𝐕𝐚̀𝐨 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝟕 𝐜𝐨̂ 𝐡𝐨̂̀𝐧 𝐧𝐚̆𝐦 2024, 𝐬𝐮̛ 𝟐𝐮𝐚𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ “𝐓𝐢𝐞̂́𝐧 𝐬𝐢̃ 𝐛𝐚𝐧 đ𝐞̂𝐦” 𝐜𝐮̉𝐚 Đ𝐚̣𝐢 𝐡𝐨̣𝐜 𝐋𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐓𝐡𝐮̉ đ𝐨̂ đ𝐚̃ 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐥𝐚̣̂𝐭 đ𝐚̣̂𝐭. 𝐍𝐠𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧 𝐬𝐮̛ 𝟐𝐮𝐚𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ “𝐁𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐜𝐚̂́𝐩 𝟑 𝐛𝐚𝐧 đ𝐞̂𝐦” 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧, 𝐛𝐚́𝐨 𝐜𝐡𝐢́ 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐨̣̂𝐧𝐠 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐦𝐚̣𝐧𝐠 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢 đ𝐚̃ 𝐫𝐮́𝐧𝐠 đ𝐨̣̂𝐧𝐠, 𝐛𝐨̛̉𝐢 𝐬𝐮̛ 𝟐𝐮𝐚𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐧𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐩 đ𝐚̂̀𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 đ𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đ𝐚̣𝐢.
Đây là ca “tham nhũng học thuật” điển hình.
Gọi là sư 2uang nhưng tên thật của sư là Vê Tê Vê, sư trẻ trung và đẹp trai, oánh võ trên youtube choanh choách, sáng tác âm nhạc, thường xuyên biểu diễn đàn và hát trước các mĩ nữ xinh đẹp, ngày ngày sư lên giảng Pháp về cúng dường tính bằng tiền tỉ, vừa giảng đạo lí vừa ti hí nhìn đàn bà. Không ít “cô bé lọ lem” của giới tinh hoa nghệ thuật đã phải lòng sư 2uang. Nhưng chưa dừng lại ở đó, khi fan hâm mộ lên tới hàng triệu hàng triệu, thì sư ôm mộng phú gia địch quốc, dệt nên mơ ước lập bang gọi hội.
Và thảm hoạ cũng từ đó bắt đầu.
Vào tháng 7 cô hồn năm nay, giới truyền thông tiết lộ rằng, sư 2uang mới chỉ có bằng thành chung, tức là “Bằng cấp 2 ban ngày”. Đến năm 1989, sư 2uang lấy được cái dipnoma bổ túc, tức là “Bằng cấp 3 ban đêm”. Tiếp theo, từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2022, sư 2uang hoàn thành xuất sắc 3 tấm bằng danh giá, gồm “Cử nhân Luật ban đêm” và “Thạc sĩ Luật ban đêm” cùng với “Tiến sĩ Luật ban đêm”.
4 năm sư 2uang làm 3 cái bằng ban đêm.
Việc học của sư 2uang giống như một siêu động cơ, nó kích hoạt nút “bằng cấp học thuật” của người Việt, cả xã hội đã vô cùng sốc. Điều buồn cười là, dù có đến bằng “Tiến sĩ Luật ban đêm” vô cùng danh giá, nhưng Sở GD Sài Gòn lại chưa tìm thấy dấu vết nào sư 2uang đã từng học cấp 3, dù chỉ là ban đêm.
Bằng cách nào để một Thượng toạ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sư trụ trì một ngôi chùa nổi tiếng, ngoài công việc ngày ngày đi giảng Pháp trên chùa và trên mạng xã hội cho hàng triệu Phật tử, vậy mà hằng đêm sư 2uang vẫn di chuyển hơn 1800 km từ Vũng Tàu ra tận Hà Nội để học từ Cử nhân lên Tiến sĩ Luật khoa.
Tất nhiên mọi bằng cấp của sư 2uang chỉ là “ban đêm”.
Cái xuất sắc nhất của sư 2uang không phải là bốn năm học 3 cái “bằng ban đêm” danh giá, mà là từ ông giáo sư hiệu trưởng, bà giáo sư hiệu phó, ông giáo sư hướng dẫn, cho đến các giáo sư tiến sĩ trực tiếp dạy sư 2uang, tất cả đều phải cúi rạp đập đầu trước Vê Tê Vê, tôn làm “sư phò”.
Công bằng mà nói, sư 2uang múa võ rất dẻo, tay đàn mồm hát nhưng mắt lếc rất tình, khả năng thuyết giảng thì cực kì trơn tru đến con kiến trong lỗ cũng phải chui ra. Chẳng thế mà nhà nhà vác tiền tỉ đến chùa sư 2uang trụ trì để cúng dường. So với cái đám giáo sư tiến sĩ “học giả ban ngày” thì sư 2uang bỏ xa mọi mặt, ít nhất là về khoản thuyết pháp thỉnh thoảng sư 2uang bắn mấy từ tiếng Anh chiu chíu, nhiều bà nhiều chị ngồi dưới nghe sướng rung phao câu.
Sư 2uang là điển hình của “tham nhũng bằng cấp”.
Thực tế ở VN ai cũng biết, trong các cơ quan nhà nước, không thiếu bằng đại học, bằng thạc sĩ và tiến sĩ cả “ban đêm” lẫn “ban ngày”, trắng đen lẫn lộn. Đặc biệt các quan chức, họ dựa vào quyền lực của mình để tráng men trình độ học vấn của họ. Càng ngày, các quan chức càng đổ xô đi “học tiến sĩ”, và những lãnh đạo cấp tỉnh, cấp thành phố, giám đốc sở, quận trưởng, nhiều người có bằng “tiến sĩ ban đêm” mà thực ra cái bằng ấy không liên quan gì đến công việc của họ. Trước đây, việc sử dụng quyền lực để tham nhũng chỉ giới hạn ở tiền bạc, địa vị và sắc đẹp. Nhưng bây giờ, nó đã mở rộng sang việc sử dụng quyền lực ở mọi lĩnh vực, ngay cả sư sãi, đặc biệt là sư nổi tiếng trên mạng xã hội, để tham nhũng bằng cấp, họ tìm cách đóng gói các dấu ấn kiến thức của trình độ học vấn cao, mang về dán nhãn các bằng danh giá như “Tiến sĩ ban đêm” của sư 2uang. Chỉ bằng cách này, tức là có cái “Bằng tiến sĩ ban đêm”, thì công đức thực sự của một người mới được coi là trọn vẹn, là vô lượng.
Về phần “tham nhũng học thuật”, do việc này gây ra thì pháp luật cũng không quan tâm, cùng lắm chỉ thu hồi “bằng cấp ban đêm” rồi xử phạt hành chính. Dù sao thì tham nhũng đã thâm nhập sâu và lan vào mọi lĩnh vực. Vậy chẳng có lí do gì mà các trường đại học, các học viện, kể cả những trường danh giá nhất lại phải đứng ngoài cuộc.
Chẳng biết thực hư ra sao, nhưng trên mạng xã hội lan truyền clip sư 2quang từng tiết lộ trong một lần giảng Pháp, khi nói về chuyện học lấy bằng cấp, đặc biệt là việc lấy “Bằng tiến sĩ ban đêm”, sư 2uang kể chưa bao giờ phải chịu đựng “bốn năm đại học, ba năm cao học, tám năm nghiên cứu sinh” vất vả, mà thay vào đó, sư 2uang thoải mái, vui vẻ chỉ cần đăng kí tham gia danh sách các ứng viên tiến sĩ của trường, sẽ được nhà trường cúng dường cho cái “Bằng tiến sĩ ban đêm”. Sư 2uang còn nhấn mạnh, rằng sư không cần phải tham gia các kì thi, không phải đến lớp đúng giờ hay đắm mình trong học tập, cũng không cần phải lo lắng về luận án tốt nghiệp. Sư quá bận rộn với những công việc lớn, như trụ trì chùa, giảng đạo Pháp, kêu gọi cúng dường, kêu gọi tiền làm từ thiện, nên không có thời gian thi cử, tham dự lớp học, đọc sách và viết báo. Khi sư tốt nghiệp, nhà trường làm lễ tuyên dương, lễ vinh danh, lễ tổng kết, hàng loạt các giáo sư tiến sĩ “học giả ban ngày” của nhà trường phải cúi rạp trước sư 2uang, họ gọi sư 2uang là “Thầy” viết hoa, họ run run lắp bắp phát biểu quá trình sư 2uang học ở trường, thì từng giờ từng phút bản thân họ và nhà trường đã học được những bài học vô cùng quý giá.
Có quá nhiều người hiểu biết, quá nhiều giáo sư tiến sĩ “học giả ban ngày” sẵn sàng giúp đỡ sư 2uang viết luận án tiến sĩ xuất sắc, luận án được coi là chưa từng có, ở cấp quốc tế.
Cuộc chiến chống tham nhũng mới chỉ bắt đầu.
Chống tham nhũng, có lẽ quan trọng nhất vẫn là tham nhũng học thuật, đó là những tấm bằng tốt nghiệp bẩn cả “ban ngày” lẫn “ban đêm”, bằng cách nào đó được làm sạch cẩn thận và tinh vi đến mức không ai thấy tì vết. Chống tham nhũng học thuật, tức là những cán bộ có bằng cấp bẩn sẽ hoàn toàn bị vạch trần, thông qua việc phát hiện trình độ học vấn bằng các biện pháp không phù hợp, những người này sẽ phải bị xử lí nghiêm khắc trước pháp luật. Vốn dĩ có trình độ học vấn cao là điều tốt, nhưng khi vào làm quan thì nó đã thay đổi, lí do là trình độ học vấn cao có thể mang lại lợi ích cho quan chức. Đầu tiên, nó có thể làm tăng giá trị của một người. Bởi vì một người có danh hiệu “nghiên cứu sinh”, “thạc sĩ” hoặc “tiến sĩ”, ở một mức độ nhất định, họ có thể sửa chữa xuất phát điểm thấp kém và hình dáng ban đầu xấu xí của họ, che đậy những sai sót về kiến thức. Tiếp theo, họ dùng bằng cấp làm biểu ngữ để dọa nạt mọi người. Một số người sẽ có được “kiến thức” ngay khi được thăng chức, rồi họ sẽ được thăng chức trở lại ngay khi có được “kiến thức”, cái vòng ấy cứ lặp đi lặp lại, từ “bằng cấp” đến quan chức dần được chuyển đổi thành tiền.
Có lẽ bây giờ chỉ lĩnh vực xe ôm hay shipper, là các bằng đại học, thạc sĩ và tiến sĩ là bằng thật, không cần thiết phải thanh tra, kiểm tra.
Để phát hiện học hàm giáo sư học vị tiến sĩ “tham nhũng” không khó!
Chỉ cần tra chỉ số H-index, thông thường giáo sư, tiến sĩ giỏi của thế giới có chỉ số H không thể dưới 30. Ở Thụy Điển, một giáo sư tiến sĩ có thời gian nghiên cứu khoa học từ 12 đến 15 năm. Để được coi là giáo sư có đóng góp thực sự, họ phải có khoảng 30 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế. H-index của họ phải dao động từ 12 đến 15.
Lấy ngành y làm ví dụ cho dễ hiểu.
Ở một số cơ sở y tế, có những giáo sư tiến sĩ hoặc chỉ giữ chức vụ lãnh đạo, hoặc công việc chính của họ là ngồi sau tấm biển có dòng chữ “khám chữa bệnh chọn giáo sư, tiến sĩ”. Rất nhiều “giáo sư, tiến sĩ” không đi giảng dạy hay nghiên cứu, cũng không “ngồi hội đồng”, mà được ghi danh thành dòng chữ kèm theo số tiền ngay trước mặt, để bệnh nhân nhìn vào khi rút ví.
Trong một hệ thống y tế chỉ chú trọng đến “hiệu quả”, chữ giáo sư, tiến sĩ cũng được định lượng ra tiền, thời gian để người thầy thuốc nhìn thấy bệnh nhân cũng được quy ra từng phút. Người bệnh chưa kịp nói xong, đơn thuốc đã được y tá in ra. Người bệnh cầm một cái đơn “siêu tốc” sẽ không dám uống thuốc ngay khi trở về nhà mà thường đi khám ở bệnh viện khác, với “giáo sư, tiến sĩ” khác. Điều này không chỉ kích thích làm tăng nhu cầu khám chữa bệnh mà còn gây ra tình trạng khan hiếm chất lượng y tế, gây lãng phí nguồn lực y tế bởi sự thiếu tin tưởng của người bệnh vào đội ngũ thầy thuốc.

Có thể trước đây, “tham nhũng bằng cấp” mới chỉ là hiện tượng chứ chưa thành phổ quát, nhưng sự việc sư 2uang học bốn năm rưỡi ba tấm bằng “ban đêm”, từ cử nhân đến tiến sĩ Luật, thì rất đáng để xã hội phải quan tâm, rằng đã đến lúc tất cả các ngành cần xem xét lại việc cấp bằng tiến sĩ và phong học hàm giáo sư.
Khi viết bài này, tôi cho rằng con đường học hàm học vị được lát bởi những danh xưng “giáo sư, tiến sĩ”, nếu đó là những cá nhân có năng lực và phẩm chất thực sự thì đường trở thành xa lộ, mang đến những thành tựu khoa học tuyệt vời. Ngược lại, chỉ toàn những tấm biển như trong ngành y chúng tôi là “khám chữa bệnh chọn giáo sư, tiến sĩ”, thì đó chỉ là con đường mòn với những bước di chuyển run rẩy của một nền khoa học bệnh hoạn.
Và trên con đường học hàm học vị đó, mỗi người mang danh xưng “giáo sư, tiến sĩ” phải tự biết chạy theo kiến thức, bởi không bao giờ kiến thức chạy theo họ. Nếu còn những người không có kiến thức tương xứng học hàm, học vị, chúng ta còn lí do để loại bỏ “tham nhũng bằng cấp”./.