“𝐀𝐧𝐡 𝐠𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐠𝐚́𝐧𝐡, 𝐭𝐨̂𝐢 𝐝𝐚̆́𝐭 𝐧𝐠𝐮̛̣𝐚, đ𝐨́𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐦𝐨̛́𝐢 đ𝐞̂́𝐧, 𝐭𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐚́𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐚̀. Đ𝐚̃ 𝐛𝐚𝐨 𝐦𝐮̀𝐚 𝐱𝐮𝐚̂𝐧 𝐭𝐡𝐮 đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐚̣, đ𝐚̃ 𝐛𝐚𝐨 𝐩𝐡𝐞𝐧 𝐧𝐠𝐨̣𝐭 𝐛𝐮̀𝐢 đ𝐚̆́𝐧𝐠 𝐜𝐚𝐲, 𝐭𝐫𝐞̀𝐨 đ𝐞̀𝐨 𝐥𝐨̣̂𝐢 𝐬𝐮𝐨̂́𝐢, 𝐡𝐚𝐢 𝐯𝐚𝐢 đ𝐚̂̃𝐦 𝐬𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, 𝐡𝐨̉𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐨̛̉ đ𝐚̂𝐮, 𝐝𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐚”.
你挑着担 我牵着马, 迎来日出送走晚霞. 一番番春秋冬夏, 一场场酸甜苦辣, 翻山涉水两肩霜花, 敢问路在何方路在脚下.
Lời bài hát từ bộ phim kinh điển Tây Du Ký, trong kí ức của tôi, cũng như kí ức của những người sinh vào những năm 7090, thậm chí những năm 2000, hình ảnh Bạch Long Mã cõng Đường Tam Tạng đi theo ba đệ tử vượt qua ngàn núi sông để sang Tây Trúc thỉnh kinh, hình ảnh ấy thực sự rất thân thuộc và xúc động.
Nhưng bây giờ thì đã khác.
Hoà thượng từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cho đến Thái Lan, Việt Nam hay các nước Đông Nam Á, đều coi thường con ngựa trắng. Thay vào đó các nhà sư tự lái xe BMW. Mới đây, sư Thích Trúc Thái Minh cưỡi máy bay sang Miến Điện thỉnh kinh, tại đây ngài còn cung thỉnh được bảo vật xá lợi tóc của Đức Phật về chùa Tam Hoàng cho con dân Việt chiêm bái. Nhiều ý kiến cho rằng, Đức Phật đi tu không có tóc, nếu xét nghiệm ADN cọng lông ngọ nguậy ở chùa Tam Hoàng, thì đó sẽ là ADN của loài cỏ pili ở châu Phi.
Tôi cũng không tin sợi lông ấy là ADN của người.
Và hôm nay, nếu bạn đến các thành phố sầm uất ở châu Á, sẽ không ngạc nhiên khi thấy các sư nam đã phẫu thuật thẩm mĩ lái chiếc BMW có giá hàng triệu đô la, sư nữ điệu đà với chiếc Porsche trên đường phố. Sư không chỉ sử dụng ô tô, điện thoại Vertu, hay Iphone phiên bản xịn sò nhất, mà sư còn uống rượu, ăn thịt, lấy vợ, cặp bồ, thậm chí quan hệ luôn với gái mại dâm.
Để tôi kể một câu chuyện có thật ở Trung Quốc.
Có một người đàn ông làm nghề lao công, đã lập gia đình, cuộc sống quanh năm bần hàn. Một ngày nọ, anh bỏ việc vì cảm thấy mệt mỏi, chuyển sang đi tu, trở thành một nhà tu giả, số tiền kiếm được tăng gấp đôi.
Thời gian sau, vị sư giả chuyển chùa và trở thành chấp sự, thu nhập lại tăng gấp đôi. Hai năm sau, sư trụ trì chuyển chùa, vị sư giả tiếp quản, số tiền kiếm được mỗi tháng tăng lên gấp bội. Đúng 5 năm sau, sư giả kí hợp đồng với một ngôi chùa mới, thuê một sư thay mình trụ trì, bản thân hoàn tục, số tiền lấy về mua được một căn biệt thự và một chiếc ô tô siêu sang, cùng hàng triệu đô la.
Người đàn ông ấy đang làm chủ một chuỗi chùa.
Trong thời đại kinh Phật đang bị “nhảm nhí”, chùa chiền không nói đến Phật giáo mà chỉ nhăm nhăm kiếm tiền, các ngôi chùa thành lập “công ti tâm linh” để làm kinh tế, thì sư được coi là một nghề sinh lợi mới nổi. Nghề này không cần công nghệ, không cần nhà xưởng, chỉ cần dựa vào chùa chiền, dựa vào lòng mộ đạo, tín ngưỡng của người khác, là có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ.
Các nhà sư trụ trì sẽ là các triệu phú.
Ngày nay, hương trầm không còn được ưa chuộng trong chùa chiền, mà các nhà sư đang dần vượt qua giới quan chức để trở thành giàu nhất, vượt qua các trí thức để trở thành người được kính trọng nhất.
Các sư làm tiền bằng cúng dường.
Thực ra, cúng dường là chuyện bình thường, Đức Phật rất nghiêm khắc, Ngài yêu cầu các tu sĩ không được tích lũy tài sản, ngay cả khi tu sĩ có tài sản gia đình trước khi xuất gia thì cũng phải từ bỏ. Vì sư không có tài sản, nên vấn đề cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện đi lại phải trông chờ vào cúng dường. Nói là cúng dường cho sang. Thực ra Thích Ca Mâu Ni yêu cầu các nhà sư đi khất thực để ăn, nói trắng ra là đi ăn xin, người cho các nhà sư thức ăn thì gọi là “cúng dường”, cách thức này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Khi còn nhỏ, tôi thấy các nhà sư rất nghèo, họ sống nhờ vào làm lụng và bố thí. Các sư là người ăn chay, ngày nào cũng ăn chay, khoảng 4 giờ sáng là sư thức dậy và 9 giờ tối đi ngủ, vất vả lắm. Tiền của các tín đồ cung tiến được dành riêng cho mục đích sử dụng đặc biệt. Ví dụ, nhà sư bị ốm và cần tiền gấp, mặc dù trong tay đang có tiền cúng dường, nhưng số tiền này là do các tín đồ quyên góp để xây dựng chính điện, nên sư không được động tới một xu nào. Hơn nữa, sư không có vợ chồng, không có con cái, nên ăn uống rất đơn giản, tiền của Phật tử được dùng để xây chùa, in kinh và khắc tượng, bữa ăn là miễn phí, đồ ăn từ thiện của Phật tử mang đến.
Trở lại với lịch sử Phật giáo Tây Tạng, từ cuộc hôn nhân giữa Tùng Tán Cán Bố với hai công chúa, một là Văn Thành nhà Đường, hai là Xích Tôn của Nepal, hai nàng công chúa đã mang những tác phẩm kinh điển Phật giáo nhà Đường, Bà La Môn giáo của Ấn Độ, tới lai tạp với Bổn giáo đủ loại thần linh ma quỷ của Tây Tạng.
Đạo sư cũng từ đó ra đời.

Vào thời nhà Nguyên, với sự trỗi dậy của quân Mông Cổ, Phật giáo Tây Tạng đã lan truyền nhanh chóng đến tầng lớp thượng lưu Mông Cổ, rồi tiếp tục phát triển trong cộng đồng người Hán ở Trung Quốc. Với bản chất lai tạp, Phật giáo Tây Tạng hấp thụ tính nguyên thuỷ của những tôn giáo khác, nên có những nghi lễ phù hợp với số đông công chúng tầng lớp thấp, ví dụ như nghi lễ sử dụng da người và xương người để làm đồ trang sức. Mặt khác, Phật giáo Tây Tạng vẫn chứa đựng sự vĩ đại của Phật giáo, thể hiện một thế giới quan cao cả, rất phù hợp với nhóm cai trị mới nổi bán chữ của các quý tộc.
Đời nhà Minh và nhà Thanh, Phật giáo Tây Tạng phát triển rực rỡ, trở thành quốc giáo. Trong thời Càn Long, hệ thống tái sinh của bốn vị Phật sống cũng được chính thức công nhận, sư được kiểm soát quyền lực chính trị và tôn giáo. Các nhà sư Phật giáo Tây Tạng đã phong cho hoàng đế nhà Thanh nhiều danh hiệu khác nhau, tin rằng hoàng đế là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi (những người được kính trọng nhất trong Phật giáo Tây Tạng là Văn Thù và Quan Âm), nên hoàng đế cũng được gọi là “Phật”.
Hoàng đế nhà Thanh ủng hộ các dạo sư Phật giáo, dân chúng cũng bắt đầu quan tâm, Phật tử dâng tiền cho đạo sư trong những ngày nghỉ lễ để cầu bình an.
Sau khi thành lập Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Tứ Cựu bị tiêu diệt, Phật giáo cũng bị cấm đoán nhiều nên không phát triển được, cho đến khi cải cách mở cửa.
Những năm 8090, do ảnh hưởng của cơn bão phim chưởng Hồng Kông, chỉ sau một đêm, các loại võ sư mọc lên như nấm ở Trung Quốc. Thực ra các võ sư không phải là các nhà sư Tây Tạng. Mà đó là các “anh hùng hảo hán” ngoài xã hội bất chợt nổi lên, đặc biệt, các khí công sư biểu diễn nhiều chiêu trò tạp kĩ, đã thu hút được hàng triệu người tin sái cổ. Vô số những cao thủ võ lâm, đầu trọc lốc, mặc áo nâu sồng, đủ thứ khí công khinh công bước ra từ phim chưởng Kim Dung, đã mê hoặc công chúng không chỉ ở Trung Quốc, mà khắp Đông Á và Đông Nam Á đều mê. Thời điểm đó ở Trung Quốc, đi đâu cũng thấy tập võ công, bất cứ công viên nào cũng thấy từ cụ già cho đến nam thanh nữ tú, cả trẻ em chăm chỉ luyện khí công.
Đương nhiên, các vị cao thủ đầu trọc đều khoe khoang năng lực hơn người, không chỉ đánh đấm hay làm những điều phi thường, mà còn chữa khỏi cả bệnh ung thư, thậm chí điểm huyệt tê liệt ai đó đủ cho bác sĩ làm cuộc đại phẫu. Hô mưa gọi gió, sử dụng sức mạnh để gọi các vị thần, đó là những trò được các võ sư trọc đầu khoe diễn thường xuyên. Thậm chí, có những bậc thầy khoe rằng, có thể chữa được bệnh khô hạn ở phụ nữ, đuổi bão chống lụt và gọi mưa để chống hạn cho cả nhân loại.
Những năm 1980, Trung Quốc có một võ sư trọc đầu nổi tiếng là Hương Công, ông khẳng định có khả năng tiếp nhận tia vũ trụ, hấp thụ được linh khí của trời đất, để phát triển trí não và tăng trưởng kĩ năng. Thời ấy tivi không có. Mỗi ngày đến giờ phát sóng, hàng triệu tín đồ ngồi ngồi tạo dáng quay mặt về phía đài phát thanh, rồi tưởng tượng đang trực tiếp đón nhận “kung fu” qua sóng radio.
Vụ cháy rừng kinh hoàng ở tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 5 tháng 6 năm 1987, hàng vạn binh lính và dân thường đã chiến đấu kiên cường suốt một tháng trời để dập tắt ngọn lửa, nhưng sau đó vẫn có một vị sư phụ nói rằng ông và các đệ tử của mình đã dùng khả năng siêu phàm để dập tắt đám cháy.
Vào thời điểm đó, do có rất nhiều người tin và theo học, nên nhiều thầy khí công đầu trọc đã kiếm bộn tiền, cá sư phụ năng lực đặc biệt tiền vào như nước, các võ sư đầu trọc nổi tiếng đã đi khắp đất nước Trung Quốc để thuyết giảng, mỗi buổi giảng số người đến dự lấp đầy một sân bóng đá là bình thường. Về tiền bạc, sư phụ nhận đệ tử khắp nơi, trong số ấy có những đệ tử rất giàu có, nên sư phụ có thể dễ dàng kiếm tiền.
Những người giàu có và nổi tiếng là mục tiêu, không phải những người này dễ lừa gạt hơn, mà bởi vì những người này có tiền bạc, địa vị, lại tương đối hào phóng. Ngay cả khi phát hiện bị lừa gạt, nhưng vì muốn giữ thể diện, nên biết mình bị lừa vẫn im lặng. Ngoài ra, những người này có mối quan hệ rộng rãi, chỉ cần lừa được họ thì sẽ có một lượng lớn khách hàng tiềm năng, trong khi tâm lí con người là tin vào văn hóa vòng tròn, tức là có tin rằng những người trong vòng kết nối của mình đều là những người thông minh, hiểu biết, đáng tin cậy hơn so với người thường ở bên ngoài, chỉ cần được “người quen” giới thiệu thì sẽ không có gì phải nghi ngờ. Đó là lí do có người bị lừa trong nhiều năm, họ sẽ truyền tai cho những người mình biết, người ngoài nhìn thoáng qua có thể nhìn thấu thủ đoạn nhưng bản thân họ lại rất tin vào những điều vô lí.
Tác động từ Hồng Kông là rất lớn.
Là một thành phố cảng thuộc địa của Anh, ban đầu không có gì đặc biệt vì bị phong toả của phương Tây, nhưng sau giải phóng thì Hồng Kông phát triển nhanh chóng, trở thành nền kinh tế lớn ở châu Á. Bản thân Hồng Kông không có nền kinh tế thực sự, hầu hết hoạt động kinh doanh ở đây là tái xuất khẩu và đầu cơ, trong nhiều trường hợp, đó thực sự thuộc về một loại siêu hình. Sự phát triển đột ngột và nhanh chóng khiến Hồng Kông bối rối, nền văn hóa của Hồng Kông thực sự rất yếu, vì không tìm được lí do vững chắc cho sự thành công, nên người Hồng Kông cần tìm chỗ dựa tinh thần. Bởi vậy, bầu không khí mê tín ở Hồng Kông đặc biệt mạnh mẽ. Đài Loan cũng tương tự vậy, hai khu vực phát triển, đây cũng là hai nơi mê tín nhất thế giới.
Người Hồng Kông đặc biệt thích cúng dường cho đạo sư.
Đặc biệt là những người giàu có, người làm trong ngành giải trí, họ kiếm được rất nhiều tiền nên cũng rất mê tín, cúng dường với số tiền khổng lồ. Ở Hồng Kông, đường phố tràn ngập siêu hình học, cho dù đó là văn hóa truyền thống Trung Quốc như phong thủy, số học, tử vi, hay du nhập từ phương Tây như chiêm tinh, bói bài hay nhóm máu, thậm chí cả những trò mê tín Đông Nam Á bùa chú đều có.
Phật giáo Tây tạng mang nhiều màu sắc bí truyền, siêu hình, nên có sức hấp dẫn với người Hồng Kông và Đài Loan. Sau khi Trung Quốc mở cửa, những ông chủ Hồng Kông và Đài Loan vào Trung Quốc làm ăn, mang theo đủ trò mê tín dị đoan và cúng dường trong Phật giáo vào Trung Quốc, rồi cũng từ đó lan sang Nhật Bản, đến Hàn Quốc, tiếp theo là Thái Lan và các nước Đông Nam Á, Việt Nam bị ảnh hưởng muộn nhất và mức độ cũng thấp nhất so với các quốc gia khác.
Từ đó cúng dường lan như cháy rừng.
Những người giàu có, thành đạt, đã lan truyền những câu chuyện của họ. Ví dụ, một nhà khoa học xuất sắc đã nói trước công chúng rằng, ông có được thành công là nhờ kiếp trước tu luyện, kiếp này không tiếc tiền cúng dường. Một đại gia nổi tiếng khác thời đó tên là Tào Đức Vượng, ông viết cuốn tự truyện gồm những trò mê tín dị đoan, trong đó kể về việc ông quyên góp tiền xây một ngôi chùa, từ đó ông phát tài. Những người giàu bắt chước, họ cúng dường Phật sống và trở thành phong trào, số tiền lớn khủng khiếp.
Phật sống có nguồn gốc từ Tây Tạng, được coi là những nhà sư lỗi lạc sau chết họ đầu thai, người được đầu thai sẽ là Phật sống. Để không bị lạm phát Phật sống, hiện nay Tây Tạng đưa ra quy định, nếu ai muốn Phật đầu thai thì phải nộp đơn lên chính quyền xem xét, Uỷ ban Chuyển sinh Phật sống đồng ý thì người đó sẽ được phép chờ đợi người chết về đầu thai. Quản lí vậy, nhưng đến nay Phật sống vẫn quá nhiều, có chùa hàng chục vị Phật sống. Để nhận tiền cúng dường, các Phật sống chủ yếu lừa gạt, nào là cho ăn cháo của Phật, ban phát chuỗi hạt, bánh xe cầu nguyện…, trừ quỷ, cúng ma, áp vong, gọi hồn, oan gia trái chủ.
Lí do chính khiến trở nên mê tín sau khi giàu có, là vì xã hội quá nhiều người không dựa vào khả năng hay bất cứ thứ gì khác để làm giàu, mà dựa vào sự ngẫu nhiên hoặc thủ đoạn trong sự hỗn loạn, khi giàu rồi vẫn không chắc mình sẽ đạt được kết quả như vậy, những người này đã rơi vào một loại thuyết bất khả tri, cúng dường đạo sư, đeo chuỗi hạt và nghĩ mình đã tích lũy phúc dày./.