Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ÍT ỐM ĐAU?

𝐋𝐚̀𝐦 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃, 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐡𝐨̉𝐢 𝐭𝐨̂𝐢 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐠𝐢𝐮̛̃ 𝐠𝐢̀𝐧 đ𝐞̂̉ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐚̆́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡, đ𝐞̂̉ 𝐜𝐨́ 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨̉𝐞 𝐯𝐚̀ 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐥𝐚̂𝐮. 𝐓𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐢𝐞̂́𝐜 𝐤𝐡𝐢 𝐭𝐨̂𝐢 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐧𝐨́𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐚̣𝐧 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠, 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐚̆́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐚̆́𝐜 𝐜𝐡𝐚̆́𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́, 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐞̃ 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐢́𝐭 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐡𝐨̛𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐥𝐚̣𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐱𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐡𝐨̛𝐧, 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐭𝐚̂𝐦 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̣ 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢̀𝐧𝐡.

Làm thế nào để ít ốm đau?

Nói vui một chút, nếu mọi người không bị bệnh tật nào hành hạ, thì bác sĩ chúng tôi lấy gì để ăn. Con người đến với thế giới này để trải nghiệm nhiều thứ, và bệnh tật ốm đau cũng vậy, đó là một trong số những trải nghiệm ấy. Nếu một người chưa từng bị bệnh, điều đó tốt, nhưng lại rất bất thường. Việc chúng ta mắc một số bệnh thực sự là cần thiết. Bởi vì khi tôi hay bạn bị bệnh, chúng ta sẽ không quậy phá, sẽ không nuông chiều bản thân, không dám liều lĩnh gây ra thảm hoạ. Nếu trời hơi lạnh thì mặc thêm quần áo để không bị cảm, nếu ăn nhiều một chút thì ngừng đũa để không bội thực, lái xe trên đường nhanh một chút thì sẽ giảm tốc độ lại để không tai nạn giao thông, nói năng quá mồm quá miệng với ai đó thì sẽ tem tém lại để không tạo khẩu nghiệp cho mình và cho đời. Tất cả những điều tồi tệ trên thế giới này thực ra đều là lời nhắc nhở hữu ích cho chúng ta biết điểm dừng. Bạn thấy người này người kia bị bệnh hoặc chính bạn cũng bị bệnh, người này người kia chết và chính bạn rồi cũng sẽ chết, đây là những lời nhắc nhở để bạn chú ý bảo vệ bản thân, từ đó cũng giúp bảo vệ những người xung quanh.

Không bệnh tật thế giới này sẽ loạn.

Phải biết rằng sinh, lão, bệnh, tử là chuyện bình thường của con người. Bạn không thể chỉ nói rằng nếu bạn bị bệnh, bạn sẽ thắp hương cầu xin Đức Phật và Bồ Tát che chở cho bạn khỏi bị bệnh, cầu xin các Ngài bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Thực ra Đức Phật và Bồ Tát không giúp bạn như vậy. Thân xác này là của chúng ta. Nếu ông trời có sự sắp đặt thì sự sắp xếp của Ngài là gì? Đó là một quá trình sắp xếp để chúng ta trải qua những thăng trầm của cuộc sống trên thế giới này, trải nghiệm những điều tốt và xấu trong các giác quan của chúng ta, cũng như trải nghiệm sức khỏe và sự suy tàn của các bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, trải nghiệm nào cũng chỉ có mức độ, nếu bạn ép buộc quá ngưỡng sẽ gây rối loạn. Ví dụ, ăn uống đầy đủ là rất quan trọng với sức khoẻ, nhưng chúng ta chỉ có nhiều nhất là ba bữa một ngày. Nếu cảm thấy mình ăn quá ít hoặc chưa đủ, bạn sẽ ăn vặt suốt ngày, ăn vào đêm khuya, càng ăn nhiều thì sức khỏe càng kém và dạ dày sẽ bị tổn thương. Thuốc bổ đến mấy uống nhiều vào cũng sẽ thành thuốc độc. Mọi người phải ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày. Nếu bạn cảm thấy thức khuya rất thú vị, nên bạn tự cho phép mình không ngủ vào lúc nửa đêm, thì tất cả các cơ quan trong cơ thể bạn sẽ bị quá tải. Thức khuya lâu ngày thì khí, mạch, huyết trong cơ thể có vấn đề, điều đó chắc chắn không tốt cho sức khỏe. Cũng như vậy, một số người dâm đãng và đắm chìm trong dục vọng, vốn dĩ dục vọng là bản chất của con người và là điều bình thường, nhưng nếu bạn muốn làm điều đó cả ngày sẽ dẫn tới thể xác và tinh thần của bạn bị suy sụp, bạn sẽ chết sớm.

Vì vậy, để cơ thể ít bị ốm hơn, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc vàng, là kiểm soát mọi thứ có chừng mực.

Nhưng thế nào mới là có chừng mực?

Đơn giản thôi, kiểm soát mọi thứ có chừng mực là khi bạn không bị ám ảnh, dù bạn làm gì, hãy làm có chừng mực và đừng bị ám ảnh.

Người xưa biết rằng, nếu cuộc sống dựa vào âm dương, ma thuật dung hòa, ăn uống cân đối, sinh hoạt điều độ, không làm việc hấp tấp, giữ cân bằng thể chất và tinh thần, tránh xa hư tà tặc khí, không tham lam vô độ, thanh tịnh trong dục vọng, bằng lòng với hư vô, chân khí hài hoà, tinh thần kiềm chế, đó chính là bí quyết để khoẻ mạnh và sống lâu.

Vì vậy, nếu bạn muốn khỏe mạnh, ít ốm đau và sống lâu, thực sự có một cách, đó là thuận theo tự nhiên thôi, đừng lộn xộn đi ngược lại tự nhiên.

Bản thân tôi là bác sĩ, cái gì cũng ăn một ít, kể cả ăn chay lẫn ăn thịt, tôi cũng thỉnh thoảng hút thuốc lá, cũng uống rượu. Nhưng tôi không để mình quá đà. Tôi cho rằng, để có sức khoẻ tốt thì điều quan trọng nhất là giữ được sự vui vẻ bên trong, thường xuyên mỉm cười, không cau mày suốt ngày.

Thà không hiểu về khái niệm giữ gìn sức khoẻ, còn hơn hiểu sai, dẫn tới lo sợ bệnh tật mà giữ gìn quá mức.

Hãy nhìn vào những ông già ở nông thôn, ví dụ như bố tôi hay bạn bè của cụ chẳng hạn, không ai biết gì về khái niệm chăm sóc sức khỏe, nhưng các cụ rất ít khi ốm đau, vẫn trường thọ trên dưới trăm tuổi. Những người nông dân ấy, mỗi ngày chỉ có thói quen làm việc vào lúc bình minh và nghỉ ngơi vào lúc hoàng hôn, ăn ngủ đúng giờ giấc, không để bụng bất cứ điều gì, vô lo vô nghĩ những thứ tiêu cực, chỉ sống một cuộc sống hướng tới những gì tốt đẹp, điều đó giúp các cụ khỏe mạnh một cách tự nhiên. Tôi để ý có cụ ăn hơi mặn, có cụ ăn nhiều mỡ, có cụ ăn nhiều thịt, có cụ ăn nhiều tinh bột, nhưng mạch máu không bị tắc, tim vẫn đập khoẻ, huyết áp vẫn không cao, xét nghiệm mỡ máu và đường huyết vẫn bình thường. Tại sao lại lại kì lạ như vậy? Tại vì các cụ không có khái niệm về chăm sóc sức khỏe, nên không có ý định cố gắng sống cho thật khỏe mạnh, mà chỉ đơn giản là nghe ngóng cơ thể và tự điều chỉnh cho phù hợp. Ngược lại, tôi thấy nhiều chuyên gia y tế hàng ngày cứ dạy người khác cách duy trì sức khoẻ, trong khi chính họ đang gặp nhiều vấn đề, không ít chuyên gia chết rất sớm.

Nói vậy không có nghĩa tôi cổ xuý cho lối sống không hiểu biết về giữ gìn sức khoẻ.

Mà ý của tôi là, một khi quan niệm giữ gìn sức khỏe quá mức, thực ra đằng sau nó là nỗi sợ chết, chỉ khi quá sợ chết mới bắt đầu lao tâm khổ tứ giữ gìn sức khỏe, sự bảo vệ quá mức sẽ có tác dụng ngược, trong khi người không sợ chết sẽ sống lâu hơn.

Người Việt luôn theo đuổi không chỉ tuổi thọ, mà còn cả tâm lí tốt, nghĩa là phải sống lâu và sống thoải mái. Giả sử chúng ta phải sống bằng thở ôxy trong bệnh viện mỗi ngày, hoặc sống trong trạng thái tức giận và chán nản mỗi ngày, thì việc sống là một cực hình, đó không phải là cuộc đời theo đúng nghĩa, những người như thế càng sống lâu và tuổi thọ càng cao thì đó càng là sự tra tấn.

Làm sao tôi có thể sống lâu và sống thoải mái?

Rất đơn giản, chỉ cần giữ bình an trong tâm, không đặt ra những yêu cầu gì quá lớn.

Điều này người trẻ không dễ thực hiện, người trung niên cũng không dễ thực hiện, nhưng người già thì dễ dàng hơn. Vì thế, khi về già tốt nhất hãy tu dưỡng tâm mình, điều chỉnh tâm mình. Hãy hướng tâm đến trạng thái an bình, đừng nghĩ đến việc mình sống được bao nhiêu tuổi, thì sẽ tự nhiên sống thoải mái mỗi ngày.

Tuy nhiên, nhiều người già vẫn tiếp tục trằn trọc khi về già, họ không thể ngăn được thói quen trằn trọc trong lòng.

Tôi có một cô bạn luôn chăm sóc cho gia đình rất tốt, nay cô đã nghỉ hưu, cô nhiều lần ốm đau phải đi viện. Mới đây con trai cô lấy vợ và sinh cháu. Đương nhiên, mọi người nhờ cô chăm sóc cháu đích tôn, nhưng cô thẳng thừng từ chối. Cô nói rằng bây giờ cô bắt đầu cảm nhận tuổi già, sức khoẻ ngày càng suy giảm, cô phải học cách buông bỏ, giữ mối quan hệ lành mạnh với con cái. Cô xác định trong cuộc sống hàng ngày, phải luôn giữ khoảng cách, không đa cảm, không để xảy ra áp lực, lo việc của mình và hạn chế can thiệp vào đời sống và công việc của người khác. Trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, cô luôn tự tìm lối thoát thay vì cầu xin sự thương xót giúp đỡ, điều đó làm cho cô luôn thanh thản.

Nhưng không phải ai cũng được như cô bạn tôi.

Nhiều người cao tuổi bị gia đình bắt cóc, về già lại phải chăm một đàn cháu, lo hết việc này đến việc nọ cho con. Đó là loại tâm lí lo lắng không thể ngăn cản. Những người hay lo lắng như vậy, một khi họ dừng lại sự lo lắng sẽ cảm thấy mình thật vô dụng, trong khi những thứ họ lo đang nằm ngoài tầm kiểm soát.

Người lo lắng đặc biệt sợ hãi cái chết và sự cô đơn.

Khi người ta về già, điều cần đầu tiên là phải chịu đựng được nỗi cô đơn, đừng lúc nào cũng cảm thấy cô đơn và không có ai đi cùng, để rồi bắt con ép cháu phải đồng hành. Người già cần phải biết rằng mọi thứ rồi sẽ kết thúc. Con cháu không thể giữ được bạn. Tiền của không thể giữ được bạn. Cuộc sống đang già đi, vì thế mà cần thiết phải chuẩn bị cho mình tâm lí vững vàng, sống thực sự bình thản và sẵn sàng chấp nhận, muốn vậy phải tu tâm dưỡng tính.

Nếu tâm tính không tốt thì trường thọ là cực hình.

Dù chúng ta có sống trong biệt thự lớn, hàng ngày ăn toàn những món ngon của núi rừng hay biển cả, nếu tâm lí không tốt thì chúng ta vẫn đang phải sống một cuộc đời tồi tệ. Vì thế, để có một tâm lí tốt thì chúng ta phải sống đơn giản hơn, ăn những bữa ăn đơn giản, suy nghĩ và thực hành lối sống đơn giản. Con người đến với thế giới này, giai đoạn khởi đầu là cuộc sống đơn giản, tuổi trẻ dù có khó khăn phức tạp đến mấy, thì cuối cùng khi về già cũng vẫn chỉ cần một cuộc sống tối giản.

Nhưng sống đơn giản là gì?

Nhiều người nghĩ rằng, sống đơn giản là không cần điều kiện vật chất, cách hiểu này đang bị thiếu sót. Sống đơn giản bao hàm cả hai mặt vật chất và tinh thần. Nhưng tinh thần là quan trọng nhất. Nếu một người có tấm lòng đơn giản, thì chắc chắn sẽ không thích sự phức tạp về mặt vật chất, đầu óc càng đơn giản thì nhu cầu vật chất càng đơn giản. Bạn thấy đấy, cuộc sống bây giờ của chúng ta quá thuận tiện, chúng ta sống trong những căn nhà sang trọng, có ti vi tủ lạnh và máy điều hoà nhiệt độ, có ô tô, có điện thoại thông minh và máy tính bảng kết nối Internet, mua sắm trực tuyến cực kì dễ dàng. Nhưng hạnh phúc vẫn không tăng lên. Có quá nhiều thứ không trực tiếp mang lại hạnh phúc. Trong cuộc sống vật chất thừa mứa hôm nay, để có được hạnh phúc thì chúng ta vẫn phải tìm về nông thôn hay lên rừng xuống biển, tìm đến những nơi hoang dã thực hành lối sống đơn giản.

Khi trái tim chúng ta đơn giản đến một mức độ nào đó sẽ trở nên thực sự giàu có và bao dung.

Sống lâu đơn thuần cũng vậy, tuổi thọ không thể trực tiếp mang lại hạnh phúc, thậm chí sống lâu trở thành bất hạnh. Vì thế, con người cần phải có tinh thần và vật chất, trí óc và thể xác, đó là những thứ không thể mất cân bằng. Ví dụ như chuyện kiếm tiền, nếu người giữ cân bằng cả tinh thần và vật chất, thì họ chỉ cần làm việc chăm chỉ kiếm đủ số tiền trang trải cuộc sống. Ngược lại, người chỉ coi trọng vật chất, họ sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền, bất chấp tham ô tham nhũng kiếm hàng trăm tỉ ngàn tỉ vẫn thấy thiếu. Một ví dụ khác, chẳng hạn người chỉ đề cao thế giới tinh thần, giả sử họ dấn thân tu luyện thì họ sẽ tự nhủ rằng đời này họ phải thành Đạo, thành Phật, thành Tiên. Được thúc đẩy bởi mục đích mạnh mẽ này, họ không ngừng cố gắng thỏa mãn mong muốn của mình, tà đạo cũng vì thế mà xâm nhập vào họ, mới xảy ra những chuyện dở khóc dở cười như buôn thần bán thánh.

Lão Tử nói: “Vi đạo nhật tồn, tồn chi hữu tồn”. Trương Tam Phong nói: “Thuận tắc hoàn nghịch tắc tiên, nguyên lai thoái bộ thị hướng tiền”.

Có nghĩa là, mỗi ngày thất bại sẽ dẫn đến cả đời thất bại. Cuộc sống là thuận theo dòng chảy, đừng nên đi ngược lại, rút lui là tiến lên. Vấn đề lớn nhất của chúng ta là không có khả năng buông bỏ, không sẵn lòng buông bỏ, không sẵn sàng thoái lui, lúc nào cũng chỉ mong cầu tiến lên. Vì vậy, dưới loại ý thức này, cuộc sống cũng sẽ vận hành theo hướng ngược lại, không lành mạnh, không bình yên.

Tóm lại:

Muốn tránh ít ốm đau và muốn sống lâu, bạn chỉ cần làm ba điều, một là ăn ít, hai là vận động nhiều, ba là giữ thái độ tốt.

Ăn ít có nghĩa là không bao giờ ăn no đến 80%, không kén chọn thức ăn, cố gắng ăn uống hợp lí.

Vận động nhiều có nghĩa là tập thể dục nhiều, tất nhiên, không yêu cầu bạn phải tập thể dục 24 giờ một ngày. Mà dựa trên tình trạng thể chất của bạn, hãy tìm một phương pháp tập thể dục mà bạn thấy hứng thú và tuân thủ nó.

Thái độ tốt là quan trọng nhất, chỉ cần được hạnh phúc mỗi ngày, đừng cau mày.

Nếu có đủ tiền và thời gian, bạn có thể tìm chuyên gia về sức khoẻ, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia về thể chất để thiết kế cho bạn một chế độ hợp lí.

À nhân tiện, bạn nhớ kiểm tra sức khỏe định kì, để có thể hiểu rõ tình trạng thể chất của mình, cách thức kiểm tra thế nào mời bạn đọc bài viết tới của tôi sẽ rõ./,

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *