Tổng hợp

CÁCH TÍNH THUẾ CỦA TRUMP

 𝗦𝗮́𝗻𝗴 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 𝟮 𝘁𝗵𝗮́𝗻𝗴 𝟰, 𝗧𝗿𝘂𝗺𝗽, đ𝗲𝗼 𝗰𝗵𝗶𝗲̂́𝗰 “𝗸𝗵𝗮̆𝗻 𝗾𝘂𝗮̀𝗻𝗴 đ𝗼̉” 𝗾𝘂𝗲𝗻 𝘁𝗵𝘂𝗼̣̂𝗰, đ𝗮̃ 𝘁𝗼̂̉ 𝗰𝗵𝘂̛́𝗰 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗯𝘂𝗼̂̉𝗶 𝗹𝗲̂̃ 𝗹𝗼̛́𝗻 𝘁𝗮̣𝗶 𝗩𝘂̛𝗼̛̀𝗻 𝗛𝗼̂̀𝗻𝗴 đ𝗮̃ 𝗱𝗮́𝘁 𝘃𝗮̀𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗧𝗼𝗮̀ 𝗕𝗮̣𝗰𝗵 𝗢̂́𝗰 𝗰𝘂̃𝗻𝗴 đ𝗮̃ 𝗱𝗮́𝘁 𝘃𝗮̀𝗻𝗴, 𝗧𝗿𝘂𝗺𝗽 𝗴𝗼̣𝗶 𝗵𝗼̂𝗺 đ𝗼́ 𝗹𝗮̀ “𝗡𝗴𝗮̀𝘆 𝗚𝗶𝗮̉𝗶 𝗽𝗵𝗼́𝗻𝗴 – 𝗟𝗶𝗯𝗲𝗿𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻 𝗗𝗮𝘆”.

Tại Vườn Hồng Trump dõng dạc đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”.

Mở đầu buổi lễ, Trump đã khóc và than phiền rằng nước Mỹ đã ở trong tình trạng khốn khổ trong suốt hơn 50 năm qua, “bị các nước gần xa, cả bạn lẫn thù, cướp bóc, tàn phá, tàn phá và cướp bóc”.

Sau đó, Trump lấy ống tay áo gạt nước mắt và nói, “Hôm nay, chúng ta đã đứng lên vì người lao động Mỹ và cuối cùng chúng ta đã đặt nước Mỹ lên hàng đầu. Theo tôi, đây là một trong những ngày quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.”

Đọc tới đoạn này Trump lại oà lên khóc.

Khóc xong, Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại Hoa Kỳ, rồi kí tại chỗ hai sắc lệnh hành pháp về cái gọi là “thuế có đi có lại mới toại lòng nhau”.

Trước đây, người ta đồn đoán mức thuế có đi có lại của Trump là 10%.

Đúng lúc mọi người nghĩ rằng 10% là giới hạn trên, Trump lại nhẩn nha nói rằng, “10% là giới hạn trên trong trí tưởng tượng của các bạn, nhưng đó là giới hạn dưới mà tôi mong muốn.” Và phần tiếp theo của bản tuyên ngôn độc lập, nó hiện trên một chiếc máy tính bảng khổng lồ Musk sản xuất riêng cho Trump, hiện lên mức thuế của tất cả các quốc gia, tất cả mọi đối tượng.

Mức thuế kinh khủng đến mức nào?

Bất kể các bạn là người bạn tốt của chúng tôi như là Vương quốc Anh, tay sai đắc lực của chúng tôi là Nhật Bản, hay thậm chí là một số người anh em da đen Nam Phi thậm chí không có quan hệ họ hàng xa với chúng tôi, thì chừng nào các bạn còn thở trên trái đất này, các bạn sẽ phải chịu mức tăng thuế ít nhất là 10%.

Tất nhiên, đa số là mức thuế sẽ rất cao, như Trung Quốc là kẻ thù không đội trời chung sẽ chịu thuế 54%, một số anh em nghèo châu Phi 50%, Campuchia 49%, Lào 48%, Myanmar 44%, Sri Lanka 44%, Bangladesh 37%, Thái Lan 36% và Indonesia 32%.

Đọc đến đây Trump ngừng lại để thở.

Ngay tại giây phút đó, một trận động đất khủng khiếp xảy ra trên toàn thế giới, thị trường chứng khoán quốc tế rung chuyển và sụp đổ theo phương thẳng đứng, màu đỏ nhoe nhoét như máu kinh của phụ nữ con mọn. Đó là hậu quả của việc Trump tăng thuế bừa bãi không tính đến tác động quốc tế. Tất cả đều vô lí đến ngỡ ngàng, vô lí đến mức một quốc gia nhỏ bé như Lesotho phải nép mình ở châu Phi, mà vẫn bị Trump áp thuế 50%. Thậm chí còn vô lí hơn nữa khi mà VN thực hiện chính sách ngoại giao cây tre, đã tuyên bố hạ một nửa mức thuế nhập khẩu để Trump hài lòng, đồng thời còn hứa mua thêm rượu công nghiệp cho Hoa Kỳ, hứa mua cả khí đốt hoá lỏng dù VN chưa bao giờ cần đến cái của nợ này, vậy mà Trump vẫn tăng mức thuế lên 46%.

Nhưng đây chưa phải là điều vô lí nhất.

Sau vài giây ngừng để thở, Trump lại đọc tiếp bản tuyên ngôn độc lập, lần lượt Đảo Heard và Quần đảo McDonald cũng nằm trong danh sách áp thuế 10%. Hai đảo này là lãnh thổ hải ngoại của Úc. Chúng ở rất xa, chỉ cách Nam Cực chưa đầy ngàn dặm. Có thể nói đây là những nơi xa xôi nhất trên thế giới. Đặc điểm nổi tiếng nhất của nó có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới mà hệ sinh thái ban đầu chưa bị phá hủy bởi sự du nhập các loài của con người. Về cơ bản nó chỉ có giá trị nghiên cứu khoa học. Trên đảo không có cư dân nào, chỉ có chim cánh cụt và hải cẩu, vậy mà chúng vẫn phải chịu mức thuế 10% từ Hoa Kỳ.

Cách tính thuế của Trump rất thú vị, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đưa ra một công thức tính thuế cực kì chuyên nghiệp, nhưng xem kĩ có vẻ hơi tạm bợ và hời hợt.

Công thức gồm có tử số và mẫu số.

Tử số hiểu một cách đơn giản, là chênh lệch thương mại giữa hoa kì với một quốc gia nào đó, tức là lấy xuất khẩu trừ đi nhập khẩu.

Mẫu số là lượng xuất khẩu hoa kì nhân với hai hệ số hải quan.

Công thức này có thể diễn đạt lại là:

|A – 

😎

——– = Thuế suất
2A

Trong đó: A là xuất khẩu Mỹ, B là nhập khẩu Mỹ, 2 là hệ số co giãn thuế.

Nói dễ hiểu hơn là, nếu ai đó ở Việt Nam kiếm được 100 đô la từ Hoa Kỳ, thì sẽ bị Trump tịch thu 46 đô la trên danh nghĩa “thuế có đi có lại mới toại lòng nhau”.

Trump quá thông minh.

Ông ấy không cần vung tiền của chính phủ để trợ cấp, mà chỉ cần áp thuế các nước, ngay lập tức mức tiêu dùng trong nước tăng dữ dội. Hoa Kỳ đã có một lễ hội mua sắm Thanh minh. Tờ báo Wall Street Journal mô tả rằng, ngay sau khi chính sách thuế quan được Trump công bố, từ sinh viên đại học, bà mẹ ở nhà toàn thời gian, cho đến giám đốc điều hành công ti… mọi người từ mọi tầng lớp trên khắp Hoa Kỳ đã tạo nên một cơn bùng nổ tiêu dùng “ngày mưa”. Một người đàn ông New York 50 tuổi cho biết, sau khi ông chạy quanh nhiều cửa hàng và phải gọi nhân viên cửa hàng để thương lượng, cuối cùng ông cũng mua được chiếc TV 40 inch thương hiệu Trung Quốc, đó là chiếc ti vi cuối cùng trong cửa hàng đó. Đến sáng ngày hôm sau, người đàn ông này đã chi thêm 3.000 đô la đồ điện tử, phụ tùng ô tô, dụng cụ làm vườn và các đồ gia dụng khác.

Ngay tại thời điểm Trump đang đọc bản tuyên ngôn độc lập, một nam sinh viên chính sách công 22 tuổi, đã nhanh chóng đặt vài bộ quần áo tập thể dục nữ, phòng khi thời gian tới anh có người yêu sẽ mang làm quà tặng ra mắt. Một người bạn gái của anh cũng vậy, cô chạy ra ngoài và mua 24 lon bia, đề phòng nếu có người yêu thì hai người sẽ uống bia ăn mừng.

Hi vọng sau Ngày Độc lập hai người sẽ yêu nhau.

Cô gái cho biết, liên quan đến bản tuyên ngôn độc lập của Trump, thuế là chủ đề thảo luận sôi nổi trong trường đại học của cô, đặc biệt là tác động tiềm tàng đến giá rượu, cô cùng bạn bè cũng đang theo dõi thị trường rượu. “Đây là lần duy nhất trong bốn năm đại học tôi nghe những người không quan tâm đến chính trị hoặc kinh tế nói về kinh tế và chính trị”, cô gái chia sẻ.

Một bà mẹ nội trợ 29 tuổi, cũng cho biết, cô đang mua sắm nhiều loại thực phẩm đông lạnh dự trữ, như đang chuẩn bị cho một tương lai bất định, vì chồng cô là trụ cột kinh tế duy nhất trong gia đình nên cô phải rất tiết kiệm.

Chiều ngày 2 tháng 4, vài tiếng sau khi Trump đọc tuyên ngôn độc lập, tỉ phú người Mỹ Mark Cuban đã nhắc nhở người hâm mộ trên nền tảng xã hội Bluesky rằng, đã đến lúc người Mỹ bắt đầu tích trữ. “Từ kem đánh răng đến xà phòng, bất cứ thứ gì bạn có thể tìm được nơi cất giữ trong nhà, thì đều nên mua sớm”, Cuban viết.

Tại các siêu thị và cửa hàng bán lẻ đồ điện tử, một số người mua sắm dường như đã nghe theo lời khuyên của Cuban, đẩy những chiếc xe đẩy hàng chất đầy hàng qua các bãi đậu xe. Tuy nhiên, một số người vẫn tiếp tục mua sắm như bình thường, vì ho tin rằng đợi khi hàng thực sự tăng giá vẫn chưa quá muộn để mua.

Có lẽ ngoài COVID-19, trong lịch sử nước Mỹ chỉ duy nhất Trump, người chỉ sau vài phút đọc bản tuyên ngôn độc lập, đã kích cầu dân Mỹ tăng vọt, điều đó thật vi diệu.

Nhưng ngày 2 tháng 4 quá xấu ngày!

Trump đã chọn ngày 2 tháng 4 hàng năm là “Ngày Giải phóng – Liberation Day” của Hoa Kỳ, khởi đầu bằng việc thiết lập “Thuế có đi có lại mới toại lòng nhau”, đây là mốc lịch sử đánh dấu ngày “Hoa Kỳ sẽ giàu có trở lại”.

Nhưng hôm đó lại là ngày 5 tháng 3 âm lịch, bị coi là ngày rất xấu, theo quan điểm của người phương Đông. Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hoa Kỳ Jeffries cho rằng thực chất đây là “Ngày Suy thoái” của nền kinh tế Hoa Kỳ, trong khi Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Schumer chỉ ra rằng người Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao và trung bình một gia đình Mỹ sẽ chi tiêu nhiều hơn 5.000 đô la mỗi năm, các chuyên gia kinh tế như Jeffrey Sachs lại coi đây là “Ngày Trump sẽ mất tất cả”.

Thử lấy ví dụ ngành công nghệ.

Sau 3 ngày Trump đọc bản tuyên ngôn độc lập, không một công ti công nghệ lớn nào ở Hoa Kỳ ổn định, giá cổ phiếu luôn nhảy múa, ngày đầu tiên đã bốc hơi 700 tỉ đô la. Một số ông lớn như Apple, có chuỗi cung ứng trải dài toàn cầu, họ đã dùng một nguồn lực lớn của mình để thiết lập 3 hang ổ ẩn náu, trước đây họ luôn tránh được những tác động gây xáo trộn lớn, nhưng lần này Apple đã bị ảnh hưởng 9% lợi nhuận gộp.

Với các công ti lớn, phương án giải quyết hoặc là cắt giảm một số khoản lỗ và giảm kiếm, hoặc đơn giản là chuyển chi phí cho người tiêu dùng. Trong mọi trường hợp, điều đó chỉ khiến người dân đau khổ hơn, mỗi năm họ phải móc hầu bao nhiều hơn.

Đối với nhiều công ti công nghệ khởi nghiệp, họ cần phải chi nhiều tiền hơn để mua vật liệu và sản phẩm từ nước ngoài, đôi khi đây là vấn đề sống còn với chính họ, nếu sống được thì chi phí cũng sẽ bị đẩy cho người tiêu dùng.

Ví dụ tiếp là ngành ô tô.

Khoảng 40% phụ tùng ô tô ở Hoa Kỳ nhập từ Mexico, nếu áp mức thuế như Trump đề ra, chi phí sản xuất mỗi chiếc ô tô tại Hoa Kỳ sẽ tăng thêm 12.000 đô la. Và như vậy, Toyota sẽ giảm 6% lợi nhuận, Hyundai mất 40% lợi nhuận, Nissan Motor giảm 56% lợi nhuận. Chỉ mỗi Tesla hưởng lợi. Bởi vì, Tesla có tới 75% bộ phận sản xuất tại Hoa Kỳ, nên sẽ tăng lợi nhuận khủng khiếp.

Trump sẽ hiểu hơn ai hết, nếu thực hiện đúng bản tuyên ngôn độc lập, thì chắc chắn sẽ đẩy lạm phát ở Hoa Kỳ lên cao và làm tổn hại đến niềm tin của người tiêu dùng Mỹ. Vì thế, bản tuyên ngôn độc lập chỉ là công cụ để Trump thực hiện chiến lược tái cấu trúc lại hệ thống thương mại toàn cầu nhằm đưa Hoa Kỳ vĩ đại trở lại, Trump sẽ đàm phán với từng quốc gia để hạ mức thuế xuống con số hợp lí.

Nếu chỉ nhìn vào con số thâm hụt thương mại, ví dụ VN nhập khẩu từ Mỹ chỉ bằng 10% so với xuất khẩu, nghĩa là thâm hụt thương mại của Mỹ quá lớn, lên tới 90%, thì đó là cái nhìn phiến diện. Nói một cách thẳng thắn, thứ mà Hoa Kỳ xuất khẩu không phải là hàng hoá, mà là tiền tệ và nợ của Hoa Kỳ. Thứ mà các nước khác mua nhiều hơn từ Hoa Kỳ, không phải là hàng hoá của Mỹ, mà là nợ của Hoa Kỳ. Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ là “hàng hóa xuất khẩu” lớn nhất của Mỹ. Hơn nữa, bằng cách xuất khẩu nợ, Hoa Kỳ có thể duy trì cán cân ngay cả khi có thâm hụt thương mại lớn.

Tái cấu trúc hệ thống thương mại quốc tế, nhằm đưa giá trị của đồng đô la không ở mức quá cao như bây giờ nhằm xây dựng lại ngành công nghiệp Mỹ, nhưng cũng không để cho đồng đô la hạ thấp dẫn đến Mỹ bị thiệt hại kinh tế thông qua thuế, giá trị của đồng đô la phải hút được dòng tiền về Mỹ, đồng thời đẩy cao giá trị đồng nhân dân tệ nhằm kìm hãm nền công nghiệp Trung Quốc, lấy thuế làm vũ khí để ngăn chặn các quốc gia kết hợp với nhau; đó mới là chiến lược của Trump.

Trump không tự nghĩ ra được chiến lược này, mà người vạch ra chiến lược chính là Stephen Milan, chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Trump, người được Trump sủng ái đặc biệt.

Mọi người muốn tìm hiểu về chiến lược của Milan thì tôi sẽ viết tiếp!./.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *