cao, chức năng sinh lí suy giảm, người trung niên và người cao tuổi dễ mắc bệnh tật. Trên 30 – 50 tuổi, nên khám sức khỏe định kì mỗi năm 1 lần với người khoẻ mạnh, mỗi năm 2 lần với người có bệnh, lập và lưu giữ hồ sơ khám sức khỏe cẩn thận, mỗi lần đi khám nhớ mang theo hồ sơ cũ. Trên 50 tuổi nên khám mỗi năm 2 lần. Đặc biệt quan trọng đối với người có bệnh, các u nang, sỏi, polyp… được phát hiện khi khám thực thể, nếu không cần điều trị thì nên tái khám thường theo lời khuyên của bác sĩ.

𝐓𝐮̛̀ 𝟐𝟎 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐞̂𝐧, 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨𝐞̉ 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 “𝟏 + 𝐗” 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐭𝐚̆́𝐜 𝐯𝐚̀𝐧𝐠, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐨́ “𝟏 + 𝐗 = 𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨𝐞̉ 𝐜𝐨̛ 𝐛𝐚̉𝐧 + 𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨𝐞̉ 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐡𝐚̣𝐧𝐠 𝐦𝐮̣𝐜 𝐜𝐚́ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐡𝐨𝐚́”.

“1” 𝒍𝒂̀ 𝒄𝒂́𝒄 𝒉𝒂̣𝒏𝒈 𝒎𝒖̣𝒄 𝒌𝒉𝒂́𝒎 𝒔𝒖̛́𝒄 𝒌𝒉𝒐̉𝒆 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈.
Các hạng mục khám sức khoẻ thông thường áp dụng cho mọi trường hợp, khám thường quy cho tất cả những trường hợp từ 20 tuổi trở lên, bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm và chụp chiếu.
① Đo các chỉ số: chiều cao, cân nặng, huyết áp, vòng eo, vòng hông;
② Khám lâm sàng: nghe tim phổi, khám các cơ quan nội tạng, kiểm tra da, hạch, cột sống và các chi, hệ thần kinh, v.v.;
③ Xét nghiệm máu: công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, mỡ máu, đường huyết lúc đói;
④ Tổng phân tích nước tiểu: lượng đường trong nước tiểu, bạch cầu trong nước tiểu, hồng cầu trong nước tiểu;
⑤ Thói quen đại tiện: Thói quen đại tiện, soi tìm hồng cầu trong phân;
⑥ Siêu âm: Siêu âm ổ bụng, hệ tiết niệu, hệ sinh dục;
⑦ Xquang: Chụp Xquang tim phổi thẳng;
⑧ Khám tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt.

“𝑿” 𝒍𝒂̀ 𝒄𝒂́𝒄 𝒉𝒂̣𝒏𝒈 𝒎𝒖̣𝒄 𝒌𝒉𝒂́𝒎 𝒔𝒖̛́𝒄 𝒌𝒉𝒐𝒆̉ 𝒄𝒂́ 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒉𝒐𝒂́ 𝒐̛̉ 𝒄𝒂́𝒄 đ𝒐̣̂ 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊 𝒌𝒉𝒂́𝒄 𝒏𝒉𝒂𝒖, 𝒈𝒊𝒐̛́𝒊 𝒕𝒊́𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒂́𝒄 𝒏𝒉𝒂𝒖, 𝒚𝒆̂́𝒖 𝒕𝒐̂́ 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒄𝒐̛ 𝒌𝒉𝒂́𝒄 𝒏𝒉𝒂𝒖.
Khám sức khoẻ chú ý sàng lọc sớm 5 nhóm nguy cơ cao: nhóm nguy cơ cao ung thư, nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp, nhóm phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, nóm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhóm nguy cơ mắc bệnh ống tiêu hoá.

𝑁ℎ𝑜́𝑚 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐𝑜̛ 𝑐𝑎𝑜 𝑚𝑎̆́𝑐 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛.
⑴ Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư: tiền sử người thân trực hệ hoặc họ hàng cùng huyết thống mắc bệnh ung thư trong vòng 3 thế hệ.
⑵ Có thói quen sinh hoạt không tốt: hút thuốc lá nhiều, nghiện rượu lâu ngày, lạm dụng ma túy, làm việc quá sức trong thời gian dài, suy dinh dưỡng nặng, mất ngủ, v.v.
⑶ Yếu tố nghề nghiệp: công việc tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại, ô nhiễm môi trường (ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm chất phóng xạ…)
⑷ Mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt: Virus viêm gan B, HIV, virus u nhú HPV, nhiễm Helicobacter pylori, v.v.
⑸ Có yếu tố dẫn đến tỉ lệ mắc ung thư cao: >50 tuổi, có tiền sử viêm gan B, viêm teo dạ dày mãn tính, v.v.
Phát hiện chủ yếu dựa vào hình ảnh học như siêu âm, Xquang, CT hay MRI, nội soi. Khi thấy có tổn thương trên hình ảnh học, sẽ kết hợp xét nghiệm các dấu ấn ung thư như AFP, CEA, CA-199, CA 15-3, CA125, HE4, CA72-4, CA242, CA50, PSA, fPSA, SCC, CYFER21-1, NSE, Ferr.
Về cơ bản, với nhóm có yếu tố nguy cơ cao ung thư nên tuân thủ theo khuyến cáo sàng lọc ung thư, để tránh lãng phí và tránh “overdiagnosis – chẩn đoán quá mức”.


𝑁ℎ𝑜́𝑚 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐𝑜̛ 𝑚𝑎̆́𝑐 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑡𝑢𝑦𝑒̂́𝑛 𝑔𝑖𝑎́𝑝.
⑴ Có người thân trong gia đình măc ung thư tuyến giáp.
⑵ Có tiền sử u tuyến giáp và các bệnh về tuyến giáp.
⑶ Khàn tiếng không rõ nguyên nhân và nhân tuyến giáp phát triển nhanh.
⑷ Người có nhân tuyến giáp.
⑸ Những người căng thẳng và tức giận.
⑹ Suy nhược tinh thần lâu dài và thức khuya lâu ngày.
⑺ Người bị nhiễm phóng xạ ở cổ.
Nhóm này làm siêu âm tuyến giáp, đồng thời xét nghiệm TSH, FT3 và FT4. Nếu có xét nghiệm bất thường thì cần xét nghiệm sâu hơn kháng thể TSH, T3, T4, FT3, FT4, TPO. Ngoài ra, Anti-TPO và Anti-TG là chỉ số quan trọng để xác định nguyên nhân gây suy giáp nguyên phát và là chỉ số chính để chẩn đoán viêm tuyến giáp tự miễn (như bệnh Hashimoto). Nếu Anti-TPO dương tính và nồng độ TSH huyết thanh tăng lên, điều đó cho thấy các tế bào tuyến giáp đã bị tổn thương. Nói chung, siêu âm và xét hormone tuyến giáp là hai công cụ tuyệt vời để kiểm tra tuyến giáp, chỉ cần hai thăm khám này có thể xác định tuyến giáp có khỏe mạnh hay không.

𝑃ℎ𝑢̣ 𝑛𝑢̛̃ 𝑏𝑖̣ 𝑠𝑢𝑦 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢̛́𝑛𝑔 𝑠𝑜̛́𝑚.
⑴ Kinh nguyệt ít, thưa, vô kinh, vô sinh.
⑵ Cảm xúc bất ổn, lo lắng, cáu kỉnh, mất ngủ, giảm trí nhớ.
⑶ Âm đạo khô và lạnh.
⑷ Da mất đi độ bóng, độ đàn hồi kém, xuất hiện nhiều vết nám.
⑸ Tiêu hóa và trao đổi chất kém, táo bón.
⑹ Mất dáng, béo, eo và bụng chảy xệ.
Phụ nữ có dấu hiệu suy buồng trứng sớm, ngoài khám lâm sàng, cần siêu âm tử cung buồng trứng, xét nghiệm hormone buồng trứng, hormone AMH.

𝑁ℎ𝑜́𝑚 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐𝑜̛ 𝑚𝑎̆́𝑐 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑡𝑖𝑚 𝑚𝑎̣𝑐ℎ.
Gồm những người béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu. Những người này được khám thực thể nghe tim, điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm Doppler mạch máu để phát hiện sớm tổn thương.

𝑁ℎ𝑜́𝑚 𝑐𝑜́ 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐𝑜̛ 𝑚𝑎̆́𝑐 𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛ 𝑑𝑎̣ 𝑑𝑎̀𝑦 đ𝑎̣𝑖 𝑡𝑟𝑎̀𝑛𝑔.
⑴ Từ 40 tuổi trở lên.
⑵ Người ở vùng có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày đại tràng cao.
⑶ Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
⑷ Những người bị viêm dạ dày teo mãn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày, viêm dạ dày phì đại, thiếu máu ác tính và các bệnh dạ dày tiền ung thư khác.
⑸ Người có polyp đại tràng, viêm loét hay túi thừa đại tràng.
⑹ Thân nhân thế hệ thứ nhất của bệnh nhân ung thư dạ dày hay đại tràng.
⑺ Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ cao khác gây ung thư dạ dày (nhiều muối, ăn muối, hút thuốc, uống rượu nhiều, v.v.)
Khám sức khoẻ với nhóm nguy cơ cao ung thư dạ dày trực đại tràng, nên theo khuyến cáo sàng lọc ung thư hai bệnh này, nội soi vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Ngoài ra, đối với dạ dày có thể xét nghiệm PGⅠ, PGⅡ, G17. Còn đối với đại tràng, tìm hồng cầu trong phân, cũng là một phương pháp.

𝐊𝐄̂́𝐓 𝐋𝐔𝐀̣̂𝐍: Khám sức khoẻ nhằm mục đích đánh giá tình trạng thể chất, phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn, để có biện pháp phòng ngừa sớm, chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, theo quan điểm của tôi thì bác sĩ cần khám thực thể rồi lựa chọn hạng mục khám phù hợp với từng trường hợp cụ thể, không nên khám càng toàn diện và chi tiết càng tốt, nếu không sẽ dẫn đến chẩn đoán quá mức. Một trong những chẩn đoán quá mức đó là sàng lọc ung thư, tôi đã viết bài rất kĩ, xin mời đọc lại trong phần comment tôi gắn link bài viết. Bài viết này tôi nói về khám sức khoẻ nói chung, dựa trên kinh nghiệm hơn 20 năm khám sức khoẻ cho rất nhiều đối tượng, cùng với những nội dung tôi tham khảo các quốc gia trên thế giới, với mục đích góp phần tránh lạm dụng nhiều hạng mục khám sức khỏe vô ích nhưng lại có nhiều hạng mục cần kiểm tra mà không được kiểm tra. Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân, có tính chất tham khảo, không phải là tài liệu hướng dẫn chính thức về khám sức khoẻ./.