Bệnh lí và các biện pháp phòng ngừa Tổng hợp

THUỐC GIẢ

𝐒𝐢𝐧𝐡, 𝐥𝐚̃𝐨, 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡, 𝐭𝐮̛̉ 𝐥𝐚̀ 𝐪𝐮𝐲 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐜𝐮̉𝐚 đ𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢, 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐚𝐢 đ𝐨́ 𝐜𝐨̂́𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐯𝐢̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜, 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 đ𝐞̂̀𝐮 𝐝𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐡𝐨̣ 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐨̂𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠. 𝐓𝐫𝐢̀𝐧𝐡 𝐃𝐮̃𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐋𝐮̣𝐜 𝐃𝐮̃𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́. 𝐇𝐨̣ 𝐜𝐚̂̀𝐦 đ𝐚̂̀𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐝𝐚̂𝐲 𝐛𝐮𝐨̂𝐧 𝐛𝐚́𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛ 𝐠𝐢𝐚̉, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐜𝐚̉ 𝐡𝐚𝐢 đ𝐚̣𝐢 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐚̂̀𝐧𝐠 𝐥𝐨̛́𝐩 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐡𝐚̂́𝐩 𝐡𝐨̛𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢, 𝐧𝐨̛𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐚́𝐜 𝐭𝐡𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐮́𝐲, 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ đ𝐮́𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐢 𝐭𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̂́𝐢, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐥𝐚̣𝐢 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̛̉ 𝐝𝐚̀𝐢, 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐥𝐮̛̣𝐜, 𝐠𝐢𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐜𝐨.

Là một người đàn ông trung niên, có thể trạng béo tốt, Trình Dũng kiếm sống bằng nghề bán dầu thiêng của Ấn Độ.

Nhưng gần đây anh chạm tới đáy cuộc đời.

Đầu tiên, việc kinh doanh trong cửa hàng không được tốt, dầu thiêng của Ấn Độ không thể bán được. Sau đó, vợ anh li hôn vì bạo lực gia đình, cô đưa con gái sang Mỹ định cư cùng với người tình mới. Cuối cùng, bố đẻ của Trình Dũng bị mắc bệnh ung thư máu, trải qua nhiều lần điều trị vô cùng tốn kém.

Trình Dũng nhanh chóng bị sạt nghiệp.

Trong cơn tuyệt vọng, một người đàn ông bí ẩn đến gặp Trình Dũng, tia hi vọng loé lên.

Người đàn ông đó là Lục Dũng, anh không còn trẻ, nhưng cũng bị ung thư máu nhiều năm. Để sống sót, Lục Dũng phải mua một loại thuốc do Thuỵ Sĩ phát minh cực kì đắt tiền, mỗi tháng hết 6000 đô la, sau 5 năm hết 360 ngàn, người trung lưu như Lục Dũng sẽ hoàn toàn phá sản.

Phải làm gì để tiếp tục sống?

Lục Dũng phát hiện ở Ấn Độ có một sản phẩm tương tự, còn gọi là “thuốc generic”, hiệu quả không thua kém gì thuốc chính hãng của Thuỵ Sĩ, nhưng lại thấp hơn 1/20 giá tiền. Ngay cả khi có tiền thì việc mua thuốc Thuỵ Sĩ cũng không dễ dàng. Vì vậy, Lục Dũng liên hệ với Trình Dũng, nhờ mua giúp thuốc từ Ấn Độ.

Là người làm ăn buôn bán, Trình Dũng tìm hiểu Luật Quản lí Dược và được biết, loại thuốc do Ấn Độ sản xuất này nếu nhập khẩu về mà chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, thì bị coi là thuốc giả, nếu bị bắt sẽ phải đối diện với mức án nhẹ nhất 5 năm tù, nặng nhất là chung thân.

Ban đầu Trình Dũng thẳng thừng từ chối.

Nhưng sau đó Trình Dũng tìm hiểu và nhận thấy, thuốc của Ấn Độ và thuốc của Thuỵ Sĩ cùng một công thức, nên hiệu quả chữa bệnh có sự chênh lệch không quá nhiều. Để có được giấy phép nhập khẩu thuốc của Ấn Độ, thì phải qua những khâu phê duyệt rất khó khăn, nhiều quy định trong Luật Quản lí Dược không thể vượt qua. Rất nhiều người bệnh hoặc không mua được thuốc của Thuỵ Sĩ, hoặc không có tiền để mua thuốc đắt đỏ như vậy, họ phải chấp nhận cái chết. Bản thân bố đẻ của Trình Dũng cũng không đủ tiền mua thuốc của Thuỵ Sĩ, trong khi giá xuất xưởng của một lọ thuốc Ấn Độ là 70 đô la, nếu nhập lậu về bán cho bệnh nhân ung thư, chỉ lấy giá rẻ bằng một nửa thuốc Thuỵ Sĩ, thì Trình Dũng sẽ thu được 700 đô la, một khoản siêu lợi nhuận khổng lồ. Số tiền làm cho Trình Dũng loá mắt, anh hiểu rằng đây là cơ hội kinh doanh to lớn, nên đã gật đầu kết hợp với Lục Dũng.

Đường dây buôn “thuốc giả” được hai người thiết lập.

Thời điểm đó, với bệnh nhân ung thư máu có hoàn cảnh khó khăn, nếu tiếp cận được “thuốc chữa ung thư giả”, thì đó là tia sáng hi vọng, là cơ hội cứu sống họ. Người bệnh gọi Trình Dũng và Lục Dũng là “Thần Dược”. Nhưng bản thân Trình Dũng không nghĩ vậy, anh nói với các bệnh nhân rằng “Tôi không phải là Thần Dược! Tôi chỉ muốn kiếm tiền, mục đích cuộc sống của tôi là tiền!”

Thực tế trong mắt Trình Dũng chỉ có tiền.

Vì thuốc bán quá chạy, dần dần, Trình Dũng tiếp xúc với quá nhiều bệnh nhân ung thư máu, anh bắt đầu cảm nhận được nỗi khổ và sự bất lực ở họ. Mỗi bệnh nhân Trình Dũng gặp, họ đều mang khẩu trang, chiếc khẩu trang vô hình trở thành vật cách li người bệnh với thế giới bên ngoài. Sau khi thử điều trị bằng thuốc giả rẻ tiền mà Trình Dũng bán, khuôn mặt biến dạng đau đớn của bệnh ung thư máu trở lại bình thường, bệnh nhân lại tháo khẩu trang ra. Lòng trắc ẩn bắt đầu xuất hiện. Trình Dũng suy nghĩ, có lẽ anh nên từ bỏ mục đích kiếm tiền, chỉ cần hạ giá thuốc xuống thấp gần bằng giá mua từ Ấn Độ, anh vẫn kiếm được nhiều tiền, nhưng lại cứu sống được rất nhiều số phận.

Mỗi bệnh nhân là một câu chuyện cuộc đời.

Trước khi Trình Dũng nhập “thuốc giả” từ Ấn Độ, hãy tưởng tượng tình trạng thiếu thuốc làm cho bệnh nhân ung thư phải chịu những nỗi đau khiến họ vô cùng bất hạnh, sau đó Trình Dũng đưa cho họ thuốc để giải tỏa, hành động nhân ái ấy đã tạo nên vô vàn những câu chuyện rơi nước mắt.

Đó là câu chuyện của người mẹ có đứa con gái duy nhất bị ung thư máu, bố đẻ bỏ rơi, để có tiền mua thuốc của Thuỵ Sĩ cao ngất trời, người mẹ ấy không còn cách nào khác phải đi làm vũ công múa cột khiêu dâm trong một hộp đêm, dù khiêu dâm nhưng cô vẫn giữ phẩm hạnh của mình nên không bao giờ chấp nhận đi khách.

Đó là câu chuyện của mục sư, người đã lừa dối chính mình vì không có tiền mua thuốc của Thuỵ Sĩ, dù biết đức tin không thể giúp mục sư khỏi căn bệnh ung thư máu, nhưng chẳng còn cách nào khác ngoài những lời cầu nguyện trong Kinh Thánh để an ủi bản thân và bệnh nhân.

Đó là câu chuyện của người đàn ông trẻ, khi phát hiện anh bị ung thư thì người vợ mới có bầu được 5 tháng, anh muốn chết vì sợ mua thuốc Thuỵ Sĩ chữa bệnh thì vợ anh sẽ hết tiền nuôi con. Nhưng khi lần đầu nhìn thấy đứa bé, anh lại không muốn chết, anh mong có loại thuốc rẻ tiền điều trị để nhìn đứa bé lớn lên, để trở thành ông nội.

Đó là câu chuyện của một thanh niên hai mươi tuổi, chưa lấy vợ và chưa được hưởng nhiều điều đẹp đẽ, không có tiền mua thuốc nên tình trạng ung thư trở nên trầm trọng, người thanh niên ấy hỏi xin gia đình một ít tiền để đi du lịch khám phá thế giới rồi chết trên đường.

Và đó là câu chuyện của một tên côn đồ bán thịt lợn, anh ta cũng bị ung thư máu, cũng tham gia vào đường dây buôn bán thuốc chữa ung thư giả của ông trùm Trình Dũng, nhưng tấm lòng của anh ta ngay thẳng, để giúp đỡ bệnh nhân anh đã chọn cách đánh lừa cảnh sát để bảo vệ ông trùm, thật không may cho anh ta, bị những người trong cùng đường dây buôn lậu thuốc giả ziết chết.

Từ ông trùm buôn bán thuốc giả, vũ công quán bar, mục sư nhà thờ, ông bố mới sinh, người thanh niên trẻ tuổi, cho đến côn đồ hàng thịt lợn, tất cả họ đều có một điểm chung là chính họ hoặc người thân bị ung thư, họ không có khả năng chi trả phí điều trị bằng loại thuốc của Thuỵ Sĩ quá đắt tiền. Kết quả là, những con người này tình cờ gặp nhau và kết hợp với nhau, họ cấu kết thành lập một băng nhóm buôn lậu thuốc giả cực lớn, chuyên bán thuốc giả với giá rẻ để giúp đỡ những bệnh nhân đau khổ.

Cuối cùng đường dây bị lộ, người “anh hùng” được vinh danh là “Thần Dược” đã bị cảnh sát bắt giữ vì tội buôn bán thuốc giả, Trình Dũng bị toà kết án. Trên đường đến nhà tù, hàng ngàn bệnh nhân đứng hai bên nhìn Trình Dũng, phía trên đầu là bầu trời đen tối khổng lồ. Trong văn hoá Ấn Độ thì bầu trời đen tượng trưng cho Thần Dược. Thật là ngoạn mục, ngày đầu tiên Trình Dũng sang Ấn Độ tìm mua thuốc, anh gặp bức tượng Phật. Ngày đến nhà tù, bệnh nhân ung thư đưa tiễn anh bằng nét mặt đang mỉm cười ca ngợi Đấng Cứu Thế, nhưng trong sâu thẳm con tim, những người bệnh ấy đang rất đau buồn.

Câu chuyện tôi kể trên đây hoàn toàn có thật.

Bối cảnh câu chuyện là Thượng Hải, đô thị lớn nhất và cũng là thành phố có nền kinh tế phát triển nhất Trung Quốc, nhưng khi người bệnh mắc ung thư sẽ biến họ trở nên khốn cùng, vì không đủ tiền mua thuốc nên phải chờ chết mỗi ngày. Có rất nhiều lí do, nhưng một trong những lí do đó là Luật Quản lí Dược quy định, thuốc dù chính hãng sản xuất được cấp phép ở nước sở tại hay đã cấp phép ở những nền y tế phát triển khác, nhưng nếu Bộ Y tế Trung Quốc chưa cấp phép lưu hành, thì vẫn bị coi là thuốc giả.

𝑻𝒉𝒖𝒐̂́𝒄 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒕, 𝒏𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖̛𝒂 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒆́𝒑 𝒍𝒖̛𝒖 𝒉𝒂̀𝒏𝒉, 𝒍𝒂̀ 𝒕𝒉𝒖𝒐̂́𝒄 𝒈𝒊𝒂̉.

Toàn bộ câu chuyện được đạo diễn Văn Mục chuyển thể thành bộ phim “Tôi không phải là Thần Dược – I’m not The God of Medicine”, ra mắt ngày 5 tháng 7 năm 2018, ngay lập tức bộ phim trở thành hiện tượng xã hội.

Hãy khoan để tôi nói một chút về bộ phim!

“Tôi không phải là Thần Dược” được xếp vào một trong 10 bộ phim bom tấn ở Trung Quốc mọi thời đại, ngay sau khi ra rạp một tháng, doanh thu bán vé đạt tới con số kỉ lục 450 triệu đô la.

Hoàng Hiểu Minh tiếc nuối vì không có vai diễn trong phim, anh sẵn sàng đóng vai chính không cần thù lao, thậm chí vai phụ cũng chấp nhận. Trương Nghệ Mưu hối hận vì mù quáng không nhận ra một chủ đề xã hội quá hay. Lưu Đức Hoa hối hận vì đã quá ưu ái hai diễn viên Ninh Hạo và Từ Tranh, Vương Truyền Quân thách đấu Vương Gia Vệ, Đàm Trách thay thế Dương Mịch.

Vương Truyền Quân đóng vai Lục Dũng, để thể hiện thân hình gầy gò vì bệnh tật hành hạ, anh đã nhảy dây 8000 lần mỗi ngày để giảm cân. Quay cảnh quay thể hiện sự thèm ăn do đói khát, Vương Truyền Quân đã ăn ngấu nghiến 44 cái bánh bao, 5 bát mì, nôn ba lần. Ở màn trình diễn Lục Dũng hấp hối, anh nằm trên giường bệnh hai ngày hai đêm, không ăn không ngủ, để mặt mũi hốc hác tái nhợt giống như sắp chết. Đạo diễn Văn Mục khẳng định, ông sẽ không bao giờ nhận Vương Truyền Quân đóng phim lần thứ hai, vì diễn viên này đã làm tất cả những gì có thể nhằm mục đích nhập vai tốt nhất, chứng kiến điều này làm cho Văn Mục kinh sợ.

Bất cứ ai xem bộ phim này cũng rơi nước mắt.

Rất nhiều cảnh quay rơi nước mắt, như cảnh quay Lục Dũng đang mắc bệnh ung thư hiểm nghèo, vẫn bị cảnh sát bắt giam 135 ngày. Trước toà, 1002 bệnh nhân ung thư máu đã bày tỏ lòng vô cùng biết ơn Lục Dũng, họ kí vào đơn xin ân xá.

Luật sư của Lục Dũng kể lại: “Thân chủ của tôi, ông Lục Dũng, bị bệnh ung thư máu. Ông ấy đã bán thuốc cho những bệnh nhân khác mà không hề lấy lãi. Hành động của ông ấy gây xúc động mạnh mẽ, rất nhiều người bệnh đã kí tên ủng hộ ông, cuối cùng Lục Dũng được trả tự do”.

Bộ phim làm cho tôi liên tưởng đến tình trạng y tế nước nhà thời gian qua, từ thiếu thuốc, thiếu vật tư trrang thiết bị, cho đến các vụ trọng án, như vụ án thuốc ung thư giả, những vụ án liên quan đến đấu thầu trang thiết bị y tế và thuốc, những vụ án KIT – TEST xét nghiệm, đó là nguồn tư liệu ngồn ngộn thừa sức làm nên những bộ phim bom tấn vượt xa phim “Tôi không phải là Thần Dược” của Trung Quốc.

Chỉ tiếc là các đạo diễn Việt Nam không quan tâm!

💊

 𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐦𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲̣ 𝐒𝐢̃ 𝐥𝐚̣𝐢 đ𝐚̆́𝐭 𝐠𝐚̂́𝐩 𝟐𝟎 𝐥𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐠𝐞𝐧𝐞𝐫𝐢𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐀̂́𝐧 Đ𝐨̣̂?

Hãy tạm hiểu thuốc bán trên thị trường có hai loại: ❶ Thuốc phát minh (còn gọi là thuốc mới), do một hãng đầu tư nghiên cứu, phát minh ra, hãng này giữ bản quyền sản xuất; ❷ Thuốc generic, là khi bản quyền sản xuất đã hết hạn, các hãng khác có quyền sử dụng công thức để sản xuất thuốc tương đương.

Chi phí thuốc phát minh, từ nghiên cứu và phát triển trong phòng thí nghiệm, đăng kí thử nghiệm giai đoạn 1, 2 và 3, cho đến phê duyệt thành công để tiếp thị, lên tới hàng trăm triệu đô la.

Theo số liệu thống kê năm 1996, chi phí đầu tư trung bình của mỗi loại thuốc phát minh trên thị trường là 1,125 tỉ đô la Mỹ, thời gian từ lúc bắt đầu nghiên cứu đến khi đủ điều kiện phân phối trên thị trường ngắn nhất là 5,5 năm và dài nhất là hơn 23 năm.

Việc nghiên cứu và phát triển thuốc mới rủi ro rất lớn.

Đầu tiên là quá trình khám phá các hợp chất trong phòng thí nghiệm, cứ 10.000 hợp chất được tổng hợp hoặc phân lập, thì trung bình chỉ có một hợp chất thực sự có thể được phát triển thành thuốc đưa ra thị trường. Trong số 10.000 hợp chất mới, chỉ có khoảng 100 hợp chất đáng được nghiên cứu thêm mô hình tế bào trong phòng thí nghiệm, các hợp chất này trải qua các nghiên cứu dược lí và độc tính trong các thí nghiệm trên động vật ước tính chưa đến 10 hợp chất có thể được áp dụng thêm cho các nghiên cứu trên người.

Giai đoạn nghiên cứu lâm sàng trên người, 30% sẽ bị loại trong giai đoạn đầu, và 50% sẽ bị loại trong giai đoạn 2 và 3. Cuối cùng, chỉ còn 1 – 2 loại thuốc mới được phê duyệt cấp bằng sáng chế, được chấp thuận cho sản xuất và tiếp thị.

Thuốc phát minh quá tốn kém!

Vì vậy, một khi thuốc mới được tung ra thị trường, công ti dược phẩm sẽ bán rất đắt, trong khi thuốc generic chỉ áp dụng sẵn công thức nên giá sẽ rất rẻ.

💊

 𝐐𝐮𝐚 𝐛𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐢𝐦 “𝐓𝐨̂𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐓𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐃𝐮̛𝐨̛̣𝐜”, 𝐭𝐨̂𝐢 𝐜𝐮̛́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̃ 𝐧𝐞̂́𝐮 đ𝐚̣̆𝐭 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐯𝐚̀𝐨 𝐡𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐚̉𝐧𝐡 𝐓𝐫𝐢̀𝐧𝐡 𝐃𝐮̃𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐭𝐨̂𝐢 𝐜𝐨́ 𝐥𝐚̀ 𝐚𝐧𝐡 𝐚̂́𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠, 𝐡𝐚𝐲 𝐜𝐨̀𝐧 𝐥𝐮̛̣𝐚 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝐧𝐚̀𝐨 𝐤𝐡𝐚́𝐜. Đ𝐚̣̆𝐭 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐯𝐚̀𝐨 𝐡𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐚̉𝐧𝐡 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, 𝐭𝐨̂𝐢 𝐬𝐞̃ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐮̣𝐜 đ𝐢 𝐭𝐢̀𝐦 𝐬𝐮̛̣ 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠, 𝐡𝐚𝐲 𝐧𝐚̆̀𝐦 𝐜𝐡𝐚̂́𝐩 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐨̛̀ 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭.

Không có giải pháp chung cho tất cả điều này.

Các công ti dược phẩm không làm gì sai, họ phải đầu tư số tiền quá lớn để nghiên cứu phát minh ra thuốc, nên họ phải bán thuốc với giá đắt để thu lại vốn. Nếu các công ti dược phẩm không kiếm được tiền, thì họ không phát minh được thuốc mới, y học không thể phát triển, xã hội loài người sẽ bị suy thoái.

Bệnh nhân không sai, do thuốc thật quá đắt nên người bệnh không còn cách nào khác là phải mua thuốc giả, nếu không muốn chấp nhận cái chết. Trình Dũng không sai, anh ấy chỉ muốn nhiều bệnh nhân sống sót, người bệnh đã tôn vinh Trình Dũng là Thần Dược.

Và tôi liên tưởng tới tình cảnh thiếu thuốc ở Việt Nam.

Gần 20 năm trước, tôi đã từng chứng kiến một nữ sinh đại học 19 tuổi, cô bị máu trắng, đến gặp tôi xin giúp đỡ. Cô đã khóc liên tục khi kể với tôi về hoàn cảnh nghèo khó, về tương lai “vừa mở ra đã kép lại”, cô chưa được hưởng điều gì tốt đẹp. Ngày mới gặp lần đầu cô gái rất xinh. Một thời gian sau đến gặp tôi, tóc cô đã rụng hết, khuôn mặt tròn như mặt trăng đêm rằm vì cô không có tiền điều trị bằng những loại thuốc tốt, trước đó cô đã từng học múa ba lê.

Hàng ngàn bệnh nhân ung thư tôi đã gặp.

Ở giai đoạn cuối, họ chỉ còn da bọc xương, dịch bụng căng phồng, dịch màng phổi không thở nổi, dịch màng tim làm cho nhịp đập bị bóp nghẹt, những người thoi thóp trên giường bệnh chỉ sống qua ngày bằng dịch truyền dinh dưỡng, người thân của họ thì hết sạch tiền.

Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi nhận được tin nhắn của bệnh nhân nhờ tôi tìm mua thuốc giúp, vì thuốc đó bệnh viện không có, người nhà đi vài chục hiệu thuốc cũng không tìm được đúng loại trong đơn bác sĩ kê.

Cuộc sống có những con người thật khó khăn.

Khó khăn khi phải đối mặt với nghèo đói, đối mặt với bệnh tật hiểm nghèo, đối mặt với bản chất con người tàn nhẫn. Trương Trường Lâm cả đời bán thuốc giả, lương tâm còn rất ít, anh ta tranh thủ lúc Trình Dũng bị truy bắt đã tống tiền, nhưng vì nhìn thấy lòng tốt của Trình Dũng mà Trương Trường Lâm đã nói một điều mà tôi nghĩ đó là một lời nói chân thành.

“Trên thế giới này chỉ có một căn bệnh duy nhất, đó là bệnh nghèo, bệnh này không thể chữa được, người mắc bệnh này chỉ có cách quên nó đi”.

Cuộc sống vốn dĩ phức tạp, bạn cũng như tôi, chọn con đường đi như thế nào không chỉ phụ thuộc vào bản thân, mà còn phụ thuộc vào xã hội. Vai trò của quản lí nhà nước đóng vai trò cốt lõi. Tôi lấy ví dụ bằng con số biết nói, giai đoạn 2012-2021 thế giới có 460 thuốc mới đưa ra thị trường, nhưng đến năm 2022 mới chỉ có 42 thuốc (chiếm 9%) được Bộ Y tế phê duyệt có mặt ở thị trường Việt Nam, trong khi mức bình quân là 20% ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có nghĩa là việc phê duyệt cấp giấy phép lưu hành thuốc đang diễn ra khá chậm chạp. Cũng như vậy, việc gia hạn thuốc cũng đang rất chậm, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc. Nguyên do vẫn là những quy định bất hợp lí, những thủ tục rườm rà, công tác quản lí chưa bắt kịp xu thế chung của thế giới. Để không rơi vào tình cảnh khi ốm đau bệnh tật, vào bệnh viện không có trang thiết bị vật tư y tế, không có thuốc điều trị, theo tôi đã tới lúc cơ quan chức năng cần phải quyết liệt sửa đổi, bổ sung, ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật đấu thầu, Luật Dược, Luật Bảo hiểm Y tế, Thông tư Danh mục thuốc thanh toán bởi BHYT, v.v…

💊

 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐥𝐚̂̀𝐧 𝐧𝐮̛̃𝐚 𝐧𝐡𝐢̀𝐧 𝐬𝐚𝐧𝐠 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐚𝐦 𝐤𝐡𝐚̉𝐨!

Bộ phim “Tôi không phải là Thần Dược” đã góp phần làm thay đổi xã hội Trung Quốc, bởi ngay khi công chiếu Thủ tướng Trung Quốc đã dành sự quan tâm đặc biệt, Quốc hội đã nhanh chóng bắt tay sửa đổi Luật Quản lí Dược.

Chưa đầy hai tháng sau khi bộ phim công chiếu, sáng ngày 26/8/2018, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật Quản lí Dược mới sửa đổi. Đây là lần sửa đổi toàn diện pháp luật đầu tiên trong 18 năm qua, đáp ứng triệt để mối quan tâm của xã hội, kiên quyết thực hiện nguyên tắc “tứ nghiêm”.

– Tiêu chuẩn khắt khe nhất;
– Giám sát chặt chẽ nhất;
– Hình phạt nghiêm khắc nhất;
– Trách nhiệm giải trình nghiêm túc nhất.

Luật Quản lí Dược mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/12/2019, theo đó, khái niệm thuốc giả phải xác định theo công dụng, chứ không coi thuốc chính hãng sản xuất ở nước ngoài nhưng vì không có giấy phép lưu hành ở Trung Quốc là thuốc giả./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *