Tổng hợp Văn hóa xã hội

CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ KIM CƯƠNG?

𝐕𝐨̛́𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 “𝐜𝐨́ 𝐚́𝐩 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐜𝐨́ 𝐤𝐢𝐦 𝐜𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠”, 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐞̣ đ𝐚̃ 𝐠𝐢𝐚𝐨 𝟑𝟐𝟎 𝐛𝐚̀𝐢 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐓𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐨𝐧 𝐠𝐚́𝐢 𝐥𝐨̛́𝐩 𝟑, 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐛𝐢̀𝐧𝐡 𝐦𝐨̂̃𝐢 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐜𝐨𝐧 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝟐𝟎 𝐛𝐚̀𝐢 – 𝐛𝐚̣𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢̃ 𝐬𝐚𝐨 𝐯𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐞̣ 𝐧𝐚̀𝐲?

JD Vance đã từng viết trong cuốn “Bi ca đồng hương”:

“Tôi làm những việc mà dù rất trần tục nhưng hầu hết những đứa trẻ lớn lên như tôi không thể làm được – I’ve achieved something quite ordinary, which doesn’t happen to most kids who grow up like me.”

Năm 2016, cuốn sách “Bi ca đồng hương – Hillbilly Elegy” của JD Vance đã trở nên phổ biến ở Mỹ, nó phản ánh một cách sống động những thay đổi to lớn trong xã hội Mỹ đằng sau cuộc bầu cử của Trump, cũng như những lời kêu gào đấu tranh vì “đa số bị bỏ rơi” của nhóm người da trắng “Cổ áo xanh – Blue collar”.

JD Vance tốt nghiệp trường Luật Yale nổi tiếng của Hoa Kỳ, ông sinh ra ở vùng “Rust Belt” thuộc miền trung nước Mỹ, nơi mà vinh quang của thời đại công nghiệp đã biến mất từ lâu, các bậc cha mẹ ngày càng trở nên thoái hóa và tầm thường trong bối cảnh nghèo đói gia tăng. Nhưng JD Vance không cam chịu như mọi đứa trẻ khác. Những năm tháng tuổi ấu thơ, bằng sự nỗ lực học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ, cuối cùng thì cậu bé JD Vance đã bước ra khỏi “ngọn núi” đầy thách thức của nước Mỹ, đạt được thành tích nhảy hạng vượt bậc để trở thành Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách này, JD Vance đã mô tả chi tiết mọi khía cạnh trong hành trình giáo dục của mình từ khi còn nhỏ, nó rất khác với “nền giáo dục Mỹ” nổi tiếng “hạnh phúc” mà bất cứ người nào trong số chúng ta cũng đều mơ ước. với những gì JD Vance viết, thì các trường công lập ở Mỹ thiếu kỉ luật đối với trẻ em, đến nỗi hầu hết trẻ em đều có những thói quen xấu như nghiện rượu, cờ bạc trong những năm đi học. Có tới 20% học sinh trung học phổ thông bỏ học trước khi tốt nghiệp, chỉ còn lại một số ít học sinh được nhận vào các trường đại học. JD Vance kể lại, khi còn nhỏ ông tin rằng học tập đạt tới điểm cao là nét nữ tính không nên có, nam tính có nghĩa là chiến đấu, mạnh mẽ và chiếm được cảm tình của các bạn gái. Giáo dục công lập ở Mỹ, theo JD Vance, đã làm gia tăng sự chia sẻ giữa các giai cấp trong xã hội Mỹ.

Đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, nhận thức, cơ thể, cảm xúc và tính cách sẽ dần thay đổi theo thời gian. Điều này đòi hỏi gia đình, xã hội và thầy cô phải hướng dẫn, dạy dỗ, giải đáp thắc mắc. Đứa trẻ cần phải được giáo dục. Sự phát triển của nền giáo dục hiện đại tập trung vào Châu Âu, cái nôi của nền giáo dục hiện đại, và Hoa Kỳ, nước thúc đẩy chính. Họ thành lập các trường học hiện đại, xây dựng hệ thống chương trình giảng dạy hiện đại và thúc đẩy thế giới sử dụng bộ quy trình này để đào tạo công nhân có thể tham gia sản xuất công nghiệp trên dây chuyền lắp ráp. Hiện nay mọi người tốt nghiệp đại học, thậm chí tốt nghiệp cấp 3, cấp 2 đều có đủ điều kiện đi làm công nhân. Từ góc độ này, tôi cho rằng phương pháp giáo dục phương Tây rất có hiệu quả, nhưng cần phải hiểu rõ bản chất hệ thống giáo dục, nên tôi chọn nói về giáo dục Mỹ trong bài viết này.

Giáo dục ở Mỹ gồm 2 hệ thống: công & tư.

Giáo dục công là một “phúc lợi xã hội” nhằm mục đích cung cấp sự đảm bảo giáo dục cơ bản nhất cho đại đa số công dân Mỹ, nên thu học phí rất thấp, không đặt ra bất kì ngưỡng nhập học nào, không phân biệt đối xử.

Đại đa số người dân bình thường cho con học công lập.

Giáo dục công dựa vào khả năng của học sinh, tự do ngôn luận, ít bài tập về nhà, nhiều hoạt động ngoại khóa và chú trọng xây dựng nhân cách…

Cụ thể, các trường tiểu học công lập ở Mỹ thời gian học thường dưới 5 giờ mỗi ngày, trong đó 45 phút dành cho thể dục. Trẻ bắt đầu vào lớp từ 7:30 sáng, bữa trưa 11:15 bắt đầu, các hoạt động ngoài trời từ 11:45 và học sinh tan lớp lúc 13:40 chiều. Ngoài ra, giáo viên cũng giao rất ít bài tập về nhà, trọng tâm là “vui chơi” và “giáo dục thông qua niềm vui”, nếu trẻ không vui thì không học. Không có bất kì bài kiểm tra điểm số nào dành cho trẻ trước lớp 3. Đối với học sinh lớp 3 trở lên, có hai bài thi đầu năm và cuối năm, chỉ cần bài thi cuối năm có tiến bộ so với bài thi đầu năm thì giáo viên sẽ khen ngợi rất nhiều. Nội dung chương trình học tập rất đơn giản. Trong khi học sinh lớp 2 ở các quốc gia Đông Á đã thuộc lòng bảng cửu chương, thì học sinh lớp 2 trường công lập Mỹ vẫn loay hoay đánh vật với phép cộng và trừ đơn giản không nhớ trong phạm vi 100. Với người Đông Á, mong ước con cái thành đạt là một nét văn hoá, nhưng ở nền giáo dục công Hoa Kỳ thì đó là điều xúc phạm trẻ em.

Cách giáo dục như vậy có ưu điểm là tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ em, đóng vai trò tích cực trong việc hình thành thế giới quan tốt đẹp, nuôi dưỡng một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh. Nhược điểm của hệ thống giáo dục công đó là thiếu trách nhiệm, cái gọi là nền giáo dục công tiên tiến và vượt trội của Mỹ có thể đã kìm hãm sự phát triển đi lên của các gia đình Mỹ bình thường. Bởi vì, với triết lí giáo dục công ở Mỹ như vậy, thì hệ thống giáo dục ấy không quan tâm đến việc tạo áp lực để nâng cao năng lực của học sinh, không có lí tưởng giáo dục về việc tuyển chọn nhân tài, cũng như không quan tâm đến triển vọng tương lai của học sinh.

Tất nhiên ở Mỹ vẫn có những trường công chất lượng, ví dụ trường trung học Stevenson ở Manhattan có tới 4 cựu học sinh đạt giải Nobel, đó là những trường có khu học chánh tốt nằm trong những cộng đồng cao cấp, nơi người giàu sinh sống, giá nhà ở cao và giá thuê cao cũng tạo thành một ngưỡng vô hình tương tự như trường tư thục, nên hầu hết các gia đình thường dân không có cơ hội cho con vào học.

Giáo dục tư nhân dựa trên “tiền” và “lí lịch”.

Khác với mục tiêu “phúc lợi xã hội” của giáo dục công, giáo dục tư nhân ở Mỹ đã được gắn mác “độc quyền cho giới thượng lưu” ngay từ khi thành lập, mục đích là tạo ra những đứa trẻ ưu tú để vào được những trường đại học tư thục danh tiếng, vì thế mà học phí đắt đỏ, thời gian học mỗi ngày dài hơn, chương trình học chuyên sâu và khó hơn nhiều so với trường công.

Vào cuối thế kỷ 19, mục đích của các trường đại học tư ở Mỹ là dành cho con cái của những người giàu làm quen với nhau và thiết lập các mối quan hệ, đồng thời loại trừ những thường dân bình thường, nhằm củng cố địa vị giai cấp của “giới tinh hoa”. Vì vậy, các trường tư thục thời kì đầu thường được thành lập bằng tiền đóng góp của tư nhân, các trường này không có nghĩa vụ phải “công bằng” với người dân bình thường. Theo tiêu chuẩn tuyển sinh, các trường đại học tư thục ban đầu không chỉ yêu cầu học sinh xuất thân từ các gia đình nổi tiếng, mà còn yêu cầu các khóa học như tiếng Hy Lạp và tiếng Latin. Với con em những gia đình bình thường, việc vào một trường đại học tư thục, đó là một điều viển vông.

Cho đến nay, tiêu chí tuyển sinh vào các trường đại học tư ở Mỹ vẫn rất khắt khe, ngoài điểm thi SAT và ACT tương đối khó khăn, thì còn các tiêu chí tuyển sinh khác bao gồm thư giới thiệu, hoạt động thể thao, hoạt động ngoại khóa, các môn nghệ thuật và năng khiếu v.v. Thực tế là tiêu chuẩn tuyển sinh đa dạng về cơ bản đã đảm bảo tỉ lệ trúng tuyển phải là những học sinh ưu tú. Với một học sinh bình thường, sẽ không thể nhận được thư giới thiệu từ những người nổi tiếng, cũng chẳng thể có kinh nghiệm làm tình nguyện viên trên khắp thế giới, cũng không có cơ hội tổ chức một sự kiện quan trọng, nên khả năng được nhận vào một trường đại học tư thục danh tiếng là rất thấp. Ví dụ sinh viên Đại học Harvard, thu nhập của hầu hết phụ huynh vượt quá 180 ngàn đô la mỗi năm, chỉ 6% gia đình ở Mỹ có mức thu nhập này.

Nói chung, để vào được một trường đại học tư thục danh tiếng ở Mỹ, học sinh phải có thành tích học tập rất giỏi và rất thông minh. Nhưng còn một cách khác để vào được trường đại học tư thục, đó là “tiền” và “lí lịch”.

Có “tiền” thể hiện ở việc, ngoài trả học phí cao cho các trường tiểu học, trung học và đại học tư thục, những khoản chi lớn ngoài học phí, các chi phí cho hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, nếu gia đình có một khoản tiền đóng góp cho trường, thì đương nhiên học sinh sẽ được tạo cơ hội nhận vào trường đại học.

Có “lí lịch” được thể hiện ở chỗ nền tảng gia đình sẽ đóng vai trò quyết định trong việc học sinh được nhận vào một trường đại học danh tiếng. Tuyển sinh “di truyền” là một chính sách lâu đời và nổi tiếng trong tuyển sinh đại học Mỹ. Nghĩa là, nếu cha mẹ hoặc người thân của học sinh là cựu sinh viên của trường đại học đó, thì học sinh sẽ được ưu tiên nhận vào học.

Đối với những đứa trẻ có điều kiện, không cần phải học tập không ngừng nghỉ và làm việc chăm chỉ, tiền và lí lịch đã mở ra một con đường dẫn đến thành công.

Ở Mỹ, giáo dục công tạo ra tầng lớp “Cổ áo xanh – Blue collar” chiếm tới 94% trong xã hội, giáo dục tư tạo ra tầng lớp “Cổ áo trắng – White collar” chiếm 6% là giới tinh hoa.

Hệ thống các cấp giáo dục ở Mỹ bao gồm mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở gồm lớp 7 và 8, trung học phổ thông từ lớp 9 – 12, cao đẳng và đại học.

Tôi có hai người bạn đang sống ở Mỹ, họ đều có con gái học lớp 12, nhưng hai đứa trẻ đặt ra những mục tiêu khác nhau nên cuộc sống và học tập hoàn toàn khác nhau.

Đứa trẻ thứ nhất bố mẹ làm bác sĩ, gia đình khá giả, suy nghĩ và thói quen sinh hoạt của người “Cổ áo trắng – White collar”, vòng tròn kết nối gia đình nằm trong giới thượng lưu. Quan điểm của phụ huynh là trường tư rất tốt, lựa chọn trường tư cho con ngay từ mẫu giáo và không do dự, con gái cũng đồng ý, yêu cầu của gia đình và bản thân con gái đặt ra trong học tập và rèn luyện tương đối khắt khe. Điểm số của cháu đã rất tốt từ khi còn rất nhỏ. Cháu muốn vào Đại học Stanford. Về cơ bản, mỗi đêm cháu ngủ 4-5 tiếng, ngủ bù 8-9 tiếng vào Chủ nhật. Ngoài việc chăm chỉ học tập để duy trì điểm GPA, cháu còn dành thời gian cho các hoạt động ngoại khoá nhằm đáp ứng tiêu chuẩn tuyển sinh đại học, chủ yếu cháu tham gia các hoạt động nghệ thuật và từ thiện. Nghỉ hè cháu không ở nhà, mà đi thi đấu ở New York, tổ chức các sự kiện ở Mỹ, đi làm từ thiện ở châu Phi, biểu diễn ở châu Á, lịch hoạt động kín đặc như một nghệ sĩ, cháu phải tranh thủ ôn bài trong khách sạn, trong thang máy cháu cũng tranh thủ ôn bài.

Tuy nhiên, cháu cố gắng hết sức như vậy, mà vẫn chưa chắc được nhận vào Đại học Stanford.

Trường hợp cháu gái thứ hai hoàn toàn khác, gia đình thuộc tầng lớp bình dân, bố mẹ làm công nhân nhưng chăm chỉ và làm việc thêm ngoài giờ, nên có tiền mua được căn hộ ở khu học chánh trường công. Mua nhà ở đó không mất giá, có thể bán bất cứ lúc nào, con gái đi bộ 10 phút. Gia đình chỉ muốn con hạnh phúc, không đặt mục đích vào trường đại học danh giá, con gái cũng đồng ý như vậy. Bước vào lớp 12, nhưng cháu hoàn toàn chưa muốn vào trường đại học nào, luôn cảm thấy kì thi SAT vẫn còn rất xa vời. Mỗi ngày cháu đi học từ 7 giờ và trở về lúc 14 giờ. Ở nhà không làm bài tập, thường xuyên xem phim trong phòng khách vào buổi tối, dành cả ngày cuối tuần đi chơi với bạn bè. Hàng ngày cháu ngủ 8-9 tiếng. Về điểm số, chủ yếu D và C, hiếm khi B, rất ít đạt A, nhưng cháu luôn vui vẻ hạnh phúc./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *