𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐮𝐨̂𝐧 𝐤𝐡𝐨̂̉ Đ𝐚̣𝐢 𝐥𝐞̂̃ 𝐤𝐢́𝐧𝐡 𝐦𝐮̛̀𝐧𝐠 𝟕𝟔𝟓 𝐧𝐚̆𝐦 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐇𝐨𝐚̀𝐧𝐠 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 𝐓𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐚̉𝐧 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐚̣𝐢 𝐜𝐡𝐮̀𝐚 𝐁𝐚 𝐕𝐚̀𝐧𝐠, 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐯𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐮̛̉ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐢𝐞̂𝐦 𝐛𝐚́𝐢 𝐱𝐚́ 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐭𝐨́𝐜 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐨 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐮̉𝐚 Đ𝐮̛́𝐜 𝐓𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐂𝐚 𝐌𝐚̂𝐮 𝐍𝐢 𝐭𝐮̛̀ 𝟐𝟔𝟎𝟎 𝐧𝐚̆𝐦 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜, “𝐬𝐨̛̣𝐢 𝐭𝐨́𝐜” 𝐧𝐚̀𝐲 𝐜𝐚̆́𝐦 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐬𝐚́𝐩 𝐧𝐞̂́𝐧 𝐭𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂̉𝐧 đ𝐨̣̂𝐧𝐠.
Tôi rất tôn trọng tín ngưỡng của mọi người.
Rất nhiều Phật tử đã tin sư Thích Trúc Thái Minh sang tận chùa Botataung ở Myanmar, để thỉnh 1 trong 8 sợi tóc của Đức Thế Tôn, mang về chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh cho đại chúng Việt Nam chiêm bái.
Và tôi cũng tôn trọng những người phản biện lại, đặc biệt là những clip bóc phốt xá lợi tóc là trò lừa đảo, cho rằng đó là loại cỏ châu Phi có tên khoa học pili heteropogon contortus, hơi quăn quăn như lông mu hoặc lông lách, khi ở trong môi ẩm sẽ ngo ngoe chuyển động.
Tôi cũng rất ủng hộ các bạn trẻ nhanh nhạy, mấy hôm nay rao bán trên sốp-pi “xá lợi tóc” đủ loại, giá từ 200 – 500k mỗi sợi tuỳ theo độ quăn tít, mua ba tặng một.
Với sư Thích Trúc Thái Minh, tôi cũng tôn trọng những việc làm của ông, bởi tôi tìm hiểu cả ở Việt Nam và thế giới, không thiếu nhà sư và không thiếu ngôi chùa sử dụng những trò tạp kĩ để lôi kéo Phật tử, thậm chí nhờ trò lôi kéo đó mà thành lập được những thiền phái tu hành mới.
Cá nhân tôi không tin xá lợi.

Tôi là một người vô thần, theo tôi, vơi những người có nhận thức ở tầm mức tự biết, thì vô thần cũng là một tôn giáo. Tôi rất thích đi thăm viếng các ngôi chùa, rất thích đến các nhà thờ, thích tìm hiểu về tôn giáo. Vào năm 000, tôi thực hiện chuyến thám hiểm tôn giáo mà tôi ấn tượng nhất, đó là ngôi làng nghề truyền thống mĩ nghệ, chuyên tạc tượng, địa chỉ ở Hà Tây, nay là ngoại thành Hà Nội.
Chỉ tiếc tôi không còn tấm ảnh nào lưu lại.
Rất nhiều các bức tượng Phật mà các bạn quỳ lậy trong những chùa, có nguồn gốc từ ngôi làng này, những người thợ thủ công ở đây đã tạo ra đủ loại tượng Phật cho quý vị bái lạy.
Tôi hỏi những người thợ thủ công:
– Là những nhà điêu khắc tượng Phật bậc thầy, các bác đã bao giờ nhìn thấy Đức Phật, hay nhìn thấy ma chưa?
– Anh hỏi gì lạ vậy, bức tượng này không giống Đức Phật sao, chẳng lẽ mắt anh kém à?
– Các bác đã tạc quá nhiều tượng Phật, vậy các bác có tin vào Phật giáo không?
– Ttin chứ! Và chúng tôi cũng mong tất cả mọi người đều tin, nếu không có người tin, thì tượng Phật chúng tôi khắc ra sẽ bán cho ai?
Ở ngôi làng làng nghề này, tôi không chỉ được nhìn thấy tất cả các loại Phật, mà còn được nghe nhiều câu chuyện khác nhau. Ví dụ, với sự tiến bộ của thời đại, chỉ cần người đặt tượng xuống tay đủ số tiền tương xứng, sẽ có một pho tượng Phật đúng theo yêu cầu. Chẳng hạn như, người làm ăn kinh tế muốn có phong tượng Phật để thờ trong nhà, thì người thợ thủ công sẽ khắc tượng Thần Tài, tượng càng phì độn càng tốt, trên tay phải cầm một cục vàng, thậm chí giơ hẳn cục vàng lên đầu. Tại sao lại phải có cục vàng? Bởi vì trong giới làm ăn kinh tế hậu 000, tượng Phật không no đủ tốt béo, không có vàng trong tay, thì chẳng ai tin.
Nói đến Phật giáo phải nói đến Tam Bảo.
Tam Bảo tức là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Nếu muốn mọi người tin vào Phật, thì sân hận là điều quan trọng nhất, vậy sao các nhà sư lái xe Audi, sở hữu Mercedes-Benz, cho đến sở hữu những khối tài sản kếch xù vẫn được nhiều người cung kính đặt trọn niềm tin?
Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này.
Nhưng theo tôi, câu trả lời ngắn gọn nhất, logic nhất, đó chính là THIỀN.
Bây giờ đi đâu cũng thấy thiền, ở đâu cũng thấy thiền, người người nói buông bỏ, lên mạng xã hội ai cũng dạy bảo đạo lí, ai cũng chữa lành; nhưng ẩn sau tất cả những thứ gọi là đạo đức ấy, lại là để kiếm tiền.
Chúng ta cần hiểu rằng, thiền không thể cho chúng ta giác ngộ, thiền không phải là Phật giáo. Thiền chỉ là thứ ngoại đạo bám vào Phật giáo. Phật tử không đáng sợ, nhưng người lấy thiền để thậm xưng Phật mới đáng sợ.
Thiền khác với giác ngộ.
Giác ngộ trong Phật giáo, có nghĩa là thấy được Phật tính. Vậy chính xác Phật tính là gì? Phật tính không thể giải thích được bằng lời, cũng không thể nhận biết được bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Để hiểu được Phật tính, Phật giáo Đại thừa đã phát minh ra phương pháp thiền định giác ngộ, thực hành theo phương pháp này sẽ khám phá ra Phật tính. Cụ thể, Phật giáo Đại thừa gọi phương pháp thiền chứng ngộ Phật tính này là “Tam thập thất Bồ Đề đạo phẩm”, có nghĩa là ba mươi bảy con đường Bồ Đề. Tất cả các pháp được đề cập là: Tứ niệm xứ, Tứ Tâm, Tứ Thần Chân, Tứ Thiền, Bát chánh đạo, Ngũ căn, Ngũ lực và Thất giác chi. Nói cách khác, nếu bạn thực hành theo 37 bước này, thì bạn sẽ nhận ra Phật tính trong một trạng thái tinh thần và thể chất đặc biệt, tức là bạn đã tu thành công.
Còn thiền lại khác. Thiền là “buông bỏ, từ bỏ, không bám víu, không bám chấp, không phân biệt, không sắc, không sân si…”, tức là có rất nhiều câu, rất nhiều từ rất hay để mô tả thiền, nhưng tóm chung lại đó là điều phục thức thứ sáu, làm cho người ta không phân biệt được đúng sai trước một vấn đề nào đó. Nói cách khác, thiền là phép tính trừ, trừ đi, trừ trừ, trừ càng nhiều càng tốt. Phép trừ ở trong thiền, bản chất là trừ một phần nhận thức vốn có của con người. Có câu: “Dục luyện thần công – Tất tiến tự tàn”. Có nghĩa là, muốn tu luyện thành công, thì từng bước hi sinh bản thân mình, hi sinh những cái mình có, khi đạt tới trạng thái nhận thức không đầy đủ thì đã giác ngộ. Trong thực tế, những người mở mồm ra nói thiền, làm gì cũng gắn với thiền, nhưng họ đang trốn tránh, mà không xoá đi nổi bản tính căn cốt vẫn là tham sân si. Hàng ngày trên trang của tôi, không thiếu các đệ tử của thiền, họ xả thiền vào mặt tôi, rồi họ xả thiền vào mặt tất cả những ai họ thấy, nhất là người không cùng quan điểm với họ thì càng bị xả thiền nhiều hơn, họ đi khiêu khích và tranh cãi khắp nơi, ngày nào lúc nào cũng đi cãi nhau, rao giảng đạo đức, họ cố tỏ ra mình là Phật còn những người khác là ma, rồi họ tự vỗ ngực là đang “cứu vớt” người khác lầm đường lạc lối. Rõ ràng, hiện tượng ấy không phải là Bồ Tát sơ trụ, mà đây là giai đoạn sơ trụ địa ngục, hay giai đoạn ma tà sơ trụ, thậm chí là súc sinh sơ trụ. Quan sát những tín đồ thiền như vậy, không khó để phát hiện ra bản chất ma quỷ trong họ, không khó để thấy rõ tâm địa ác độc trong họ.
Từ thiền đến trục lợi là khoảng cách rất ngắn.
Có một sự đồng thuận trong xã hội rằng, nhiều nhà từ thiện, nhiều sư và nhiều ngôi chùa đang lợi dụng sự thiếu hiểu biết và niềm tin của dân chúng, để kiếm thật nhiều tiền.
Dưới danh nghĩa thiền, đã có những hiểu lầm phổ biến về Phật giáo trong mọi tầng lớp xã hội là sống phải buông bỏ và cho đi, những nhà từ thiện và những người tu hành, họ biến các danh lam thắng cảnh Phật giáo thành nơi thờ tự Phật giáo Giang Hồ, điều này đã khiến rất nhiều khách du lịch và người hành hương hiểu lầm. Sau khi khách du lịch, người hành hương bị tẩy não, họ sẽ bị đưa đến các ngôi chùa đen với những sở thích tiêu thụ tiền bạc, họ cúng dường với những khoản tiền khổng lồ, thậm chỉ chuyển khoản những con số tiền tỉ, để thực hành các nghi lễ như như thắp hương, bốc quẻ, bói toán, dâng đèn hoa, cầu siêu, cầu nguyện cứu trợ thiên tai, xây chùa, thờ Thần Tài, hay các nghi lễ Phật giáo khác. Phật tử hay người hành hương, khách du lịch, thậm chí được gọi là “khách hàng”, nếu họ là những người giàu có, thành viên trong những gia đình danh giá, là những doanh nhân, là quan chức các cấp. Hầu hết họ không hiểu giáo lí chân chính của Phật giáo và thường bị tẩy não. Cũng giống như làm kinh doanh, họ bị thiền tẩy não, nghĩ rằng càng hiến nhiều tiền thì càng có nhiều công đức, mong rằng mình sẽ được thần linh ưu ái, thăng quan tiến chức, làm giàu hoặc được tha thứ tội lỗi ban đầu. Trên thực tế, đó hoàn toàn là lừa dối, tu sĩ chân chính không làm những việc này, kiểu thiền này xuất hiện từ những năm 000.
Trở lại với làng nghề truyền thống mĩ nghệ mà tôi đã từng đến, tôi để ý Đức Phật ban đầu chỉ là một khúc gỗ, sau khi chạm khắc, khúc gỗ sẽ trở thành vị Phật mà tất cả mọi người tin tưởng. Người thợ thủ công ở đây rất thông minh, khách hàng tin vào Phật giáo họ sẽ khắc một vị Phật, người khác tin vào Chúa Gesu họ sẽ khắc Gesu trên núi, tôi là người vô thần họ sẽ khắc cô gái theo chủ nghĩa vô thần.
Trong lúc mải mê khám phá, anh bạn đi cùng tôi không để ý, buồn đái quá, anh vạch quần tiểu thẳng vào đống củi. Tôi nói đùa rằng, không biết anh sẽ xúc phạm Đức Phật nào, biết đâu một ngày nào đó khúc gỗ này được đặt trên bục một ngôi chùa Phật giáo Giang Hồ, rồi anh đến cúng dường và quỳ lạy bên dưới để cầu xin.
Phật nói có ngàn vạn điều công đức, nhưng anh bạn tôi chỉ thấy gỗ, Phật nói có nhân quả, nhưng anh bạn tôi chỉ buồn tè, Phật nói có luân hồi, kiếp sau anh bạn tôi muốn làm tu sĩ và anh sẽ dạy cho các Phật tử về Pháp cho 000, tức là Pháp cúng dường thật nhiều tiền, để các Phật tử tiếp tục tin vào thiền.
Tôi không nói Phật pháp bây giờ là dối trá.
Tôi biết bài viết này sẽ xúc phạm đến niềm tin của nhiều người, xúc phạm đến lợi ích của nhiều người, giống như các bài tôi viết về chiến tranh Nga – Ukraine, chiến tranh Israel – Palestin, viết về Mỹ và phương Tây, sẽ có rất nhiều lời chửi tôi, chửi đến nỗi FB sẽ giảm tương tác trang này của tôi.
Viết tới đây tạm xong rồi, tôi đã thức đến gần sáng để hoàn thành, nếu không một số Phật online sẽ nói tôi bác sĩ gì mà “rảnh háng” không lo chuyện khám chữa bệnh để lại phúc đức cho đời, mà cứ đi bàn chuyện ngoài chuyên môn. Khi mà thiền sinh cãi nhau khắp nơi thì việc chửi tôi cũng là bình thường. Ngôi làng nghề truyền thống thủ công mĩ nghệ ở rất gần trung tâm Hà Nội, nếu bạn quan tâm đến tôn giáo, thì hãy làm chuyến thám hiểm đến đó xem.
Tôi đảm bảo ngôi làng sẽ thú vị hơn bất kì ngôi chùa Phật giáo Giang Hồ nào khác./.